I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài .Biết nhắt nghỉ hơI sau các dấu câu>biết đọc rõ lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em phải đoàn kết , thương yêu nhau.
- Trả lời các câu hỏi1,2,3,5
II.ĐỒ DÙNG DAY HỌC:
- Bảng phụ ghi câu văn dài
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp Lớp 2 Tuần 14 Năm học 2012-2013 Trường Tiểu học Toàn Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
- Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp ?
- Trong những việc đó, việc gì em đã làm được, việc gì em chưa làm được? Vì sao ?
- HS liên hệ và nêu
*Kết luận: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên làm trực nhật hàng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên bàn ghế, không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
*Mục tiêu: Giúp học sinh nhận thức được bổn phận của người học sinh là viết giữ gìn trường lớp sạch đẹp
- GV phát biếu hướng dẫn HS làm việc theo phiếu.
- HS làm phiếu bài tập nhóm .
- Đánh dấu (x) vào ô ð trước các ý kiến mà em đồng ý.
- Gọi một số trình bày ý kiến của mình.
*Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS điều đó thể hiện lòng yêu trường lớp và giúp các em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành.
4. Củng cố
: Nhận xét đánh giá giờ học
HS liên hệ thực tế
5. - dặn dò: Chuẩn bị bài sau
--------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
I. Mục tiêu
- HS nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
- biết các biểu hiện khi bị ngộ độc.
II.Đồ dùng dạy học:Một vài hộp hoá chất hoặc thuốc tẩy.
III.Hoạt động dạy- học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kể việc em đã làm để giữ sạch môi
trường xung quanh nhà ở
-Gọi HS nhận xét.
3.Bài mới:
a)Giới thiệu bài:
b)Các hoạt động
*Hoạt động 1: Một số thứ gây ngộ độc
-Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống?
-Trong những thứ các em kể trên những thứ nào được cất trong nhà?
-Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: Nhóm 1, 2, 3 quan sát các hình 1, 2, 3 tự nêu câu hỏi và tự trả lời.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến trớc lớp.
- Kết luận: SGV Tr. 51.
*Hoạt động 2:. Những việc làm để phòng tránh ngộ độc.
-Yêu cầu HS quan sát tiếp các hình còn lại và trả lời câu hỏi “ Chỉ và nói mọi người đang làm gì? Nêu tác dụng của việc làm đó”
-Yêu cầu các nhóm thảo luận
-Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp
-Yêu cầu một số HS lên nói trước lớp về những thứ có thể gây ngộ độc chúng được cất giữ ở đâu trong nhà.
- Kết luận: SGV trang 52
*Hoạt động 3: Cách ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm tự đưa ra các tình huống để tập ứng xử khi bản thân hoặc ngời khác bị ngộ độc
-Theo dõi nhận xét
-Kết luận: Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu.
4.Củng cố: - Tại sao cần phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Nhận xét tiết học - Dặn thực hiện tốt theo bài học.
-Nối tiếp nhau kể mỗi em nêu 1 thứ gây ngộ độc
-Suy nghĩ và nối tiếp nhau kể tên những thứ có thể gây ra ngộ độc ở nhà: Thuốc tẩy, thuốc sâu...
- Quan sát tranh; Thảo luận nhóm 4, cử thư kí ghi lại những gì mà nhóm đã thảo luận.
- 3 nhóm cử đại diện báo cáo: Uống một số thứ có thể gây ngộ độc là thuốc trừ sâu, dầu hoả, thuốc tẩy, ăn phải các thức ăn ôi thiu, thức ăn có ruồi đậu vào…
- Quan sát hình vẽ và thảo luận: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc.
-Hoạt động nhóm đôi
-Các nhóm trình bày ý kiến trước lớp, HS khác nghe nhận xét bổ sung
-Nối tiếp nhau nói trước lớp những thứ có thể gây ngộ độc nh thuốc tây chúng thường được để ở bàn; dầu hoả để ở bếp, dầu rửa bát để ở nhà bếp....
-Thảo luận nhóm 4
-Thực hành đóng vai trớc lớp, HS khác quan sát nhận xét bạn.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:
- Biết vận dụng bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 để tính nhẩm, trừ có nhớ trong phạm vi 100.Vận dụng để làm bài toán có lời văn dạng ít hơn.
- Củng cố cách tìm số hạng trong phép cộng và tìm số bị trừ trong phép tính trừ.
- Bài tập cần làm: Bài 1. Bài2cột 1,3 Bài 3b Bài 4
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS tự lập một đề toán làm bằng một phép tinh trừ, sau đó tự tóm tắt và giải.
-Gọi HS nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
*Bài 1: Tổ chức cho HS chơi trò truyền điện
- Chia lớp thành 3 đội chơi và đặt tên cho đội. Nêu cách chơi, yêu cầu HS tự chơi.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
*Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề và tự làm cột 1,3
-Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra và nhận xét bài bạn làm trên bảng.
-Gọi 3 HS nêu cách tính một vài phép tính.
*Bài 3: -Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm số hạng.
-Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con, 1 HS lên bảng làm bài câu b.
*Bài 4: -Yêu cầu HS đọc đề và tự phân tích đề và nhận dạng toán.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
4.Củng cố: Thi đọc bảng công, trừ.
5.Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- 1 học sinh lên bảng nêu miệng đề toán, rồi tự tóm tắt và giải.
-Nhận đội chơi và theo dõi các đội chơi
-Mỗi HS tự nêu 1 phép tính sau đó chỉ ngay cho bạn ở tổ khác để bạn nêu tiếp kết quả của phép tính đó.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn về cách đặt tính rồi tính.
-Thực hiện nêu cách tính.
- Tìm x.
- 5 HS trả lời.
