$ 9 : Một chuyên gia máy xúc
I/ Mục tiêu.
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , đằm thắm thể hiện cảm súc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể truyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
- Hiểu diễn biến của câu truyện và ý nghĩa của bài: Tìmh cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II/ Các hoạt động dạy – học.
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất trả lời câu hỏi về ND bài đọc.
2- Dạy bài mới.
2.1. GV giới thiệu tranh, ảnh những công trình xây dựng lớn của ta với sự gúp đỡ, tài trợ của nước bạn.
-GV: Trong sự nghệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tận tình của bè bạn năm châu: Bài Một chuyên gia máy xúc thể hiện phần nàotình cảm hữu nghị , tương thân tương ái của bè bạn nước ngoài (ở đây là chuyên gia Liên Xô) với nhân dân Việt Nam.( HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa).
31 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 5 năm 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
. -Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
- Thuộc Biển Đông.
- Phía đông và phía tây nam.
-HS thảo luận nhóm 2 theo nội dung phiếu
-Đại diện một số nhóm trình bày.
*Trả lời: Vai trò của biển:
-Biển điều hoà khí hậu.
-Biển là nguồn tài nguyên lớn,cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá
-Biển là đường giao thông quan trọng.
-Ven biển có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp.
-HS đọc phần ghi nhớ.
Tiết 5: Âm nhạc:
$5: Ôn tập bài hát:
Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
Tập đọc nhạc: TĐN số 2
I/ Mục tiêu:
-HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sấc thái của bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
-HS thể hiện đúng độ cao và trường độ bài TĐN số 2. Tập đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách.
II/ Chuẩn bị :
-Bài TĐN số 2.
-SGK âm nhạc lớp 5.
-Nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động dạy- học :
1.Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới:
2.1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
-GV hướng dẫn HS ôn lời 1 của bài hát. Cán sự âm nhạc hướng dẫn cả lớp ôn lời 2.
-Chia lớp thành các nhóm tập luyện hát đối đáp:
*Đoạn a ( Lời 1 )
-Nhóm 1: Hãy xua tan tối ( ngân 2,3 )
-Nhóm 2: Để bầu trời xanh ( ngân 2,3 )
-Nhóm 3: Hãy bay lên trắng( ngân 2,3 )
-Nhóm 4: Cho bầy em xanh( ngân 2,3 )
*Đoạn b: Tất cả cùng hát.
2.2/ HĐ 2: Học bài TĐN số 2:
-GV hướng dẫn HS tập nói tên nốt nhạc: Đô đen, Đô đen, Đô đen, Mi trắng, Son đen
- GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu.
-Luyện tập độ cao : đọc thang âm Đô, Rê, Mi, Son, La theo chiều đi lên và đi xuống.
-Tập đọc nhạc từng câu.
-Tập đọc nhạc cả bài.
-Ghép lời ca.
- HS đọc nối tiếp cá nhân.
-Luyện tập cả lớp, nhóm, cá nhân.
-HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.
3/ Củng cố dặn dò:
- HS thực hiện lại một lần: Đọc nhạc, ghép lời và gõ phách bài: TĐN số 2.
-GV nhận xét chung tiết học.
Thứ sáu ngày 13 tháng 10 năm 2006
Tiết 1:Thể dục:
$10:Đội hình đội ngũ
Trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
I/ Mục tiêu:
-Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật đông tác ĐHĐN. Y/C động tác đúng kĩ thuật , đều, đẹp, đúng khẩu lệnh .
-Trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Y/C nhảy đúng ô quy định, đúng luật,hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II/ Địa điểm, phương tiện:
-Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập .
-Chuẩn bị một còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung:
Thời lượng:
Phương pháp:
1. Phần mở đầu :
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung , yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ , trang phục luyện tập .
-Chạy theo một hàng dọc quanh sân.
*Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản:
2.1 Đội hình đội ngũ:
-Ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng, điểm số,đi đều vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
-Cán sự điều khiển lớp tập 1 lần.
-Chia tổ tập luyện.
-Tập hợp cả lớp các tổ thi trình diễn.
*GV điều khiển lớp tập ôn lại 1 lần.
2.2 Chơi trò chơi: “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
_ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc:
- HS vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp .
- GV và HS cùng hệ thống bài.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao BTVN.
6-10 phút
1-2 p
1-2 p
2-3 p
18-22 phút
10-12 p
7-8 p
4-6 phút
1-2 p
1-2 p
1-2 p
ĐH nhận lớp:
* * * * * * * * *
GV * * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * *
*
*
* * *
ĐH tập luyện theo tổ:
@ @ @
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
-Cả lớp chơi trò chơi.
Đội hình kết thúc:
GV
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
Tiết 2: Tập làm văn
$10: Trả bài văn tả cảnh
I/ Mục tiêu:
-Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
-Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp ghi đầu bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp.
-Phấn màu.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
-Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
-Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt:
+Mời một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
+ Cho cả lớp tự chữa trên nháp.
+ Cho cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+ GV chữa lại cho đúng bằng phấn mầu.
2.3 Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài.
GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi:
- Sửa lỗi trong bài:
+Cho HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
+ Yêu cầu HS đổi bài cho nhau để rà soát lỗi.
