I.MỤC TIÊU
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa cụm từ.
-Hiểu nghĩa các từ mới: thân thiết, tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động, sung sướng, hài lòng.
- Hiểu được nội dung bài: Sự gần gũi đáng yêu của vật nuôi đối với đời sống tinh thần của bạn nhỏ.
-Biết thương yêu vật nuôi trong nhà.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu cần luyện.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 2 Tuần 16 Năm học 2012-2013 Trường Tiểu học Toàn Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơi quy định.
*Hoạt động 3: Đàm thoại
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được lợi ích và những việc cần làm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
*Cách tiến hành:
- Các em biết những nơi công cộng nào ?
- Trường học, chợ, bệnh viện, trạm y tế…
- Nơi đó có ích lợi gì ?
- Mang lại nhiều lợi ích…
- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng các em cần làm gì ?
- Giúp mọi công việc của con người được thuận lợi.
*Kết luận:
- Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người: trường học là nơi học tập, bệnh viện…
- Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
4. Củng cố Nhận xét đánh giá giờ học
5. Dặn dò: Thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng.
--------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Các thành viên trong nhà trường
I. Mục tiêu:
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường .
II. Đồ dùng – dạy học:
- 1 số bộ bìa (mỗi tấm ghi tên một thành viên trong nhà trường (cô giáo, cô thư viện).
III. các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Dạy bài mới
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Chia nhóm 4 (mỗi nhóm 1 tấm bìa).
- Gắn các tấm bìa vào từng hình cho phù hợp.
- Hướng dẫn HS quan sát hình
- HS quan sát hình 34, 35
- Nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện HS trong nhóm trình bày trước lớp
*Kết luận: Trong trường tiểu học gồm các thành viên ( thầy, cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các thầy, cô giáo, học sinh và các nhân viên. Thầy cô…cây cối.
*Hoạt động 2: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình.
*Mục tiêu: Biết giới thiệu các thành viên trong trường của mình và biết yêu quý kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
*Cách tiến hành:
Bước 1:
- Nhóm 2
- Trong trường, bạn biết những thành viên nào ? Họ làm những việc gì ?
- Nói về tình cảm thái độ của bạn đối với các thành viên đó ?
- HS trả lời
- Bước 2: Trình bày trước lớp
- HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường mà học sinh chưa biết, đặc biệt là đối với học sinh ở những trường lẻ.
*Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý và đoàn kết với các bạn trong trường.
*Hoạt động 3: Trò chơi
*Mục tiêu: Củng cố bài
*Cách tiến hành:
- Trò chơi: Đó là ai ?
- 1 HS A lên bảng đứng quay lưng về phía mọi người, lấy một tấm bìa có ghi tên một thành viên nhà trường gắn áo HS A
- VD: Tấm bìa viết bác lao công
- Các học sinh khác sẽ nói các thông tin về thành viên đó trong tấm bìa.
- Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
- Nếu 3 HS đưa ra 3 thông tin mà HS A không đoán được thì HS đó bị phạt hát 1 bài, các học sinh khác nói sai cũng sẽ bị phạt.
HS1: Thường làm ở sân trường hoặc vườn trường.
- HS A: Đó là bác lao công
HS2: Thường dọn vệ sinh trước và sa mỗi buổi học.
4. Củng cố: Nêu tên các thành viên của trường em..
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết về các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ, ngày, tháng.
- Biết xem lịch.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài2
II. Đồ dùng dạy học:
- Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc thứ tự như mẫu vẽ trong sách.
- Mô hình đồng hồ.
III. các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Dạy bài mới
Bài 1:
*Mục tiêu: HS nhận biết được giờ trên mặt đồng hồ. Nêu được giờ tương ứng với các câu ở bài tập.
- HS làm nêu tên đồng hồ ứng với nội dung thích hợp với câu
- 1 HS đọc yêu cầu.
Câu a - Đồng hồ D
Câu b - Đồng hồ A
Câu c - Đồng hồ C
Câu d - Đồng hồ B
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
*Mục tiêu: HS nêu được các ngày còn thiếu trong từ lịch, biết xem lịch.
a. Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch
- 1 HS lên bảng
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
CN
Tháng 5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
- Tháng năm có bao nhiêu ngày ?
- 31 ngày
b. Cho biết
- Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy
- Thứ 7
- Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là ngày nào ?
- là ngày 1,8, 15, 22, 29
- Thứ 4 tuần này là ngày 12 tháng 5
- Thứ 4 tuần trước là ngày nào ? Thứ tư tuần sau là ngày nào ?
- Ngày 5/5, ngày 19/5
- Nếu còn thời gian làm tiếp bài 3
4. Củng cố : Củng cố xem giờ đúng
5. Dặn dò : Chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------
Chính tả
Nghe- viết: Trâu ơi!
I- Mục tiêu:
- HS nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao 42 chữ thuộc thể thơ lục bát. Không mắc quá 5 lỗi.
-Làm được bài tập 2 bài 3a/b
- Rèn HS ý thức luyện viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II- Đồ dùng:
-Bảng phụ viết nội dung bài tập 3
III- Các hoạt động dạy và học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS lên bảng viết: cái chăn, cái chõng, trong nhà, chong chóng.
3. Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
b- Hướng dẫn nghe- viết:
* Đọc bài chính tả: GV đọc 1 lần.
* Hướng dẫn HS chuẩn bị:
+ Bài ca dao là lời của ai nói với ai?
+Tình cảm của người nông dân đối với con trâu như thế nào?
+Bài ca dao có mấy dòng?
+Chữ đầu của mỗi dòng thơ viết như thế nào?