- Làm bài, nhận xét.
-HS thực hiện thảo luận theo nhóm đôi
-Làm bài và nhận xét.
---------------------------------------------------------
Chính tả (Tập chép)
Tiếng võng kêu
I.Mục tiêu:
- Chép chính xác 2 khổ thơ đầu của bài Tiếng võng kêu. Không mắc quá 5 lỗi.
- Làm các bài tập 2 a/b.
- Kĩ năng trình bày bài đúng, chữ viết sạch đẹp; Kĩ năng làm đúng các bài tập.
- Giáo dục học sinh ý thức chăm học.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ ngữ sau: lên bảng, nên người, mải miết, hiểu biết ….
- Gọi HS nhận xét cho điểm.
3.Bài mới:
a)Giới thiệu bài
b)Hướng dẫn viết chính tả
- Treo bảng phụ đọc đoạn thơ
- Bài thơ cho chúng ta biết điều gì ?
- Mỗi câu thơ có mấy chữ?
- Gọi HS nêu cách trình bày bài thơ
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, luyện viết.
- Yêu cầu HS chép đoạn thơ vào vở.
- Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi
-GV chấm bài.
c)Hướng dẫn HS làm bài tập
-Treo bảng phụ yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Kết luận về lời giải đúng và cho điểm.
4.Củng cố: Nêu tình cảm của em với anh chị của em.
5.Dặn dò:- Nhận xét tiết học.
- Lớp viết vào bảng con.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Bài thơ cho ta biết bạn nhỏ đang ngắm em ngủ và đoán giấc mơ của em.
- Mỗi câu thơ có 4 chữ.
- Viết khổ thơ vào giữa trang giấy. Viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- Đọc, viết: nụ cười, lặn lội…
- Mở vở nhìn bảng chép bài
- Thực hiện 2 HS đổi vở chữa bài nhau.
- Thu bài
- Đọc đề bài
- Làm bài.
a. lấp lánh, nặng nề, lanh lợi, nóng nảy
b. tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài
c.thắc mắc, chắc chắn, nhặt nhạnh
- Nhận xét.
------------------------------------------------------------
Mĩ thuật
Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu
---------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Viết nhắn tin
I.Mục tiêu:
-Biết quan sát tranh trả lời đúng các câu hỏi về nôi dung tranh
- Biết viết mẩu tin ngắn gọn, đủ ý.
- Giáo dục ý thức chăm học.
II.Chuẩn bị:
- Tranh vẽ trong SGK
III.Hoạt động dạy học:
hoạt động của thầy
hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn ngắn kể về gia đình và nhận xét.
3.Bài mới :
a)Giới thiệu bài
b)Hướng dẫn làm bài
*Bài 1: -Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu của đề
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+Tranh vẽ những gì?
+Bạn nhỏ đang làm gì?
+Mắt bạn nhìn búp bê như thế nào?
+ Tóc bạn nhỏ như thế nào?
+ Bạn nhỏ mặc áo gì?
- Yêu cầu HS nói liền mạch các câu nói về hoạt động hình dáng của bạn nhỏ trong tranh
-Theo dõi, nhận xét HS
*Bài 2:
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài.
-Hỏi: Vì sao em phải viết tin nhắn?
- Nội dung tin nhắn cần viết những gì ?
-Yêu cầu HS viết tin nhắn vào vở nháp
-Gọi H/S trình bày bài viết trước lớp
* Lưu ý tin nhắn phải ngắn gọn.
4.Củng cố: Nhắc lại nội dung bài học.
5.Dặn dò: Nhận xét tiết học.
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Mở SGK quan sát tranh và trình bày câu trả lời
+Tranh vẽ một bạn nhỏ, búp bê và mèo con.
+ Bạn nhỏ đang cho búp bê ăn.
+ Mắt bạn nhìn búp bê rất trìu mến.
+Tóc bạn nhỏ buộc hai chiếc nơ rất đẹp.
+ Bạn mặc bộ quần áo rất dễ thương.
- 2 HS ngồi cạnh nhau nói cho nhau nghe sau đó một số em trình bày trước lớp.
- Đọc: Bà đến nhà đón em đi chơi. Em hãy viết một vài câu nhắn lại để bổ mẹ biết.
- Vì bà đến nhà đón em đi chơi nhưng bố mẹ không có nhà, em cần viết tin nhắn cho bố mẹ để bố mẹ không lo lắng.
- Em cần viết rõ em đi chơi với bà.
-Viết bài
- 3 HS trình bày tin nhắn trước lớp
------------------------------------------------
Thứ bảy ngày 3 tháng 12 năm 2011
Thể dục:
trò chơi: vòng tròn
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục học trò chơi vòng tròn.
- Biết cách chơi và tham gia chơi theo vần điệu ở mức ban đầu.
II. địa điểm:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi
Iii. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Phương pháp
A. Phần mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
ĐHTT: X X X X X
X X X X X
X X X X X
D
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài tập.
2. Khởi động:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát chạy nhẹ nhàng 60-80m vòng tròn.
X X X X X
X X X X X D
b. Phần cơ bản:
- Trò chơi: Vòng tròn
- Cán sự điều khiển
- Nêu tên chuyển từ 1 thành 2 vòng tròn và ngược lại.
- Ôn vỗ tay nghiêng người múa, nhún chân.
- Đứng quay mặt vào tâm đọc câu vỗ tay vòng tròn theo nhịp 1-8 vòng tròn – từ 1 vòng tròn, chúng ta cùng nhau, chuyển thành hai vòng tròn.
- Đi đều 2 - 4 hàng dọc.
C. Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng, rung đùi
- Nhận xét tiết học
--------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuan 14 Lop 2 Chinh.doc