-Học tập những đoạn văn hay bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm:
+ Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại cho hay hơn.
+ Mời một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại .
- GV nhận xét:
*Những lỗi điển hình:
+Phần kết luận của Quỳnh.
+Phần thân bài của Tảo.
+Đoạn đầu miêu tả cơn mưa của Doãn Mai.
+Câu miêu tả những bông hoadướimưa(Nam)
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
-HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
-HS đổi bài soát lỗi.
-HS nghe.
-HS trao đổi, thảo luận.
-HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
-Một số HS trình bày.
3- Củng cố – dặn dò:
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao.
-Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại. Yêu cầu HS về quan sát một cảnh sông nướcvà ghi lại những đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 3: Khoa học
$9-10: Thực hành nói “ không! ”
đối với các chất gây nghiện
( tiết 2)
I/ Mục tiêu: ( đã soạn ở tiết 1)
II/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu phần bạn cần biết ở tiết 1.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Nội dung:
Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”
*Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm.
*Cách tiến hành:
-GV lấy khăn phủ lên chiếc ghế GV.
-GV nói: Đây là một chiêc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết.
-GV yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang.
-GV để chiếc ghế ra giữa cửa.
-GV cho HS đi vào, nhắc HS khi đi qua chiếc ghế phải cẩn thận để không chạm vào ghế.
-Sau khi HS về chỗ ngồi của mình GV nêu câu hỏi:
+Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn lại đi chậm và rất cẩn thận để không chạm vào ghế?
+Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểmmà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
+Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế?
+) Kết luận: (SGV-tr. 52)
-HS cả lớp ra ngoài hành lang.
-HS đi vào lớp, thận trọng khi đi qua ghế.
-Cảm thấy sợ
-Vì sợ điện giật
Hoạt động 2: Đóng vai
*Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện.
*Cách tiến hành:
-GV nêu vấn đề: Nếu có một người bạn rủ em hút thuốc, em sẽ nói gì?
-GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu thảo luận (mỗi nhóm 1 tình huống – SGVtr.52,53)và Y/ C các nhóm đóng vai giải quyết t.huống.
-Mời các nhóm lên trình bày.
-GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+Việc từ chối hút thuốc, uống rượu, biacó dễ không?
+Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì?
+Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giải quyết được?
+) Kết luận: (SGV-tr. 53)
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần bạn cần biết
-Em sẽ nói: em không muốn
-Các nhóm thảo luận theo tình huống trong phiếu.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Nên báo với cha, mẹ, thầy cô giáo
-HS đọc.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Tiết4: Toán
$25: Mi-li-mét vuông.
Bảng đơn vị đo diện tích
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
-Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi – li – mét vuông. Quan hệ của mi – li – mét vuông với xăng ti mét vuông.
-Biết tên gọi , ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
-Biết chuyển đổi các số đo diện tíchtừ đon vị này sang đơn vị khác.
II/ Đồ dùng dạy học.
-Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a(SGK) phóng to.
-Một bảng có kẻ sẵn các dòng, các cột như trong phần b.
III/ Các hoạt dộng dạy học.
1 - Kiểm tra bài cũ. Cho HS nhắc lại đơn vị đo diện tích: Héc-tô-mét vuông; Đề-ca- mét vuông.
2 – Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài.
2.2 Gới thiệu đơn vị đo diện tích mi- li mét vuông.
-Các em đã được học đơn vị đo diện tích nào?
- Để đo diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông.
-Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài bao nhiêu?
-GV cho HS quan sát hình vuông đã chuẩn bị .
+ Một xăng ti mét vuông bằng bao nhiêu mi-li- mét vuông?
+ Một mi-li-mét vuông bằng một phần bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
2.3.Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích.
-Để đo diện tích thông thường người ta hay sử dụng đơn vị nào?
-Những đơn vị đo diện tích nào bé hơn m2?
-Những đơn vị đo diện tích nào lớn hơn m2?
-Cho HS nêu mối quan hệ giữa mỗi đơn vị với đơn vị kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để cuối cùng có bảng đơn vị đo diện tích.
-Em có nhận xét gì về mối quan giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề?
-Cho HS đọc lại bảng đo diện tích.
2.4 Thực hành.
* Bài 1.
Cho HS làm bài rồi chữa bài.
* Bài 2:
Cho HS làm bài vào vở.
Chữa bài.
* Bài 3:
Cho HS làm bài vào bảng con
-km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2
-HS nêu cách đọc và viết mi-li-mét vuông.
-có cạnh 1mm.
1cm2 = 100mm2
1mm2 = 1/ 100cm2
-Sử dụng đơn vị mét vuông.
-Những ĐV bé hơn m2: dm2, cm2, mm2
-Những ĐV lớn hơn m2: km2, hm2, dam2.
-Đơn vị lớn bằng 100 lần đơn vị bé.
-Đơn vị bé bằng 1/ 100 đơn vị lớn.
-HS nối tiếp nhau đọc bảng đơn vị đo diên tích
*Bài giải:
a)5cm2 = 500mm2 b)800mm2 = 8cm2
12km2 = 1200hm2 12000hm2= 120km2
( các phần còn lại làm tương tự)
Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học thuộc bảng ĐV đo diện tích.
File đính kèm:
- Tuan 5.doc