Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (5p) -Kiểm tra 2nhóm HS đọc phân vai trích đoạn kịch(Phần 2)
H: Anh Lê, anh Thành đều yêu nước nhưng họ khác nhau như thế nào?
H: Người công dân số 1 là ai? Tại sao lại gọi như vậy?
-GV nhận xét, cho điểm.
Bài mới: (1p)
Giới thiệu bài
ĐD: Tranh minh hoạ SGK. Người có công lớn lập nên nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Nguyên lại chính là người giữ nghiêm phép nước.Người đó là ai? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó. GV cho HS quan sát tranh.
Hoạt động 1: (11p)
Luyện đọc
MT: Đọc lưu loát diễn cảm bài văn.Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện: thái sư, câu đương, hiệu, quân hiệu.
ĐD: SGK.
PP: Đọc cá nhân, nhóm. -1HS giỏi đọc diễn cảm bài văn.
-GV chia bài thành 3 đoạn.GV hướng dẫn HS giọng đọc của mỗi đoạn.
-HS tiếp nối nhau đọc theo đoạn: 2 lượt.
Trong quá trình HS đọc, GV cho HS nhận xét bạn đọc, phát hiện từ sai để luyện đọc cho HS kết hợp cho HS tìm hiểu một số tờ khó trong bài ở phần chú giải.
-HS luyện đọc theo nhóm 3.
-HS đọc đoạn văn + lớp nhận xét.
-GV nhận xét + khen những HS đọc tốt.
20 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần học 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ bài tập, cả lớp đọc thầm
-GV giao nhiệm vụ:
a) Nêu được mục đích của buổi liên hoan văn nghệ.
b) Nêu được những việc cần làm và sự phân công của lớp trưởng.
c) Thuật lại diễn biến của buổi liên hoan
-Cho HS làm bài.
-GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi:
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
GV đưa bảng phụ đã ghi kết quả đúng lên, vài học sinh đọc lại kết quả đúng.
-GV hỏi: Chương trình hoạt động gồm có mấy phần?
GV nói: Để đạt kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẫu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể, chắc lớp trưởng Thuỷ Minh đã cùng các bạn lập một Chương trình hoạt động rất cụ thể, khoa học, hợp lí, huy động được khả năng của mọi người.Chúng ta sẽ lập lại Chương trình hoạt động đó ở bài tập 2.
Hoạt động 2: (18p)
Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
MT: Biết lập chương trình hoạt động cho một buổi sinh hoạt, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
ĐD: Bút dạ + 1 số tờ giấy khổ to cho HS làm bài.
PP: Động não, thảo luận, thực hành.
-Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập + đọc gợi ý.
-Cả lớp đọc thầm.
-GV giao việc: Em đống vai lớp trưởng, lập một chương trình hoạt động của lớp để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
-Cho HS làm bài theo nhóm. GV phát giấy khổ to + bút dạ cho các nhóm.
-Đại diện các nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày, lớp nhận xét.
-GV nhận xét + bình chọn nhóm làm tốt, trình bày bài làm sạch, đẹp.
Củng cố, dặn dò: (3p)
-H: Theo em lập chương trình hoạt động có lợi ích gì?
-HS phát biểu
-GV chốt: Lập chương trình hoạt động rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
-GV nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài TLV tiết sau.
Toán: Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Các hoạt động
Cách tiến hành
Bài cũ: (5p)
GV chấm điểm ở VBT
Vài HS nhắc lại công thức tính chu vi và diện tích hình tròn
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
-Cho HS nhắc lại các biểu đồ các em đã được học
-GV: Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em biểu đồ mới: Biểu đồ hình quạt.
Bài mới:
Hoạt động 1: (8p)
Giới thiệu ví dụ 1
MT: Bước đầu giúp các em làm quen với biểu đồ hình quạt; Biết cách “đọc” biểu đồ
ĐD: Hình trong SGK phóng to
PP: Quan sát, hỏi đáp.
-GV treo biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1, rồi nhận xét các đặc điểm của biểu đồ như:
+ Biểu đồ có dạng hình tròn, được chia thành nhiều phần.
+ Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
-GV hướng dẫn HS “đọc” các biểu đồ:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại?
+ Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
-HS trả lời, GV nhận xét , bổ sung.
Hoạt động 2: (8p)
Giới thiệu ví dụ 2
MT: Biết “đọc”, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
ĐD: Phóng to biểu đồ hình quạt ở ví dụ 2
PP: Quan sát, động não, hỏi đáp
-GV dán lên bảng biểu đồ hình quạt ở ví dụ 2 đã phóng to.
-GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi:
+Biểu đồ nói về điều gì?
+Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia Bơi?
+Tổng số phần trăm HS cả lố là bao nhiêu?
+Tính số HS tham gia Bơi.
-Vài HS đọc biểu đồ ở ví dụ 2 như đã hướng dẫn ở trên.
-HS tính số HS tham gia Bơi
GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 3: (15p)
Thực hành
MT: Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
ĐD: Hình minh hoạ trong SGK.
PP: Động não, thực hành
a) Bài 1: Một HS đọc đề bài toán 1
-GV hướng dẫn HS:
+ Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm thích màu xanh.(Số HS thích màu xanh chiếm 40%)
+Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số cả lớp là 40.
Nếu HS lúng túng, GV gợi ý: Tính số HS thích màu xanh có nghĩa các em tính 40% của 40 HS.
-HS làm tương tự với các câu còn lại.
b) Bài 2: Một HS đọc đề bài toán, GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Căn cứ các dấu hiệu quy ước, hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi, số HS khá, số HS trung bình.
+ Yêu cầu HS đọc tỉ số phần trăm của số HS giỏi, số HS khá, số HS trung bình.
Củng cố, dặn dò: (2p)
GV nhận xét tiết học
Về nhà ôn lại Cách tính diện tích của một hình.
Hoạt động tập thể: Sinh hoạt Đội
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1: (7p)
Đánh giá kết quả hoạt động
MT: Các đội viên nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần.
ĐD: Bảng theo giỏi, đánh giá.
-Chi đội trưởng lên đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Nêu được những việc Chi đội đã làm được theo kế hoạch và những việc gì mà Chi đội đã chưa làm được theo kế hoạch đã đề ra.
Hoạt động 2: (8p)
Thảo luận, rút kinh nghiệm
Mục tiêu: Rèn ý thức phê và tự phê của HS
PP: Hoạt động cả lớp
-HS thảo luận, phát phát biểu ý kiến cho bản đánh giá của Chi đội trưởng.
-HS bình chọn Đội viên xuất sắc nhất.
-GV nhận xét, đánh giá: Chúng ta đã bước sang Tuần thứ 2 của Học kì 2. Trong đợt thi Học kì 1 vừa rồi, chất lượng chưa được cao, vẫn còn có một số em dưới điểm.
Các em cần phải cố gắng nhiều trong thời gian tới.
-GV sơ kết lớp: Đọc số HS giỏi, HS khá, HS trung bình, HS yếu.
Hoạt động 3: (7p)
Phương hướng
MT: Đề ra phương hướng tuần tới.
PP: Đàm thoại, thảo luận.
-GV đề ra kế hoạch tuần tới: Tiếp tục thi đua học tập để chào mừng xuân mới. Mỗi Đội viên cần có ý thức học tốt hơn trong Học kì 2.
-HS thảo luận, phát biểu ý kiến để đóng góp cho phương hướng tuần tới hoàn thiện hơn.
Tổng kết: (10p)
Vài HS nhắc lại phương hướng tuần tới
HS sinh hoạt văn nghệ
GV nhận xét chung
Đạo đức: Em yêu quê hương
Các hoạt động
Cách tiến hành
Bài cũ: (5p)
H: Em đã làm những gì để bày tỏ tình yêu quê hương?
HS trả lời.
GV nhận xét, khen ngợi những HS đã có những việc làm thể hiện tình yêu quê hương.
Hoạt động 1: (10p)
Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK)
MT: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương
ĐD: Tranh ảnh các nhóm chuẩn bị; Giấy A0 để HS dán sản phẩm
PP: Quan sát, thảo luận
-GV hướng dẫn các nhóm HS trưng bày và giới thiệu tranh
-HS trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
-HS cả lớpem tranh và trao đổi, bình luận.
-GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương
Hoạt động 2: (8p)
Bày tỏ thái độ
MT: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
ĐD: Thẻ màu
PP: Thảo luận
-GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2, SGK.
-HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
-GV mời một số HS giải thích lí do. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: Tán thành với những ý kiến (a), (d) ; không tán thành với các ý kiến (b), (c).
Hoạt động 3: (8p)
Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK)
MT: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương.
PP: Thảo luận
-GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận để xử lí các tình huống của bài tập 3.
-Các nhóm HS làm việc.
-Theo từng tình huống, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận:
+ Tình huống (a): Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các nhóm giữ gìn sách,...
+ Tình huống (b): Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.
Hoạt động 4: (8p)
Trình bày kết quả sưu tầm
MT: Củng cố bài
-HS trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của quê hương và các bài thơ, bài hát, điệu múa,...đã chuẩn bị.
-Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát,...
-GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
Địa lí: Châu Á (tiếp)
Các hoạt động
Cách tiến hành
Bài cũ:
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-GV yêu cầu HS nêu các châu lục và đại dương tiếp giáp châu Á
-So sánh diện tích châu Á so với các châu lục khác.
-GV nhận xét ghi điểm
Bài mới:
Hoạt động 1: (10p)
Cư dân châu Á
MT: Nêu được đặc điểm về dân cư (số dân, màu da)
ĐD: Bảng số liệu về dân số các châu; Một số tranh ảnh về người dân châu Á
PP: Quan sát, động não, thảo luận.
Bước 1:HS làm việc với bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17,so sánh dân số Châu Á với dân số các châu lục khác để nhận biết châu Á có dân số đông nhất thế giới, gấp nhiều lần dân cư các châu lục khác.
GV nhấn mạnh về sốdân rất đông của châu Á, về sự cần thiết phải giảm mức độ gia tăng dân số để cải thiện chất lượng sống của người dân.
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc ở mục 3 và nêu nhận xét về màu da của người dân châu Á.
-HS quan hình 4, nêu nhận xét về màu da và trang phục.
GV: Người dân sống ở khu vực khác nhau có màu da, trang phục khác nhau.
Bước 3: GV bổ sung thêm về màu da: Do khí hậu. GV khẳng định: Dù có màu da khác nhau, nhưng mọi người đều có quyền sống, học tập và lao động như nhau.
Kết luận:Châu Á có số dân đông nhất thế giới.Phần lớn dân cư châu Á là da vàng và sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ.
Hoạt động 2: (10p)
Hoạt động kinh tế
MT: Nêu được tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á; Nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á.
ĐD: -Bản đồ tự nhiên châu Á
PP: Quan sát, thảo luận
Bước 1: HS quan sát hình 5 và đọc bảng chú giải để nhận biết các hoạt động sản xuất khác nhau của châu Á.
Bước 2: GV lần lượt cho HS nêu một số ngành sản xuất.
Bước3: HS làm việc theo nhóm nhỏ với hình5, tìm kí hiệu về các hoạt động sản xuất trên lược đồ và rút ra nhận xét sự phân bố của chúngở 1 số khu vực, quốc gia châu Á
Bước 4: Các nhóm nêu, GV bổ sung để hs biết thêm hoạt động sản xuất khác.
GV kết luận
Hoạt động 3: (10p)
Khu vực Đông Nam Á
MT: Biết được khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm và nền kinh tấ khu vực.
ĐD: Bản đồ các nước châu Á
Bước 1: GV cho HS quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18. GV xác định lại vị trí địa lí khu vực ĐNÁ, đọc tên 11 quốc gia trong khu vực.
Bước 2: GV cùng HS quan sát hình 3 ở bài 17 để nhận xét địa hình.
Bước 3: GV yêu cầu HS liên hệ với hoạt động sản xuất và các sản phẩm CN, NN của VN để từ đó thấy được các ngành sản xuất của các nước khác.
Củng cố, dặn dò: (2p)
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại bài, nhớ được tên các nước khu vực ĐNÁ
File đính kèm:
- Tuần 20.doc