TẬP ĐỌC
Cái gì quý nhất ?
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng phụ ghi phần 2.
III. Hoạt động dạy học
34 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 9 năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, thảo luận và nối tiếp nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát và thảo luận theo nhóm đôi.
- Tiếp nối trình bày.
- HS khá giỏi nối tiếp nhau phát biểu
- Nhận xét, bổ sung.
- Nối tiếp nhau đọc to.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Quan sát tranh.
- Lắng nghe.
KHOA HỌC
Phòng tránh bị xâm hại
***********
I. Mục tiêu
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
III.Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Động não.
- Trò chơi.
- Đóng vai.
IV. Đồ dùng dạy học
- Hình và thông tin trang 38-39 SGK.
- Một số tình huống để đóng vai.
V. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ HIV có lây truyền qua tiếp xúc thông thường không ?
+ Đối với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta gặp những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. Bài Phòng tránh bị xâm hại sẽ giúp các em ứng phó khi gặp một số tình huống đó.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: Giúp HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điều cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành nhóm 5, yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3 trang 38 SGK và trao đổi nội dung từng hình động thời thảo luận câu hỏi:
. Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
. Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ?
+ Yêu cầu trình bày kết quả.
+ Nhận xét, chốt lại ý đúng.
+ Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết ở đầu trang 39 SGK.
* Hoạt động 2: Đóng vai "Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại"
- Mục tiêu: Giúp HS:
+ Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
+ Nêu được quy tắc an toàn cá nhân.
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm bốc thăm một tình huống để tập cách ứng xử.
. Tình huống 1: Khi có người lạ tặng quà.
. Tình huống 1: Khi có người lạ muốn vào nhà.
. Tình huống 3: Khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối , khó chịu đối với bản thân.
+ Yêu cầu từng nhóm trình bày cách ứng xử tình huống đã bốc thăm.
+ Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta phải làm gì ?
+ Nhận xét, chốt lại ý đúng: Trong trường hợp bị xâm hại, tùy từng trường hợp cụ thể mà các em lựa chọn cách ứng xử cho phù hợp.
* Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy
- Mục tiêu: HS liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
- Cách tiến hành:
+ Hướng dẫn vẽ bàn tay của mình với những ngón tay xòe ra, trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy.
+ Yêu cầu trao đổi theo cặp về bàn tay tin cậy và vài HS trình bày trước lớp.
+ Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết ở cuối trang 39 SGK.
4. Củng cố
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 39 SGK.
- GDHS: Biết được các tình huống và các điểm cần chú ý để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại, các em có thể tự bảo vệ bản thân mình.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Cần lưu ý để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại.
- Chuẩn bị bài Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Nhóm trưởng bốc thăm và điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Thảo luận và nối tiếp nhau trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu.
- Trao đổi với bạn ngồi cạnh và xung phong trình bày trước lớp.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Tiếp nối nhau đọc.
Thứ sáu ngày 25 tháng10 năm 2013
TẬP LÀM VĂN
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
*******
I. Mục đích, yêu cầu
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
- Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trong người cùng tranh luận).
- Hợp tác (hợp tác thuyết trình, tranh luận).
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Phân tích mẫu.
- Rèn luyện theo mẫu.
- Đóng vai.
- Tự bộc lộ.
IV. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm kẻ bảng hướng dẫn HS làm BT1.
V. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Trong thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục, người nói phải cần mở rộng lí lẽ, dẫn chứng. Bài Luyện tập thuyết trình, tranh luận sẽ giúp các em biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng một cách thích hợp.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài 1: .
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
+ Hỗ trợ:
. Ghi đề bài và gạch chân các từ ngữ: một nhân vật, mở rộng lí lẽ và dẫn chứng.
. Tóm tắt ý kiến và lí lẽ của tùng nhân vật.
+ Chia lớp thành nhóm 6, mỗi thành viên trong nhóm chọn một vai để đóng.
+ Treo bảng hướng dẫn và nhắc HS:
. Khi nhập vai nhân vật phải xưng "tôi".
. Các nhân vật có thể nêu tầm quan trọng của mình và phản bác ý kiến của nhân vật khác để bảo vệ ý kiến của mình.
. Ý kiến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để bảo tồn sự sống.
+ Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia cuộc tranh luận.
+ Nhận xét và tuyên dương HS tranh luận giỏi.
- Bài tập 2:
+ Nêu yêu cầu BT2.
+ Hỗ trợ HS:
. Không cần nhập vai mà chỉ cần trình bày ý kiến của mình.
. Yêu cầu đặt ra là thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của trăng và đèn.
. Đèn trong bài ca dao là đèn dầu, tuy nhiên đèn điện cũng có nhược điểm so với trăng.
+ Yêu cầu tìm hiểu ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng và phát biểu ý kiến.
+ Yêu cầu mỗi tham gia cuộc tranh luận.
+ Nhận xét và tuyên dương HS tranh luận giỏi.
4. Củng cố
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- Giáo viên hỏi : Mục đích của việc tranh luận là gì?”
- GDKNS: Người tranh luận giỏi là người hiểu rõ vấn đề cần tranh luận, biết mở rộng lí lẽ, dẫn chứng và biết bảo vệ ý kiến của mình và phản bác ý kiến của người cùng tranh luận, Tuy nhiên khi tranh luận cần thể hiện thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng tranh luận.
5. Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng thuyết trình, tranh luận.
- Đọc lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học để chuẩn bị Ôn tập - Kiểm tra giữa HKI.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Chú ý.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, góp ý.
- Xác định yêu cầu.
- Chú ý.
- Suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu.
- Xung phong tham gia tranh luận.
- Nhận xét, góp ý.
- HS nêu lại.
- Học sinh trình bày.
- Theo dõi.
TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân (BT1, BT2, BT3, BT4).
- HS khá giỏi làm cả 5 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi BT2.
- Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định .
2. Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu HS:
+ Nêu bảng đơn vị đo, độ dài, khối lượng, diện tích.
+ Làm lại các bài tập trang 47 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Các bài tập thực hành trong tiết Luyện tập chung sẽ giúp các em củng cố kiến thức về viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Ghi bảng tựa bài.
* Thực hành
- Bài 1 : Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
+ Treo bảng đơn vị đo độ dài và yêu cầu đọc.
+ Ghi bảng lần lượt từng câu, yêu cầu thực hiện vào bảng con.
+ Nhận xét, sửa chữa và lưu ý câu d: a) 3,6m
b) 0,4m c) 34,05m d) 3,45m
- Bài 3 :Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Yêu cầu thực hiện vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa:
a) 42,4dm b) 56,9cm c) 26,02m
- Bài 4 : Rèn kĩ năng viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Yêu cầu thực hiện vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng.
+ Nhận xét, sửa chữa:
a) 3,005kg b) 0,03kg c) 1,103kg
- Bài 5 : Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Yêu cầu HS khá giỏi nêu miệng.
+ Nhận xét, sửa chữa:
a) 1,8kg b) 1800g
4. Củng cố .
- Yêu cầu nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
- Tổ chức cho HS thi làm tính.
- Tổng nết trò chơi.
- Nắm được kiến thức bài học, các em sẽ thực hiện tốt bài tập cũng như trong thực tế. Chú ý: Các em nên viết kết quả dưới dạng gọn nhất, nếu có thể.
5. Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 5 bài trong SGK.
- Chuẩn bị bài Luyện tập chung.
- Hát vui.
- Tùy theo đối tượng, HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét và đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Học sinh thực hiện.
File đính kèm:
- GA lop 5 tuan 9.doc