Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 25

-Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Hộp thư mật.

H: Người liên lạc trong hộp thư mật khéo léo như thế nào?

H: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa ntn đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc?

-GV nhận xét, cho điểm.

 Dù ai đi ngược về xuôi

 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

Câu ca giao là sự khẳng định tình cảm của toàn dân hướng về tổ tiên.

 Bài văn Phong cảnh đền Hùng hôm nay chúng ta học sẽ giới thiệu với các em về cảnh đẹp của đền Hùng-nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện tập MT: Tìm được những từ ngữ thay thế và nêu tác dụng của việc thay thế. Biết tìm những từ ngữ tương đương để thay thế những tữ ngữ lặp lại. ĐD: VBT Tiếng Việt Bút dạ + giấy khổ to. PP: Động não, thảo luận,thực hành. a)Bài tập 1: -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, đánh số thứ tự các câu. GV phát phiếu đã ghi sẵn nội dung BT cho 2 HS làm. -Lớp nhận xét.GV chốt lại kết quả đúng. H: Việc thay thế từ ngữ trên có tác dụng gì? HS trả lời GV: Việc thay thế các từ ngữ trong đoạn văn có tác dụng liên kết câu. Bài 2: Một HS đọc yêu cầu của BT2 -Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, làm bài cá nhân> GV phát bút dạ và giấy khổ to đã ghi sẵn đoạn văn cho 2 HS làm. -Nhiều HS đọc kết quả bài làm. Lớp nhận xét. -2 HS làm bài trên giấy dán lên bảng lớp, trình bày. GV nhận xét nhanh, chấm diểm cho những em làm bài tốt. Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học. Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2008 Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật. Các hoạt động Cách tiến hành Kiểm tra bài cũ: (1p) -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. -GV nhận xét. Bài mới: Giới thiệu bài:(1p) GV nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động 1: (22p) Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 MT: Biết dựa vào truyện Thái sư Trần Thủ Độ, các em biết viết tiếp các lời đối thoại gợi ý để hoàn chỉnh đoạn đối thoại trong SGK. ĐD: Tranh minh hoạ phần đầu truyện. Bút dạ + giấy khổ lớn. PP: Quan sát, động não, thực hành. -Một HS đọc nội dung BT1, cả lớp đọc thầm đoạn trích của truyện Thái sư Trần Thủ Độ. -Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2: + HS1 đọc yêu cầu của BT2, tên màn kịch và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian. + HS2 đọc gợi ý về lời đối thoại. + HS3 đọc đoạn đối thoại. -Cả lớp đọc thầm lại nội dung BT2. -GV nhắc: + SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại, đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phú nông. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp lời đối thoại cho hoàn chỉnh. + Khi viết chú ý thể hiện tính cách của 2 nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ và phú nông. -Một HS đọc to, rõ 7 gợi ý về lời đối thoại. -HS hình thành nhóm 4 trao đổi, viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch. -GV phát giấy A4 cho các nhóm làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm bài. -Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lí nhất, hay nhất. Hoạt động 2: (15p) Hướng dẫn HS làm bài tập 2 MT: Biết phân vai đọc lại màn kịch hoặc diễn thử màn kịch. ĐD: Một số dụng cụ để HS diễn kịch. PP: Thuyết trình, đóng kịch. -Một HS đọc yêu cầu của BT2, cả lớp đọc thầm. -GV giao việc: Các em có thể chọn đọc phân vai hoặc diễn kịch. + Nếu đọc phân vai (4 em sắm 4 vai: người dẫn chuyện, Trần Thủ Độ, lính và phú nông) + Nếu diễn kịch (người dẫn chuyện làm nhiệm vụ nhắc lời cho các bạn và giới thiệu tên màn kịch, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện; Trần Thủ Độ, phú nông và 3 tên lính) -HS làm việc. -Từng nhóm tiếp nối nhau đọc phân vai hoặc diễn màn kịch -Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất hoặc diễn tốt nhất. Củng cố, dặn dò: (3p) -GV nhận xét tiết học. Khen những nhóm HS viết lời đối thoại hay. Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở. Toán: Luyện tập . Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) GV chấm điểm ở VBT GV nhận xét + ghi điểm Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học Bài mới: Hoạt động 1: (8p) Hướng dẫn HS làm bài tập1 MT: Củng cố lại mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. ĐD: Bảng nhóm. PP: Động não, thực hành. -Một HS đọc đề bài toán. GV yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây. -HS làm bài vào vở. 2 HS làm bài vào bảng nhóm: Mỗi em làm bài a, một em làm bài b. -HS làm bài trên bảng nhóm trình bày. Lớp nhận xét bài làm của bạn. HS dưới lớp trao đổi vở cho nhau để kiểm tra. -GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. -Gọi 2 HS đọc lại kết quả đúng đã được GV chữa: a)12 ngày = 288 giờ b)1,6 giờ = 96 phút 3,4 ngày = 81,6 giờ 2 giờ 15 phút = 135 phút 4 ngày 12 giờ = 108 giờ 2,5 phút = 150 giây giờ = 30 phút 4 phút 25 giây = 265 giây Hoạt động 2: (16p) Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3 MT: Củng cố lại kiến thức cộng trừ số đo thời gian. ĐD: Phiếu học tập ghi sẵn bài tập 2, 3 PP: Động não, thực hành -Một HS đọc đề bài toán. -GV yêu cầu HS nhắc lại cách cộng và trừ số đo thời gian (Chú ý: trường hợp cộng nếu giờ, phút, giây lớn hơn 60 thì đổi sang đơn vị lớn hơn liền kề. Còn trường hợp trừ nếu đơn vị thời gian ở SBT bé hơn số đo thời gian tương ứng ở ST thì cần chuyển 1 đơn vị lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn) -HS làm bài tập 2, 3 vào vở. GV phát phiếu đã ghi sẵn bài tập cho 2 HS làm. -HS trình bày kết quả, 2 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp. -Cả lớp nhận xét thống nhất kết quả đúng. -GV nhận xét bài làm của HS, khen những HS làm bài tốt. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập3 MT: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán thực tiễn. ĐD: Hình vẽ như sách giáo khoa. PP: Quan sát, động não, thực hành. -GV cho HS đọc đề bài toán và quan sát hình vẽ như SGK. -GV giới thiệu cho HS biết thêm về 2 nhân vật: + Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô nhà thám hiểm I-ta-li-a là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ vào năm 1492. + I-u-ri Ga-ga-rin người Nga là nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vào vũ trụ vào năm 1961. H: Bài toán yêu cầu các em tính gì? -HS thảo luận để nêu cách tính. -HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm. -Cả lớp nhận xét. -GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học. Về nhà làm bài vào VBT. Ôn lại bài để tiết sau kiểm tra. Hoạt động tập thể: Vượt lên số phận. Đạo đức: Thực hành giữa kì 2. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) H: Em nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam? Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? GV nhận xét, khen ngợi những HS đã nêu được những câu trả lời đúng. Hoạt động 1: (5p) Ôn lại những bài đã học. MT: HS nhớ và nhắc lại được các bài đạo đức đã học ở học kì 2. ĐD: Bảng nhóm. PP: Thảo luận, thuyết trình. -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Các em thảo luận để nhớ lại những bài đạo đức các em học trong học kì 2. GV phát bảng nhóm cho các nhóm. -Các nhóm HS thảo luận và ghi ra bảng tên các bài đạo đức đã học. -Đại diện các nhóm trình bày . -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. -GV kết luận và nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động 2: (8p) Liên hệ thực tế. MT: HS kể lại được những việc mình đã làm sau khi đã học các bài đạo đức. ĐD: Phiếu học tập. PP: Liên hệ, thảo luận. H: Những việc nào thể hiện tình yêu quê hương, tình yêu Tổ quốc? Những việc mình cần làm khi đến UBND xã (phường)? -GV cho HS nói cho nhau nghe với bạn cùng bàn những việc mình đã làm để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.Trao đổi với bạn mình cần bày tỏ với UBND thị trấn về các vấn đề liên quan đến trẻ em. -GV phát giấy cho vài HS viết những việc mình đã làm ra giấy. -Một số HS nói trước lớp. GV nhận xét, khen những HS có những việc làm thể hiện tình yêu quê hương, Tổ quốc; biết góp các ý kiến cho UBND xã về các vấ đề liên quan đến trẻ em.. Hoạt động 3:(20p) Liên hoan văn nghệ. MT: HS biết tìm những bài hát, múa, thơ có nội dung nói lên tình yêu quê hương, đất nước. ĐD: Trang phục. PP: -GV cho các tổ lần lượt lên biểu diễn những tiết mục văn nghệ mà tổ đã chuẩn bị. -GV cùng HS bình chọn những tiết mục hay, thể hiện được nội dung. Củng cố, dặn dò:(4p) GV nhận xét tiết học. Về nhà tìm hiểu và sưu tầm thêm về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Sưu tầm những tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những vùng có chiến tranh và các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Địa lí: Châu Phi. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -H:So sánh về diện tích và dân số châu Á với châu Âu Nêu hoạt động kinh tế của 2 châu lục.. GV nhận xét + Ghi điểm Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học Hoạt động 1: (14p) Vị trí địa lí, giới hạn. MT: Xác định trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi. Nêu được một số đặc điếm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi. ĐD: Bản đồ tự nhiên châu Phi. Quả địa cầu. PP: Quan sát, động não, thảo luận. Bước 1: -GV treo bản đồ Tự nhiên châu Phi lên bảng. -HS dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi của mục 1 trong SGK. bản đồ, HS dưới lớp nhận xét, đánh giá. Bước 2: -HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Phi. -GV chỉ trên quả địa cầu vị trí địa lí của châu Phi và nhấn mạnh để HS thấy rõ châu Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trongvùng giữa hai chí tuyến. -HS trả lời câu hỏi mục 2 trong SGK. GV kết luận: Châu Phi có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Hoạt động 2: (12p) Đặc điểm tự nhiên MT: Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với động vật, thực vật của châu Phi. ĐD: Tranh ở SGK phóng to (trong bộ đồ dùng) Lược đồ tự nhiên châu Phi. Sơ đồ thể hiện đặc điểm về mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên. PP: Quan sát, động não, thảo luận. Bước 1: GV treo ảnh và lược đồ châu Phi lên bảng. -HS dựa vào SGK, lược đồ và tranh ảnh để trả lời các câu hỏi: + Địa hình châu Phi có những đặc điểm gì? + Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao? -HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK Bước 2: -HS trình bày kết quả, mỗi nhóm trình bày một nội dung, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS chỉ bản đồ về các quang cảnh tự nhiên của châu Phi. Kết luận: Địa hình châu Phi tương đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới. Châu Phi có quang cảnh tự nhiên: rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất. -GV đưa ra sơ đồ và mô tả cảnh tự nhiên điển hình. Củng cố, dặn dò: (5p) -Cho HS thi gắn các bức ảnh vào vị trí của chúng trên bản đồ. GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTuan 25.doc