TOÁN
Tiết : 1
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
A- MỤC TIÊU
- Giúp học sinh.
+ Củng cố khái niệm về phân số: Đọc, viết phân số.
+ Ôn tập cách viết thường, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
+ Giáo dục: Ham mê học toán
*Trọng tâm: Củng cố khái niệm về phân số: Đọc, viết phân số.
+ Ôn tập cách viết thường, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Giáo viên các tấm bìa cắt vẽ hình vẽ như phần bài học SGK.
- Học sinh: GSK, vở bài tập.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC CHỦ YẾU.
146 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 5 (Quyển 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần là:
30 : 10 = 3 (lần)
Một ngày 30 người đào được số mét là:
35 x 3 = 105 (m)
Đáp số 105 m
Hát
2 Học sinh chữa bài (mỗi em một cách)
Học sinh nhận xét.
C2: 20 người gấp 10 người số lần là
20 : 10 = 2 (lần)
Một ngày 20 người đào số m là:
35 x 2 = 70 (m)
Sau kế hoạch tăng 20 người thì 1 ngày đào số m là:
35 + 70 = 105 (m)
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1:
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Yêu cầu học sinh nêu các bước giải
?
28 em
Nam
?
Nữ
Học sinh chữa bài, nhận xét
- Giáo viên cho điểm
Học sinh đọc đề, lớp đọc thầm.
Dạng toán tổng - tỉ.
1Học sinh nêu, lớp theo dõi, nhận xét
Học sinh lên bảng, lớp làm vở
Giải
- Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần)
Số học sinh nam là: 7x2 = 8 (em)
Số học sinh nữ là: 28-8 = 20 (em)
Đáp số: 8 em
:20 em
Bài 2:
Hướng dẫn học sinh làm bài 1.
Tóm tắt:
15m
Chiều rộng
P = ? m
Giáo viên chấm một số bài, nhận xét
1 học sinh làm bảng, lớp làm vở
Giải
Hiệu số phần bằng nhau là: 2-1 =1 (phần)
Chiều rộng của mảnh đất là:
15 : 1 = 15 (m)
Chiều dài mảnh đất là:
15 x 2 = 30 (m).
Chu vi mảnh đất là:
(15 + 30) x 2 = 90 (m)
Đáp số 90m
Học sinh nhận xét.
Bài 3:
Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào?
Yêu cầu học sinh làm bài.
Tóm tắt: 100 km - 12 lít
50 km - ? lít
Giáo viên chấm một số bài, nhận xét
Học sinh đọc đề toán, lớp đọc thầm
Khi quãng đường giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng tiêu thụ cũng giảm bấy nhiêu lần.
1 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
Giải
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 (lần)
Đi 50 km tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 (lít)
Đáp số: 6 lít xăng.
Bài 4:
Hướng dẫn học sinh làm tương tự bài 3
Tóm tắt: 12 bộ : 30 ngày
Mỗi ngày 18 bộ ? ngày
Giáo viên chấm bài, nhận xét
1 học sinh làm bảng, lớp làm vở
Giải
Số bộ phải đóng theo kế hoạch là:
30 x 12 = 360 (bộ)
Nếu mỗi ngày đóng 18 bộ thì làm xong trong số ngày là:
360 : 18 = 20 (ngày)
Đáp số: 20 ngày
4. Củng cố dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài.
- Yêu cầu học sinh kết luận về mối quan hệ tỉ lệ
- Bài về nhà: 4 (C1)
Chuẩn bị bài sau
ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
Luyện từ và câu
Tiết 8
Luyện tập về Từ trái nghĩa
a- Mục tiêu
- Học sinh biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được.
*Trọng tâm: Vận dụng từ trái nghĩa vào làm bài tập thành thạo.
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Bút dạ, giấy khổ to viết nội dung bài 1, 2, 3. Từ điển HS.
2- Học sinh: xem trước bài.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức
2. Bài cũ: Yêu cầu 3 học sinh đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa?
?Thế nào là từ trái nghĩa?
?Từ trái nghĩa có tác dụng gì?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Hát
3 học sinh lên bảng làm.
Học sinh nối tiếp trả lời, lớp bổ sung.
Lớp nhận xét.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
3.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Học sinh lắng nghe
Bài 1:
Yêu cầu học sinh tự làm bài, giáo viên gợi ý: chỉ gacgh chân dưới các từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ.
?Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ tục ngữ trên là gì?
Yêu cầu học sinh học thuộc những câu thành ngữ, tục ngữ
Học sinh đọc yêu cầu
1 học sinh làm bảng, lớp làm vở
Lớp nhận xét bài làm của bạn
+ ít/nhiều; chìm/nổi
+ Nắng/mưa; trẻ/già
- ăn ít ngon nhiều: ăn ngon chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
- Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
- Nắng chóng mưa trưa chóng tối: trời nắng có cảm giác chóng đến trưa; trời mưa có cảm giác nhanh đến tối.
- Yêu trẻ trẻ đến nhà - kính già già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ. Kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già.
Học sinh nhẩm thuộc
Bài 2:
Yêu cầu học sinh tự làm bài
Giáo viên nhận xét cho điểm
Học sinh đọc yêu cầu.
2-3 học sinh lên bảng thi làm bài, lớp làm vở.
Các từ điền vào ô trống: lớn, già, dưới, sống.
Một học sinh đọc lại các câu điền ở bài tập 2
Lớp nhận xét
Bài 3:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tương tự bài 1 và 2
Giáo viên nhận xét đánh giá
Học sinh làm bài
- Việc nhỏ nghĩa lớn.
