Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 21

Bài cũ: (5p) -Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng .

H: Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?

H: Từ câu chuyện, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước?

-GV nhận xét, cho điểm.

Bài mới: (1p)

Giới thiệu bài

 Trong lịch sử nước ta có rất nhiều danh nhân. Một trong những danh nhân đó là thám hoa Giang Văn Minh. Ông là người như thế nào? Ông sống vào giai đoạn nào trong lịch sử nước ta? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết về ông.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-GV nhận xét chung bề kết quả của lớp: +Ưu điểm: Một số em làm bài tốt; xác định đúng đề bài, bố cục hợp lí, trình bày đẹp, đúng chính tả, như: Nhật Ánh, Kiều Anh, Minh Nhật,... +Khuyết điểm: Một số em xác định đề bài chưa đúng( đề 3 sa vào kể chuyện) Còn sai lỗi chính tả (Phần lớn sai dấu hỏi ngã, tên riêng) Còn sai dùng từ, đặt câu. Ví dụ: * Điệu nhảy tràn đầy quyến luyến. * Những câu hát đầy thể loại trữ tình. Phần kết của đề 3 phần lớn nói lên tác dụng của truyện . b)GV thông báo số điểm cụ thể Hoạt động 2: (20p) Hướng dẫn HS chữa bài MT: Biết tham gia sữa lỗi chung và tự sữa lỗi; viết lại được một bài văn cho hay hơn. ĐD: Bảng phụ ghi một số lỗi HS mắc phải. PP: Động não, thảo luận, thực hành. a) Hướng dẫn HS sửa lỗi chung -GV đưa bảng phụ đã viết sẵn các loạt lỗi HS mắc phải. -GV trả bài cho HS. -Lần lượt 1 số HS lên chữa từng lỗi trên bảng, HS còn lại tự chữa vào nháp. Lớp nhận xét phần chữa lỗi trên bảng. -GV nhận xét và chữa lại những lỗi HS viết sai trên bảng bằng phấn màu. b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài -Cho HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi. -GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn , bài văn hay -GV đọc những đoạn văn hay, bài văn hay; HS lắng nghe và trao đổi về cái hay, cái đẹp của đoạn văn, bài văn. d) Cho HS chọn viết lại 1 đoạn văn trong bài của mình cho hay hơn. -HS tự chọn viết lại 1 đoạn trong bài mình để viết hay hơn. -1 số HS đọc đoạn văn mình viết. GV chấm, nhận xét, khen những HS viết lại tốt. Củng cố, dặn dò: (3p) -GV nhận xét tiết học;biểu dương những HS làm bài tốt. - Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn. Toán: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) GV chấm điểm ở VBT H: Nêu nhận xét về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Nêu các kích thước của hình hộp chữ nhật. GV nhận xét + ghi điểm Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học Bài mới: Hoạt động 1: (15p) Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xq và diện tích tp của hình hộp chữ nhật MT: HS có biểu tượng về tính diện tích xq và diện tích tp của hình hộp chữ nhật. ĐD: Hình hộp chữ nhật,hai bảng phụ vẽ các hình đã triển khai. PP: Quan sát, hỏi đáp. -HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh. GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trong SGK. Vài HS nhắc lại. -GV nêu đề bài toán(ví dụ). GV cho HS xác định chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật. - HS thảo luận,nêu hướng giải bài toán. GV nhận xét, kết luận. -Gv mở hhcn, HS nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hhcn. H: Muốn tính diện tích xung quanh ta làm như thế nào? (Muốn tính diện tích xung quanh của hhcn ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao(cùng một đơn vị đo) ) -HS giải bài toán cụ thể. GV nhận xét, kết luận. -Vài HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xq của hhcn * GV nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hhcn. Hoạt động 2: (16p) Thực hành MT: Tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xq và diện tích toàn phần của hhcn. Vận dụng quy tắc để làm bài tập ĐD: SGK PP: Động não, thực hành Bài 1: HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hhcn. - GV yêu cầu HS tự làm bài tập, đổi bài làm cho nhau để kiểm tra và tự nhận xét. -GV yêu cầu 1 số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán. Bài 2: GV yêu cầu HS thảo luận cùg bạn để nêu hướng giải bài toán. HS nêu, lớp nhận xét. -HS tự làm bài vào vở, 1 em trình bày bài trên bảng nhóm. HS nhận xét bài làm của bạn. -GV đánh giá bài làm của HS và nêu lời giải bài toán. Diện tích xung quanh của thùng tôn là: (6+4) x 2 x 9 = 180(dm2 ) Diện tích đáy của thùng tôn là: 6 x 4 = 24(dm2 ) Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là: 180 + 24 = 204 (dm2 ) Củng cố, dặn dò: -HS nhắc lại cách tính diện tích xq và tp của hhcn -GV nhận xét tiết học, dặn về nhà ôn lại bài, làm bài ở VBT. Hoạt động tập thể: Sinh hoạt Đội Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (7p) Đánh giá kết quả hoạt động MT: Các đội viên nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần. ĐD: Bảng theo giỏi, đánh giá. -Chi đội trưởng lên đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua. -Nêu được những việc Chi đội đã làm được theo kế hoạch và những việc gì mà Chi đội đã chưa làm được theo kế hoạch đã đề ra. Hoạt động 2: (8p) Thảo luận, rút kinh nghiệm Mục tiêu: Rèn ý thức phê và tự phê của HS PP: Hoạt động cả lớp -HS thảo luận, phát phát biểu ý kiến cho bản đánh giá của Chi đội trưởng. -HS bình chọn Đội viên xuất sắc nhất. -GV nhận xét, đánh giá: Chúng ta đã bước sang Tuần thứ 2 của Học kì 2. Trong đợt thi Học kì 1 vừa rồi, chất lượng chưa được cao, vẫn còn có một số em dưới điểm. Các em cần phải cố gắng nhiều trong thời gian tới. -GV sơ kết lớp: Đọc số HS giỏi, HS khá, HS trung bình, HS yếu. Hoạt động 3: (7p) Phương hướng MT: Đề ra phương hướng tuần tới. PP: Đàm thoại, thảo luận. -GV đề ra kế hoạch tuần tới: Tiếp tục thi đua học tập để chào mừng xuân mới. Mỗi Đội viên cần có ý thức học tốt hơn trong Học kì 2. -HS thảo luận, phát biểu ý kiến để đóng góp cho phương hướng tuần tới hoàn thiện hơn. Tổng kết: (10p) Vài HS nhắc lại phương hướng tuần tới HS sinh hoạt văn nghệ GV nhận xét chung Đạo đức: Uỷ ban nhân dân xã (phường) em. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) H: Em đã làm những gì để bày tỏ tình yêu quê hương? HS trả lời. GV nhận xét, khen ngợi những HS đã có những việc làm thể hiện tình yêu quê hương. Hoạt động 1: (10p) Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường MT: HS biết một số công việc của UBND xã (phường) và bước đầu biết tầm quan trọng của UBND xã (phường) ĐD: Tranh trong ảnh phóng to. PP: Quan sát, thảo luận, thuyết trình. -GV mời 1 - 2 HS đọc truyện trong SGK. -HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi sau: + Bố Nga đến UBND phường để làm gì? + UBND phường làm các công việc gì? + UBND xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với UBND? -Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: UBND xã (phường) giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban hoàn thành công việc. Hoạt động 2: (8p) Làm bài tập 1, SGK MT: HS biết một số việc làm của UBND xã (phường) ĐD: SGK PP: Thảo luận -GV cho HS thảo luận nhóm 4, yêu cầu các nhóm thảo luận để biết những việc làm của UBND xã (phường) -HS thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. Cả lớp trao đổi, bổ sung. -GV kết luận: UBND xã (phường) làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i. Hoạt động 3: (8p) Làm bài tập 3, SGK MT: HS nhận biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường) ĐD: VBT PP: Động não -GV giao nhiệm vụ: Đọc bài tập 3 trong SGK, suy nghĩ để xem hành vi nào là đúng. -HS làm bài vào VBT. -GV gọi một số HS lên trình bày ý kiến. -GV kết luận: - (b), (c) là hành vi, việc làm đúng. - (a) là hành vi không nên làm. Hoạt động nối tiếp: (4p) MT: Dặn dò, chuẩn bị bài sau -GV dặn dò HS tìm hiểu về UBND xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã (phường) tổ chức. -GV nhận xét tiết học. -Thực hiên đầy đủ việc cô giáo đề ra. Địa lí: Các nước láng giềng của Việt nam. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: MT: Ôn lại kiến thức cũ -GV yêu cầu HS nêu các châu lục và đại dương tiếp giáp châu Á -Nêu đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế củ người dân châu Á. -GV nhận xét ghi điểm Bài mới: Hoạt động 1: (10p) Giới thiệu Cam-pu-chia MT: Nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, tên thủ đô và hoạt động kinh tế chính. ĐD: Bản đồ các nước châu Á, tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế của Cam-pu-chia. PP: Quan sát, động não, thảo luận. Bước 1:GV yêu cầu từng HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18, nhận xét Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á, giáp những nước nào? -HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 2: GV gợi ý HS kẻ bảng ghi kết quả đã tìm hiểu: Cam-pu-chia thuộc khu vực Đông Nam Á; giáp Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan; địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng; các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, làm đường thốt nốt, đánh bắt cá. Thủ đô là Phnôm- Pênh Bước 3: HS trao đổi với bạn về kết quả làm việc cá nhân. GV kết luận: Hoạt động 2: (10p) Tìm hiểu về đất nước Lào MT: Nêu được vị trí của Lào, tên thủ đô và hoạt động kinh tế chính. ĐD: Bản đồ các nước châu Á, tranh ảnh về hoạt động kinh tế, cảnh đẹp của Lào. PP: Quan sát, động não, thảo luận GV yêu cầu HS làm việc như bước 3 của hoạt động 1,sau đó hoàn thành bảng theo gợi ý: Nước Vị trí địa lí Địa hình chính SP chính Cam-pu-chia Lào GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh trong SGK và nhận xét về công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam-pu-chia, Lào. GV giải thích cho HS biết ở nước này nhiều người theo đạo Phật, trên khắp đất nước có nhiều chùa. GV kết luận Hoạt động 3: (10p) Giới thiệu về đất nước Trug Quốc MT: Biết được vị trí địa lí và tên thủ đô, TQ là một nước đông dân nhất thế giới, có nền kinh tế đang pt mạnh,... ĐD: Bản đồ các nước châu Á, tranh ảnh về dân cư, hoạt động kt của Trung Quốc. Bước 1: HS quan sát hình 5 ở bài 18 và gợi ý trong SGK, và trao đổi với bạn trong nhóm để rút ra nhận xét về: vị trí địa lí, diện tích, dân số,.... Bước 2: Đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp. Bước 3: GV bổ sung thêm về diện tích và dân số của TQ Bước 4: GV cho HS quan sát H3 và hỏi HS nào biết về Vạn lí Trường Thành. GV giới thiệu: Đó là 1 di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng của TQ nhằm bảo vệ đất nước. Bước 5: GV cung cấp thông tin về một số ngành sản xuất nổi tiếng từ xưa và hiện nay có nền kinh tế pt mạnh. GV kết luận Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. -Về nhà ôn lại bài, nhớ được tên các nước khu vực ĐNÁ

File đính kèm:

  • docTuan 21.doc