+Bài ca dao viết theo thể thơ nào?
-GV lưu ý cách trình bày.
-Hãy tìm những chữ khó viết trong bài , sau đó GV đọc, 1 HS lên bảng viết: trâu, này, ra, ruộng, nông gia,...
* Viết chính tả: GV đọc.
* Chấm- chữa bài:
3- Hướng dẫn làm bài tập:
a- Bài 2: Gọi 2 HS đọc yêu cầu.
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài.-> HS khác nhận xét
(Lưu ý viết tiếng có nghĩa)
-GV kết luận.
b-Bài 3a: Treo bảng phụ. Gọi HS đọc đề bài.
-Gọi 1 HS lên bảng làm.
-Nhận xét.
4. Củng cố: - Nhận xét giờ học.
5.Dặn dò:- Bài tập nào chưa hoàn thành sẽ làm vào giờ tự học (2b, 3b)
-Dưới lớp viết bảng con.
- 2 HS đọc lại.
-Quan sát tranh vẽ: Lời của người nông dân nói với con trâu như nói với người bạn thân thiết.
-Rất yêu quý trâu, trò chuyện tâm tình với trâu như một người bạn.
-6 dòng.
-Viết hoa.
-lục bát. (Trên 6, dưới 8)
-Dưới lớp viết bảng con.
-Dưới lớp viết bảng con. Nhận xét trên bảng: VD: màu- mào, cau- cao..
-HS đọc phát âm lại các tiếng vừa điền.
-Làm vào VBT;
cây tre - che nắng
buổi trưa- chưa làm xong
ông trăng- chăng dây.
---------------------------------------------
Mỹ thuật
Năn, vẽ hoặc xé dán con vật
--------------------------------------------------------
Tập làm văn
Khen ngợi – kể ngắn về con vật
Lập thời gian biểu
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào câu và mẫu cho trước nói được câu tỏ ý khen.
- Kể được một vài câu về một con vật quen thuộc trong nhà . biết lập thời gian biểu một buổi tối trong ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to làm bài tập 3.
III. các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Dạy bài mới
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Từ mỗi câu dưới đây
- Đặt một câu mới tỏ ý khen.
M: Đàn gà rất đẹp đ đàn gà mới đẹp làm sao !
- Ngoài câu mẫu bạn nào có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà ?
- Đàn gà thật là đẹp.
- Yêu cầu HS nói với bạn bên cạnh về câu khen ngợi
- HS thảo luận cặp
- HS nối tiếp nhau nói.
- Chú cường khoẻ quá !
- Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao !
- Bạn Nam học giỏi thật.
Bài 2:
- Kể tên một con vật nuôi trong nhà mà em biết
- Chó, mèo, chim, thỏ…
- Yêu cầu 1 số HS nêu tên con vật mà em biết ?
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể.
Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường đến nằm sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
Bài 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm
- Lập thời khoá biểu của em
- Đọc lại thời gian biểu tối của bạn Phương Thảo
- HS viết bài
- Yêu cầu HS tự viết đúng như thực tế. Sau đó đọc cho cả lớp nghe.
- 1 số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét
4. Củng cố: Đọc lại thời gian biểu của em
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Thứ bảy ngày 16 tháng 12 năm 2011
Thể dục
Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi! - Trò chơi: Vòng tròn
I- Mục tiêu:
-Củng cố cách chơi trò chơi “ Vòng tròn”và “Nhanh lên bạn ơi!”
-Rèn phản ứng nhanh, thông minh. Rèn khả năng khéo léo trong thực hiện các trò chơi.
-GD yêu thích môn học.
II - Địa điểm- phương tiện
- Sân tập sạch sẽ. Lời của bài thơ phục vụ trò chơi “Vòng tròn”
III- Các hoạt động dạy – học:
Nội dụng
Hình thức tổ chức
1- Phần mở đầu
- Giới thiệu bài
- Khởi động:
+Hít thở sâu
+ Đứng vỗ tay hát 1 bài.
2- Phần cơ bản:
a- Kiểm tra bài cũ
-Tập bài thể dục:
.b-Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi!”
-Nhắc lại cách chơi trò chơi:
c-Trò chơi “ Vòng tròn”:
-Tập hợp vòng tròn:
-Nhắc lại cách chơi cách chơi và luật chơi.
-Tổ chức cho HS chơi:
3- Phần kết thúc:
-Tập hợp HS.
- Thả lỏng
- Hệ thống bài
- Cán sự tập trung lớp 4 hàng ngang, báo cáo
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Cán sự điều khiển
- GV bắt điệu.
- 5 HS lên tập.-> HS khác bổ sung nhận xét, đánh giá.
-2 HS nhắc lại, HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV điều khiển cho cả lớp đứng theo đội hình vòng tròn (GV chia vòng tròn làm 4 nhóm đều nhau. GV hướng dẫn lại cách chơi
-GV chú ý xem HS nào phạm quy sẽ phải quay về cuối hàng chạy lại.
-Công bố nhóm thắng cuộc.
-GV giữ nguyên đội hình vòng tròn mặt quay theo vòng ngược kim đồng hồ.
-GV nhắc lại cách chơi.
+ Cho HS điểm số 1-2, 1-2,…
HS đi theo vòng tròn ngược kim đồng hồ., vỗ tay tạo nhịp, vừa đi vừa hát: “ Vòng tròn”.
-Tổ chức cho HS tự chơi.
-Giữ nguyên đội hình.
-Cán sự điều khiển cho lớp tập các động tác thả lỏng.
-GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
File đính kèm:
- Tuan 16 lop 2 Chinh.doc