- áo rách khéo vá hơn lành vụng may
- Thức khuya dậy sớm.
Lớp nhận xét
Bài 4:
Chia 4 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận.
Tìm từ trái nghĩa ở mỗi phần.
Lưu ý: mỗi nhóm một phần. Gợi ý: các từ trái nghĩa thường có cấu tạo giống nhau hoặc cùng là từ đơn hoặc cùng là từ ghép hay từ láy.
- Các nhóm dán phần bài làm lên bảng
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu
- Các nhóm thảo luận viêt vào phiếu cac cặp từ trái nghĩa theo nội dung giáo viên yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
Lớp nhận xét, học sinh nối tiếp nhau đọc các từ trái nghĩa.
Bài 5:
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Giáo viên hướng dẫn có thể đặt câu chứa cả cặp từ hoặc 2 câu mỗi câu chứa 1 từ.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
Học sinh đọc yêu cầu.
Lớp nhận xét
4. Củng cố dặn dò
- Học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Chuẩn bị bài sau:
Mở rộng vốn từ: Hoà Bình
Tập làm văn
Tiết 8
tả cảnh (kiểm tra viết)
Ví dụ:Đề bài: tả cơn mưa
a- Mục tiêu
Học sinh biết chọn viết một trong ba đề bài văn tả cảnh hoàn chỉnh (tả cơn mưa).
*Trọng tâm: Học sinh viết hoàn chỉnh một bài văn( tả cơn mưa) theo yêu cầu của đề bài.
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Đề kiểm tra.
2- Học sinh: Bài nháp tả cơn mưa.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức
2. Bài cũ: Kiểm tra học sinh.
Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hát
3 Học sinh trình bày.
Bài văn tả cảnh gồm 3 phần.
- Mở bài: Giới thiệu bao quát về tả cảnh vẽ sẽ tả.
- Thân bài: tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
Lớp nhận xét
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài:
Chúng ta đã học cấu tạo của bài văn tả cảnh luyện tập về tả cảnh. Giờ học hôm nay chúng ta làm bài viết ( cơn mưa.)
3.2. Giáo viên ghi đề bài lên bảng.
Đề bài yêu cầu gì?
Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm bài
Học sinh trình lắng nghe.
Học sinh viết đề vào vở, học sinh đọc đề
Tả cơn mưa;
3.3. Yêu cầu học sinh viết bài
Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm bài
3.4. Giáo viên thu chấm một số bài
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh thu bài
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh?
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
- Tuyên dương bài viết tốt.
ôn cấu tạo bài văn tả cảnh.
Viết lại (nếu chưa đạt yêu cầu)
lịch sử
Tiết 4
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ xix đầu thế kỷ xx
a- Mục tiêu.
Sau bài học học sinh nêu được:
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tê và xã hội (kinh tế thay đổi kéo theo sự thay đổi của xã hội).
*Trọng tâm: Nắm được sự biến đổi của xã hội Việt Nam thời kỳ (thế kỷ XIX => XX).
B- chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: Hình minh hoạ Sgk, phiếu học tập, tranh ảnh tư liệu v kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
2- Học sinh: Xem trước bài.
c- Các hoạt động day-học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Tổ chức
2. Bài cũ:
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ngày 5/7/1885?
? Thuật lại cuộc diễn biến của cuộc phản công?
? Cuộc phản công có tác dụng gì đến lịch sử nước ta?
Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hát
Học sinh trả lời.
Lớp nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong trào Cân Vương, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường sự bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta=> làm thay đổi kinh tế và xã hội nước ta. Cụ thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
* Hoạt động 1: Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Học sinh đọc SGK, quan sát hình minh hoạ để trả lời câu hỏi.
?Trước khi thực dân Pháp xâm lược nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu?
?Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta?Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời củă những ngành kinh tế mới nào?
?Ai được thừa hưởng những quyền lợi do sự phát triển kinh tế?
Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến.
- Giáo viên kết luận: tóm tắt các ý học sinh trả lời.
- Nông nghiệp là chủ yếu, tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển.
- Xây nhà máy điện, nước, xi măng...
- Cướp đất của nhân dân.
- Lần đầu tiên có đường ô tô, đường ray xe lửa.
Pháp
*Hoạt động 2: Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và đời sống của nhân dân?
Chia học sinh thành nhóm
-Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?
-khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam xã hội Việt Nam có gì thay đổi? Có thêm những tầng lớp mới nào?
-Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20?
Yêu cầu học sinh trình bày ý kiến.
- Giáo viên nhận xét (hỏi thêm nếu học sinh trả lời chưa rõ).
=>Giáo viên tổng kết lại những ý học sinh trả lời, khắc sâu kiến thức và rút ra bài học.
Học sinh thảo luận nhóm.
Có 2 giai cấp: địa chủ phong kiến và nhân dân.
- Xuất hiện ngành kinh tế mới=>kéo theo sự thay đổi của xã hội.
- Thành thị phát triển có tầng lớp mới: viên chức, tri thức, chủ xưởng, giai cấp công nhân.
- Nông dân mất ruộng đói nghèo phải vào làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp. Đời sống cực khổ.
Đại diện nhóm trình bày.
Lớp nhận xét
4. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu học sinh lập bảng so sánh tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Học thuộc lòng bài học.
Chuẩn bị bài sau
Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
Học sinh làm theo nhóm.
Học sinh về nhà chuẩn bị
File đính kèm:
- Quyen 1.doc