TẬP ĐỌC.
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I-MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
-Hiểu ý nghĩa :Tình bạn đẹp giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của
Ma-ri-ô
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
* KNS : Tự nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng và những phẩm chất về giới.
II-ĐỒ DÙNG
- Tranh minh họa chủ điểm và bài học trong SGK.
23 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần 29 năm học 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏt và giơ tay xin đường,.
- GV bổ sung kết luận: Nhiệm vụ của HS là phải thực hiện đúng luật giao thông
- Khi đi xe đạp , xe máy phải đội mũ bảo hiểm để được an toàn
Hoạt động 2: Lập phương án phòng tránh tai nạn giao thông
- Con đường an toàn từ nhà đến trường
- Thi tìm hiểu an toàn giao thông( vẽ tranh.)
3 Củng cố dặn dò;
- Dặn HS thực hiện bài học
Thứ năm, ngày 5 tháng 4 năm 2013
Luyện từ và câu.
Ôn tập về dấu câu (Tiết 2)
I-Mục tiêu
- Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn(BT1);chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy(BT2),đặt câu và dùng dấu câu thích hợp(BT3)
II-Hoạt động dạy học
1-Bài cũ:(5p)
- Hai HS làm bài tập có sử dụng các dấu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- GV nhận xét, cho điểm.
2-Bài mới:
Hoạt động 1: HS làm bài tập.
Bài 1( 10p) HS thảo luận nhóm đôi trình bày
- Một HS đọc nội dung bài 1 . Cả lớp theo dõi SGK
- GV hướng dẫn HS làm bài, chú ý các câu có ô trống ở cuối.
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: ( 10p) Tiến hành tương tự bài 1 ( Cho HS làm cá nhân)
- Chữa lại những dấu câu bị dùng sai trong mẫu chuyện vui.
- Giải thích vì sao em lại chữa như vậy?
- GV kết luận: Câu 1,2,3 dùng đúng
Câu 4: Chà! ( câu cảm)
Câu 5: Cậu tự giặt lấy cơ à? ( câu hỏi)
Câu 6: Giỏi thật đấy! ( câu cảm)
Câu 7: Không!( câu cảm)
Câu 8: Tớ không có chị đành nhờ anh giặt giúp.(câu kể)
Ba dấu chấm than sử dụng hợp lí thể hiện sự ngạc nhiên của Nam
Bài 3: ( HS làm bài cá nhân )
- Các em đọc lại 4 dòng a ,b, c, d.
- Đặt câu với nội dung mỗi dòng.
- Dùng dấu câu ở câu vừa đặt sao cho đúng.
- HS trình bày kết quả, GV nhận xét , chốt lại những câu HS đặt đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chú ý sử dụng dấu câu đúng khi làm bài.
_____________________________
Toán.
Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng(Tiết 1)
I-Mục tiêu: Biết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài,các đơn vị đo khối lượng
- Viết các số đo độ dài , số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài2(a), bài 3(a,b,c; mỗi câu 1 dòng)
II-Đồ dùng
- Bảng phụ.
III.Hoạt động dạy- học
Hoạt động 1: HS làm bài tập.
Bài 1:
-Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé?
-Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo khối lượng từ lớn đến bé?
-Hãy nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị kế tiếp liền nhau?
Bài 2: Viết theo mẫu
a) 1m = 10dm = cm = ..mm b) 1m = 1/10dam = 0,1 dam
1km = m 1m = .km = .km
1kg = g 1g = ..kg =kg
1 tấn =.kg 1kg =..tấn =.tấn
-Hai HS lần lượt chữa bài.
-HS nhận xét và đổi vở cho nhau để kiểm tra bài.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Cả lớp làm mỗi câu 1 dòng( HS khá giỏi làm hết)
a)5285m = 5km285m = 5,285km
2063 m = ..km.m = .,..km
b)34dm = .m.dm = .,.km
c)2065g =..kg .g = .,.kg
- HS nêu cách làm.
