Tiết : 76
LUYỆN TẬP
A- MỤC TIÊU
Giúp học sinh
- Rèn kĩ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm quen với các khái niệm.
- Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức mốt số phần trăm kế hoạch tiền vốn, tiền bán, tiến lãi, số phần trăm lãi.
- Làm quan với các phép tính với tỉ số phần trăm.
- Yêu thích môn học
* Trọng tâm: Hs vận dụng tìm tỉ số phần trăm của hai số. Làm quen với phép tính cộng trừ, nhân chia tỉ số phần trăm với số tự nhiên.
169 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 (Quyển 5), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên ở châu á
? Nêu tên dãy núi lớn và đồng bằng lớn
- Gv nhận xét - cho điểm
Hát
3 Hs trả lời câu hỏi
Lớp nghe và nhận xet
3. Bài mới :25’
3.1- Giới thiệu - Ghi đề bài
Học sinh lắng nghe
3.2- Hoạt động 1: Dân số châu á
GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số?
? Hãy so sánh dân số Châu á với các châu lục khác?
? Hãy so sánh mật độ dân số của châu á với Châu Phi?
? Dân số ở đây phải thực hiện yêu cầu gì thì mới nâng cao chất lượng cuộc sống?
Hs đọc bảng số liệu
- Châu á có số dân đông nhất thế giới. Dân số châu á hơn 4,5 lần dân số châu Mỹ, hơn 4 lần dân số châu Phi. Hơn 12 lần dân số châu Đại Dương.
Diện tích châu Phi kém diện tích châu á 2triệu km2 nhưng dân số chưa bằng 1/4 của dân số châu á.
Trong các châu lục thì châu á là châu lục có mật độ dân số lớn nhất.
Phải giảm sự gia tăng dân số thì việc nâng cao chất lượng sống
3.3- Hoạt động 2: Các dân tộc ở châu á
Yêu cầu Hs quan sát
? Người dân châu á có màu da ntn?
? Em có biết vì sao người Bắc á có nước da sáng màu còn người Nam á lại có nước da sẫm màu?
? Các dân tộc ở châu á có cách ăn mặc và phong tục tập quán ntn?
? Dân cư châu á tập trung nhiều ở vùng nào?
Hs quan sát
Chủ yếu là người da vàng nhưng cũng có người da trắng hơn (người Đông á). Có dân tộc lại có nước da nâu đen (người Nam á)
- Người sống ở vùng hàn đới, ôn đới (Bắc á) thường có nước da sáng màu
- Người sống ở vùng nhiệt đới (Nam á) thường có nước da sẫm màu
- Cách ăn mặc và tập quán khác nhau
- Tập trung nhiều ở vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ.
3.4- Hoạt động 3: Hoạt động kinh tế của người dân châu á
Yêu cầu Hs hoạt động nhóm
? Châu á người dân sống chủ yếu bằng nghề gì?
? Các sản phẩm chủ yếu là gì?
? Ngoài những sản phẩm trên em còn biết những sản phẩm nông nghiệp?
? Dân cư vùng ven biển sống và phát triển nghề gì?
? Ngành công nhiệp nào pháp triển mạnh ở các nước châu á?
Hs hoạt động nhóm và trả lời
- Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu á.
- Chủ yếu là lúa mì, lúa gạo, bông, thịt, sữa...
- Trồng chè, cà phê, cao su, cây ăn quả
- Phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Ngành khai thác khoáng sản vì châu á có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn đặc biệt là dầu mỏ
3.5- Hoạt động 4: Khu vực Nam á
Hs làm việc theo nhóm
1 Hs đại diện nhóm báo cáo
Hs 1: Chỉ trên lược đồ, vị trí giới hạn
Hs 2: Chỉ lược đồ khu vực Đông Nam á.
Hs 3: Chỉ lược đồ kinh tế và tên các nước Đông Nam á.
Hs 4: Giải thích vì sao Đông Nam á có khí hậu nóng ẩm, rừng rậm nhiệt đới là chủ yếu
Hs 5: Kể một số ngành kinh tế của các nước Đông Nam á.
4- Củng cố- Dặn dò:5’
Nhận xét tiết học
Học bài
Chuẩn bị bài sau
Các nước làng giềng của Việt Nam
Thứ năm ngày 5 tháng 2 năm 2009
Toán
Tiết : 99
Luyện tập chung
a- Mục tiêu
Giúp học sinh
- Củng cố kĩ năng tính chu vi và diện tích của hình tròn
- Giáo dục Hs ham mê học toán.
