Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần .3 (sáng)

I- Mục tiêu.

- Bước đầu biết cách đi đều, đứng lại, quay sau.

- Bước đầu thực hiện động tác đi đều, vòng phải, vòng trái- đứng lại.

 - Trò chơi" kéo cưa lừa xẻ " . yêu cầu HS chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.

II- Địa điểm và phương tiện.

- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập l

- Phương tiện: chuẩn bị 1 còi.

III- Nội dung và phương pháp.

1- Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chẩn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện:

- Trò chơi " làm theo hiệu hiệu lệnh"

- Đứng tại chỗ vỗ tay hát một bài.

 

doc9 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tổng hợp lớp 4 - Tuần .3 (sáng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việt là: sách tập hợp các từ tiếngviệt và giải thích nghĩa của từng từ, từ đó có thể là từ đơn hoặc từ phức) - yêu cầu HS làm việc theo nhóm. + Nhận xét tuyên dương Bài 3: - Gọi Hs đọc yêu cầu của bài tập và mẫu. - Yêu cầu HS đặt câu. C- Củng cố, dặn dò: - Thế nào là từ đơn? cho ví dụ? - Thế nào là từ phức ? cho ví dụ? Về nhà làm bài tập 2,3 và chuẩn bị bài sau Thứ năm ngày 17 tháng 9 năm 2009 Toán Dãy số tự nhiên I- Mục tiêu. Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên II- Đồ dùng dạy học. - Viết sẵn tia số như SGK lên bảng. III- Các hoạt động dạy học. A- Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài tập - GV chữa bài , ghi điểm. B - Bài –ới . *HĐ1: Giới thiệu bài. *HĐ2: Giới thiệu số tự nhiênvà dãy số tự nhiện - Em hãy kể các số mà em đã học. - GV yêu cầu HS đọc lại các số mà các em vừa nêu. - Số 5;8;10;11;12;34;.....;234;2345;được gọi là số tự nhiên. - GV viết lên bảng một số dãy và yêu cầu HS nhận biết đâu là dãy số tự nhiên. không phải dãy số tự nhiên.? 1; 2; 3; 4; 5; 6;7; 8; 9; 10;......( - Không phải là dãy số tự nhiên , thiếu số 0. Đây là một bộ phận của dãy số tự nhiên ) - 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6.( - Không phải là dãy số tự nhiên ) - 0 ; 5; 10; 15; 20; 25; 30;... .( - Không phải là dãy số tự nhiên ) - 0,; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9;10;....( - Đây là dãy số tự nhiên, dấu ba chấm để chỉ các số lớn hơn 10.) - GV cho HS quan sát tia số trong SGK và giới thiệu .Đây là tia số biểu diễn các số tự nhiên. - Điểm gốc của tia ứng với số nào? ( số 0) - Mỗi điểm trên tia số ứng với gì? (ứng với một số tự nhiên.) - các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số theo thứ tự nào?( Theo thứ tự từ bé đến lớn) - Cuối tia số có dấu gì? thể hiện điều gì? (Dấu mũi tên , kí hiệu còn tiếp tục biểu diễn các số khác lớn hơn .) - GV cho HS thực hành vẽ tia số . *HĐ3: Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. - GV yêu cầu HS quan sát số tự nhiên - Khi thêm 1 vào số 0 ta được số nào? - Số 1 đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với 0? - Khi thêm 1 vào 1 thì ta được số nào?số này đứng ở đâu trên dãy số tự nhiên so với 1? + Khi thêm 1 vào số 100 thì ta được số tự nhiên nào ? số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 100? - Khi bớt 1 ở số 5 thì ta được số mấy? số này đứng ở đâu so với số 5? - Tương tự ta làm với các số khác trong dãy số tự nhiên . - Vậy trong dãy số tự nhiên , số 0 có số liền trước nữa không? có số nào nhỏ hơn 0 trong dãy số tự nhiên không? - GV kết luận: Khi thêm 1 vào bất kì số tự nhiên nào thì ta cũng được một số tự nhiên liền sau của số đó . Như vậy số tự nhiên có thể kéo dài mãi và không có số tự nhiên lớn nhất *HĐ4: Luyện tập thực hành. Bài 1- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm thế nào? - Cả lớp làm vào vở, một em lên bảng làm bài. 1000 100 99 29 6 - Gv chữa bài và ghi điểm. Bài 2.