- GV nhận xét,bổ sung.
3 -Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu thứ tự các đơn vị đo độ dài và khối lượng từ lớn đến bé?
- Nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liên tiếp.
- Ôn lại kiến thức đã học.
Thể dục.
Môn thể thao tự chọn.Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
I-Mục tiêu
- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân hoặc bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
- Thực hiện đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay(có động tác nhún chân và bóng có thể không vào rổ cũng được) .
- Chơi được trò chơi: Nhảy ô tiếp sức
II-Địa điểm,phương tiện
-Vệ sinh nơi tập.
-Mỗi HS một quả cầu.
III-Hoạt động dạy học
Hoạt động1: Phần mở đầu.
- GV phổ biến yêu cầugiờ học.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
Hoạt động 2: Phần cơ bản.
Môn thể thao tự chọn.
Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân.
-Thi phát cầu bằng mu bàn chân.
- GV tổ chức cho HS thi theo tổ( mỗi em phát 3 lần)
- Nhận xét đânhs giá, tuyên dương cá nhân tổ thực hiện tốt
Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
Chia tổ cho HS chơi
Hoạt động 3: Phần kết thúc.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV nhận xét đánh giá kết quả buổi học.
Tập làm văn.
Tập viết đoạn đối thoại
I-Mục tiêu
- Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và hướng
dẫn của GV; trình bày được lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu
chuyện.
* KNS : Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch
II-Đồ dùng
- Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Làm bài tập.
Hoạt động 2: Chữa bài.
Bài 1:
-HS đọc yêu cầu bài tập 1
- Đọc phần 1 và 2 của truyện Một vụ đắm tàu
-HS chọn phần 1 hoặc 2 và đọc thầm.
Bài 2:
- Một HS đọc to bài tập, lớp lắng nghe.
- GV cho 1/2 lớp viết tiếp lời thoại đoạn 1 có tên Giu-li-ét-ta
- 1/2 lớp viết lời thoại đoạn 2 có tên Ma-ri ô
- Khi HS viết GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thi đọc hoặc thi diễn kịch.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm(bạn) đọc ( diễn) hay.
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở.
-----------------------------------------
Buổi chiều
Chính tả.(Nhớ-viết)
Đất nước
I-Mục tiêu
- Nhớ-viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
- Tìm được cụm từ chỉ huân chương, danh hiêụ và giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
II-Đồ dùng:
- Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học
1 Bài cũ :
- Gọi HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài và viết 2 tên người, tên địa lí nước ngoài Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Công xã Pa-ri, Chi-ca-gô.
Hoạt động 1: Viết chính tả ( 20p)
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Một HS xung phong đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối trong bài “Đất nước”. Cả lớp lắng nghe, nêu nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm lại 3 khổ thơ để ghi nhớ.
- GV nhắc HS cách trình bày thể thơ tự do, những chữ cần viết hoa, các dấu câu.
- GV cho HS viết các từ: rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất...
- HS gấp sách giáo khoa, nhớ lại bài, tự viết bài.
- GV chấm,chữa một số bài.
Hoạt động 2: Làm bài tập (15p)
Bài 1:
-HS đọc bài Gắn bó với miền Nam.
-Tìm những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài.
-Nhận xét về cách viết các cụm từ đó: Mỗi cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trên đều gồm hai bộ phận. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên này đều được viết hoa.
VD: Huân chương Kháng chiến; Anh hùng Lao động; Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Bài 2:
- Một HS đọc yêu cầu của BT
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- Một HS nói tên các danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn.
- HS viết lại tên các danh hiệu cho đúng.
- Hai em lên bảng viết, cả lớp nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
3 -Củng cố. dặn dò:( 5p)
- GV nhận xét tiết học.
- HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
_____________________________
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng nhận biết và sử dụng 3 loại dấu trên qua 1 số bài tập
II. Hoạt động dạy học
1 GV nêu yêu cầu tiết học.
2 Ôn tập :
- Gọi HS nêu tác dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi,dấu chấm than
- HS nêu,HS khác nhận xét GV đánh giá
3 Luyện tập
Bài 1. ( 10p) HS thảo luận nhóm đôi, trình bày
Đoạn văn sau dùng sai một số dấu câu. Em hãy sửa lại cho đúng.
Một hôm , tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rôi mải đọc. Đến lúc thành phố lác đác lên đèn tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Sau bụi cây, tôi thấy một em bé đang khóc. Bước lại gần tôi hỏi:
- Này , em làm sao thế!
Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp:
- Em không sao cả?
- Thế tại sao em khóc! Em về thôi? Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy.
- Em không về được?
- Tại sao. Em ốm phải không.
- Không phải,em là lính gác?
- Sao lại lính gác! Gác gì!
- ồ, thế anh không hiểu hay sao.
Bài 2: ( 20p) HS làm bài cá nhân vào vở
Ngày chủ nhật, em muốn mời một bạn cùng lớp đến nhà chơi. Bạn em đồng ý.Em hãy viết lại cuộc nói chuyện giữa em và bạn( Lưu ý dùng 3 loại dấu vừa ôn đúng vị trí)
- HS làm bài GV theo dõi , chấm bài
- Gọi HS trình bày bài viết lớp nhận xét , bình chọn
4 Củng cố, dặn dò
- Chữa bài , nhận xét chung tiết học.
Luyện chữ
Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu
- Luyện viết đúng chính tả và trình bày đẹp một đoạn trong bài Một vụ đắm tàu
II. Hoạt động dạy và học
1, GV nêu yêu cầu tiết học
2. Hứơng dẫn HS nghe - viết
- Gọi HS đọc đoạn “ Cơn bão dữ dội một người nói”
- HS viết ra nháp những từ khó: Ma-ri-ô, Giu-li-et-ta, khủng khiếp, quang cảnh, hỗn loạn, xuồng, khoang, vòi rồng,.
- HS viết bài vào vở do GV đọc
Nhắc HS viết đúng, đẹp, trình bày các hợp lí
- GV đọc thong thả bài văn - HS viết vào vở luyện chữ .Chú ý cách trình bày các đoạn văn.
- GV đọc HS khảo lại bài
- GV kiểm tra 1 số vở và nhận xét bài viết của HS :
- Tuyên dương những em viết đẹp có nhiều cố gắng trong rèn chữ viết. Chỉ ra các lỗi mà HS còn viết sai trong bài (Chú ý các mẫu chữ hoa, khoảng cách từ, tiếng, cách trình bày..).
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét bài viết của cả lớp.
Luyện toán
Ôn tập số đo độ dài và số đo khối lượng
I. Mục tiêu
- Ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng, chuyển đổi các đơn vị để khắc sâu mối quan hệ giữa chúng
II. Hoạt động dạy học
1 GV nêu mục đích tiết học
2 HS làm bài tập
Bài 1.a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm
3047m = km
284cm = m
3578 kg =.. tấn
1570 g =. Kg
b) Viết các số đo sau có đơn vị là km
2km240m = ; 845 m =.; 14km35m =.
c) Viết các số đo sau có đơn vị là m.
2dm3cm =.; 18dm2cm =.. ; 4dm23mm =
Bài 2a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm
VD: 1 km = 10 hm ;1 km = 100 dam ; 1 km = 1000 m
b) Viết theo mẫu
1m = dam = 0,1 dam ; 1 kg =yến = 0,1 yến
Bài 3: Viết số đo hoặc đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm
VD: 8472 m = 8km 472m ; 2007 m = 2,007 km
Bài 4 HS khá giỏi .(VBT)
HS làm GV theo dõi gợi ý cho HS yếu
3 Chấm chữa bài
- Gọi HS lên chữa bài GV chấm 1 số bài
- Nhận xét bài chữa của HS
4 Củng cố dặn dò
- Nhận xét chung tiết học
--------------------------------------
File đính kèm:
- gia an tuan 29.doc