- Yêu thích môn học
* Trọng tâm: Hs vận dụng công thức để tính chu vi và diện tích hình tròn thành thạo.
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: Xem trước bài.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức:1’
2. Bài cũ:4’
- Gọi 2 Hs chữa bài tập tiết trước
- Gv nhận xét, cho điểm
Hát
2 Hs lên bảng làm bài tập
Lớp nhận xét
3. Bài mới:30’
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
Yêu cầu Hs đọc đề bài và quan sát.
? Sợi dây thép được uốn thành các hình nào?
Gv có thể chỉ hình mô tả chiều dài của sợi dây thép từ điểm tâm của hình tròn
? Vậy để tính chiều dài cảu sợi dây thép ta làm như thế nào?
Yêu cầu Hs làm bài?
Gv yêu cầu hs nhận xét bài của bạn
Học sinh lắng nghe
- Sợi dây thép được uốn thành hai hình tròn và hai bán kính của hai hình tròn đó?
- Ta tính chu vi của hai hình tròn sau đó tính tổng chu vi của hai hình trò và hai bán kính. Tổng này chính là độ dài của sợi dây cần tìm
1 Hs lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm vở bài tập
Bài giải
Chu vi hình tròn bé
7 x 2 x 3,14 = 43,96(cm)
Chu vi hình tròn lớn
10 x 2 x 3, 14 = 62,8(cm)
Độ dài của dây thép là
7 + 43,96 + 62,8 + 10 = 123, 76(cm)
Hs nhận xét bài của bạn
Bài 2:
Yêu cầu hs đọc đề bài
Yêu cầu Hs đọc bài trước lớp
Bài 3:
? Diện tích của hình bao gồm những phần nào?
? Chúng ta có thể tính diện tích của hình như thế nào?
Bài 4:
Yêu cầu Hs đọc đề
? Tính diện tích phần tô màu của hình vuông?
Yêu cầu Hs làm bài
Hs đọc và quan sát
Sau đó làm vở bài tập
Bài giải
Bán kính hình tròn lớn
15 + 60 = 75(cm)
Chu vi hình tròn lớn
75 x 2 x 3,14 - 471(cm)
Chu vi hình tròn bé
60 x 2 x 3,14 = 376,8(cm)
Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé là
471 - 376,8 = 94,2(cm)
Hs đọc bài làm, Hs cả lớp theo dõi và nhận xét
Hs quan sát và nêu ý kiến
- Bao gồm 2 nửa hình tròn bàn kính 7cm và hình chữ nhật có chiều rộng 10cm chiều dài 7 x 2 = 14 cm
Hs trình bày cách làm
1 Hs lên bảng, hs lớp làm vở bài tập
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật: 7 x 2 = 14 cm
Dt hình chữ nhật là; 14 x 10 = 140 (cm2)
DT của 2 nửa hình tròn
7 x 7 x 3,14 - 152,86(cm2)
DT của hình đã cho
140 + 135,86 = 275,86(cm2)
1 Hs nêu cách làm bài trước lơp
+ Tính DT phần tô màu của hình vuông sau đó khoanh vào đáp án thích hợp
+ Tính DT hình vuông, rồi tính DT hình tròn. Sau đó lấy DT hình vuông từ đi DT hình tròn
Hs tiến hành làm
Khoanh vào đáp án A
4- Củng cố- Dặn dò:5’
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Khoa học
Tiết 40
Năng lượng
a- Mục tiêu
- Giúp Hs
- Tự làm thí nghiệm đơn giản về các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ..... nhờ được cung cấp năng lượng.
- Nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó
- Hiểu được bất kỳ một hoạt động nào cũng cần năng lượng
- Yêu thích môn học
* Trọng tâm: Hs hiểu được bất kỳ một hoạt động nào cũng phải cần năng lượng qua các ví dụ và thí nghiệm chứng minh .
B- đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Vật mẫu làm thí nghiệm.
2- Học sinh: Xem trước nội dung bài
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức :1’
2. Bài cũ :4’
Yêu cầu Hs lên bảng trả lời câu hỏi có nội dung bài trước.
? Thế nào là sự biến đổi hoá học?
? Lấy ví dụ chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt?
? Hãy lấy ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng trong biến đổi hoá học?
- Gv nhận xét - cho điểm
Hát
3 Hs trả lời câu hỏi
Lớp nghe và nhận xet
3. Bài mới:25’
3.1- Giới thiệu - Ghi đề bài
Học sinh lắng nghe
3.2. Hoạt động 1: Nhờ được cung cấp năng lượng mà vật có biến đổi vị trí, hình dạng
Gv tiến hành làm thí nghiệm
? Chiếc cặp sách nằm ở đâu?