( Thực hiện tương tự bài 1) - Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì? - Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào? - GV chữa bài ghi điểm. Bài 3: - yêu cầu HS đọc đề bài – làm bài vào vở + Hai số tự nhiên liền kề hơn kém nhau mấy đơn vị ?. Nhận xét- GV ghi điểm Bài 4. GV yêu cầu HS cả lớp làm câu a, HS khá giỏi làm cả câu b, c + Nêu đặc điểm của từng dãy số ? ( HS khá giỏi) C- Củng cố – Dặn dò. Về nhà làm các bài tập hướng dẫn thêm Tập làm văn Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật I - Mục tiêu: * Biết đư–c hai cách kể lại lời nói , ý nghĩ của nhân vật và tác dụng của nó: để khắc hoạ tính cách nhân vật và nói lên ý nghĩa câu chuyện. * Biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo cách: trực tiếp và gián tiếp. II- Đồ dùng dạy học: * Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1 phần nhận xét . * Bài tâp 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. * Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột : lời dãn trực tiêp - lời dẫn gián tiếp +–bút dạ. III- Các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: + Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì? + Tại sao cần phải tả ngoại hình của nhân vật? - Tả đặc điểm ngoại hình của ông lão trong truyện Ngưòi ăn xin? Ông lão già yếu , lom khom chống gậy , quấn áo ông rách tả tơi trông thật thảm hại. Đôi môi tái nhợt, đôi mắt đỏ dọ và giàn giụa nước mắt. Ông chìa hai bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. 2.Dạy bài mới *HĐ1: Giới thiệu bài - Những yếu tố tạo nên một nhân vật trong truyện?( Những yếu tố: hình dáng, tính tình, cử chỉ, lời nói suy nghĩ hành động tạo nên một nhân vật.) - GV :Để làm một bài văn kể chuyện sinh động, ngoài việc nêu ngoại hình , hành động của nhân vật, việc kể lại lời nói, ý nghĩ cuả nhân vật cũng có tác dung khắc hoạ rõ nét nhân vật đó . *HĐ2: Tìm hiểu ví dụ Bài 1: - Gọi HS trả lời. - GV đưa bảng phụ để học sinh đối chiếu. + Những câu ghi lại lời nói của cậi bé: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. + Những câu ghi lại ý nghĩ của cậu bé: * Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã * Cả tôi nữa, tôi cũng nhận đựơc chút gì cuả ông lão. - Gọi HS đọc lại. Bài 2: + Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì ?( Lời nói và ý nghĩ của cậu bé nói lên cậu là người nhân hậu, giàu tình thương yêu con người và thông cảm với nỗi khổ của ông lão.) + Nhờ đâu mà em đánh giá được tính nết của cậu bé?( nhờ lời nói và suy nghĩ của cậu.) Bài 3: - Gọi Hs đọc yêu cầu và ví dụ trên bảng. Lời nói ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau?( Cách a) Tác giả kể lại nguyên văn lời nói của ông lão với câụ bé. Cách b) Tác giả kể lại lời nói của ông lão bằng lời của mình.) + Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để làm gì?( Ta cần kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật để thấy rõ tính cách của nhân vật.) + Có những cách nào kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vât?( Có 2 cách kể lại lời nói và ý nghĩ của nhân vật, đó là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp) *HĐ3: Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ ở SGK. - Yêu cầu HS tìm những đoạn văn có lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. *HĐ4: Luyện tập Bài 1. – Gọi Hs độc nội dung . - yêu cầu HS tự làm. - HS Dùng bút chì gạch 1 gạch dưới lời dẫn trực tiếp, gạch 2 gạch dưới lời dẫn gián tiếp; 1 HS đánh dấu lên bảng lớp + Lời dẫn gián tiếp: bị chó sói đuổi. + Lời dẫn trực tiếp: * Còn tớ, tớ sẽ nói đang đi thì gặp ông ngoại. * Theo tớ, tốt nhất là nên nhận lỗi với bố mẹ. - Gọi HS chữa bài: Hs dưới lớp nhận xét bổ sung. - Dựa vào dấu hiệu nào em nhận ra lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? * Lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn đựoc đặt sau dấu 2 chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hay dấu ngoặc kép. * Lòi dẫn gián tiếp đứng sau các từ nối; rằng , là và dấu 2 chấm. Bài 2: - Gọi học sinh đọc nội dung . - Phát giấy và bút dạ cho từng nhómvà hoàn thành phiếu. - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp cần chú ý những gì?. - Cần chú ý: Phải thay đổi từ xưng hô và đặt lời nói trực tiếp vào sau dẫu hai chấm kết hợp với dấu gạch đầu dòng hoặc dấu ngoặc kép. Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2 - Hỏi: Khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếpcần chú ý những gi? 3- Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học Khoa học Vai trò của vi - ta-min, chất khoáng và chất xơ. I- Mục tiêu: - Kể tên được các thức ăn có chứa nhiều vi- ta - min, chất khoáng và chất xơ. - Nêu được vai trò của thức ăn có chứa nhiều vi- ta - min, chất khoáng và chất xơ. - Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều chất khoáng và chất xơ. II- Đồ dùng dạy học. - các hình minh hoạ ở trang 14,15 SGK. - Có thể mang một số kiến thức ăn thật như : chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải. - 4 tờ giấy khổ to. - phiếu học tập theo nhóm. III- Hoạt động dạy - học. Hoạt động 1: Những loại thức ăn chứa nhiều vi -ta- min, chất khoáng và chất xơ. - GV cho HS hoạt động theo cặp. ( HS quan sát tranh và thảo luận ). - HS thực hiện câu hỏi trên lớp, nhậ xét . - GV tiến hành hoạt động theo lớp.GV ghi nhanh những loại thức ăn đó lên bảng. Hoạt động 2: Vai trò của vi- ta - min, chất khoáng và chất xơ. - GV cho HS tiến hành thảo luận theo nhóm ( HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi . - GV kết luận và mở rộng( HS lắng nghe, ghi nhớ ) Hoạt động 3: Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm( HS thảo luận nhóm theo các bước). - Các thức ăn chứa nhiều chất vi-ta - min, chất khoáng,và chất xơ ở đâu? ( Các thức ăn chứa nhiều vi-ta- min, chất khoáng và chât xơ đều có nguồn gốc từ động nvật thực vật) Hoạt động kết thúc. - Về nhà học thuộc mục bạn cần biết. Đạo đức Bài 2: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( T1 ) I. mục tiêu: - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. - Biết được vượt khó trong học tập giúp em mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. - Yêu mến, noi theo những tấm gương HS ngèo vượt khó. II. hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: HS nhắc lại bài ghi nhớ của bài 1. Giới thiệu bài học. 2. Trọng tõm tiết học : *HĐ1: GV kể chuyện “Một HS nghèo vượt khó”. Mời 1 HS kể lại tóm tắt câu chuyện *HĐ2: Tỡm hiểu nội dung truyện - Thảo đó gặp những khó khăn gỡ trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày . (Nhà nghèo, bố mẹ đau yếu - Phải làm việc nhà giúp bố mẹ). - Trong hoàn cảnh như vậy vỡ sao Thảo vẩn học tốt? ( em đó cố gắng học tập, biết khắc phục, vượt qua, vươn lờn học giỏi). *HĐ3: Liên hệ Nếu em ở trong hoàn cảnh khó khăn như Thảo em sẻ làm gỡ? - HS nờu ý kiến – GV nhận xột - Rỳt ra bài học ghi nhớ (SGK) + Gọi 1 HS nhắc lại bài học * kết luận: Khi gặp khó khăn trong học tập em sẽ tìm cách khắc phục hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không dựa dẫm vào người khác. *HĐ3: Thực hành: GV nêu tình huống BT1: yêu cầu Hs giải quyết (HS chọn những cách giải quyết tốt nhất , hợp lý nhất (cách a, b, đ) GV kết luận: Nếu gặp khó khăn , chúng ta biết cố gắng quyết tâm sẽ vượt qua được. Và chúng ta cần biết giúp đỡ các bạn bè xung quanhvượt qua khó khăn. 3. Củng cố bài: Nhận xột tiết học Dặn dũ chuẩn bị bài tiết sau. (Hướng dẫn thực hành: Yêu cầu HS tìm hiểu các câu chuyện , truyện kể , những gương người tốt việc tốt ).

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 buoi sang tuan 3.doc
Giáo án liên quan