? Là thế nào để có thể nhấc nó lên cao?
Yêu cầu Hs nhấc chiếc cặp ?
? Chiếc cặp thay đổi vị trí là do đâu
Gv kết luận
Hs quan sát
- Nằm yên trên mặt bàn
- Có thể dùng tay nhấc chiếc cặp hoặc dung que (gậy) móc vào quai cặp rồi nhấc cặp lên cao...
2 hs thực hành
- Chiếc cặp thay đổi là do tay ta nhấc nó
Hs lắng nghe
* Thí nghiệm với ngọn nến
- Gv đốt ngọn nến tắt điện
? Em thấy trong phòng thế nào khi tắt điện?
Thắp nến và hỏi?
? Khi thắp nến, em thấy được gì được toả ra từ ngọn nến?
? Do đâu mà ngọn nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng?
* Thí nghiệm với đồ chơi
Bật công tác của ô tô rồi đặt xuống bàn.
? Tại sao ô tô không hoạt động?
Yêu cầu Hs lắp pin và bật công tác?
? Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc thì có hiện tượng gì xảy ra?
? Nhờ đâu mà ô tô hoạt động, đèn sáng, còi kêu?
Gv kết luận
Hs quan sát
- Khi tắt điện phòng trở lên tối hơn
Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng
- Do nến bị cháy
Hs quan sát chiếc ô tô khi chưa lắp pin
- Ô tô hoạt động bình thường khi lắp pin
- Ô tô hoạt động, đèn sáng, còi kêu
- Nhờ điện do pin sinh ra điện đã cung cấp năng lượng làm cho ô tô hoạt động, đèn sáng còi kêu.
3.3. Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người động vật, phương tiện.
Yêu cầu Hs đọc mục bạn cần biết.
? Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì?
? Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu?
Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở.
- Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ thức ăn.
3.4 Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Gv tổ chức cho Hs lên hệ thực tế
- Chia lớp thành 2 đội
- Gv hướng dẫn cách chơi
4 hs lên bảng
Hs lắng nghe
4- Củng cố dặn dò:4’
Nhận xét tiết học
Học mục bạn cần biết
Chuẩn bị bài sau
Năng lượng mặt trời
Tập làm văn
Tiết 39
Tả người
Kiểm tra viết
a- Mục tiêu
- Giúp Hs thực hiện viết môt bài văn tả người hoàn chỉnh.
- Giáo dục các em có tình cảm, gần gũi với người thân
* Trọng tâm: Hs viết được bài văn hoàn chỉnh.
B- đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Tranh ảnh về các nhân vật trong truyện. Bảng phụ ghi sẵn cấu tạo bài văn tả người
2- Học sinh: Giấy và bài nháp
c- Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức :1’
2. Bài cũ :4’
Yêu cầu 3Hs mỗi em nêu một phần của cấu tạo bài văn?
- Gv nhận xét - cho điểm
Hát
1 Hs nêu mở bài
1 Hs nêu thân bài
1 Hs nêu kết bài
Lớp nghe và nhận xet
3. Bài mới :30’
3.1. Thực hành viết
Yêu cầu Hs đọc đề
Gv nhắc nhở Hs viết bài
Qua bài kiểm tra Học kỳ I, thực hành viết mở bài, kết bài cho bài văn tả người.
Hãy hoàn thành bài văn tả người cho hay, hấp dẫn.
Học sinh lắng nghe
4- Củng cố- Dặn dò:5’
Nhận xét chung về ý thức làm bài của Hs
Về nhà chuẩn bị: Lập chương trình hoạt động
Gợi ý:
- Biểu diễn văn nghệ của lớp
- Cổ động về an toàn giao thông
- Thăm nghĩa trang liệt sĩ
- Làm vệ sinh đường làng
Thứ tư ngày 21 tháng 1 năm 2009
Sơ kết học kì i
Thứ năm ngày 22 tháng 1 năm 2009
nghỉ học kì i
Thứ sáu ngày 23 tháng 1 năm 2009
Nghỉ tết nguyên đán kỷ sửu
đến hết ngày 1 tháng 2 năm 2009
Tuần 19
Thứ hai ngày 12 tháng 1 năm 2009
Học sinh nghỉ
Giáo viên chấm bài kiểm tra định kì
Thứ ba ngày13 tháng 1 năm 2009
học sinh nghỉ
giáo viên làm điểm +báo cáo
Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2009
Chữa bài kiểm tra định kì cuối học kì i
File đính kèm:
- Quyen 05.doc