I.Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng tên riêng (Ăng-co Vát, Cam-pu-chia), chữ số La Mã XII
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
II.Đồ dùng dạy học:
-Ảnh khu đền Ăng-co Vát trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
36 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có những điều kiện nào?
-GV giảng: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80 – 95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường.
4.Củng cố- Dặn dò: 3’
+ Động vật cần gì để sống?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về những con vật khác nhau.
-Nhận xét tiết học.
-HS hát
-HS lên bảng vẽ sơ đồ đơn giản và trình bày trên sơ đồ.
-Lắng nghe.
1. Động vật cần gì để sống?
-HS thảo luận nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV.
-HS quan sát 5 con chuột sau đó điền vào phiếu thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa.
-Lắng nghe.
+Cùng nuôi thời gian như nhau, trong một chiếc hộp giống nhau.
+Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước.
+Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong hộp của nó chỉ có đĩa thức ăn.
+Con chuột số 4 thiếu không khí để thở vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được.
+Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối.
+Biết xem động vật cần gì để sống.
+Cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn.
+Chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống.
-Lắng nghe.
2. Dự đoán kết quả TN
- HS Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.
-Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
+Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được một thời gian nhất định.
+Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết.
+Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường.
+Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì bị ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bịt kín, không khí không thể vào được.
+Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không được tiếp xúc với ánh sáng.
+Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.
-Hs lắng nghe
-Hs trả lời
Tiết 155: TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về: -Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên.
-Các tinh chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
-Các bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: 1’
2.KTBC:4’
-GV gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 5.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:1’
-Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về phép cộng và phép trừ các số tự nhiên.
b.Hướng dẫn ôn tập:
HĐ1: Cả lớp: 21’
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS nhận xét về cách đặt tính, kết quả tính của bạn.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, đồng thời yêu cầu HS giải thích cách điền chữ, số của mình:
+Vì sao em viết a + b = b + a?
+Em dựa vào tính chất nào để viết được
(a + b) + c = a + (b + c)? Hãy phát biểu tính chất đó.
-Hỏi tương tự với các trường hợp còn lại, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Nhắc HS áp dụng tính chất đã học của phép cộng các số tự nhiên để thực hiện tính theo cách thuận tiện.
-GV chữa bài, khi chữa yêu cầu HS nói rõ em em đã áp dụng tính chất nào để tính.
HĐ2: Cá nhân: 10’
Bài 5
-Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm đúng.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-Đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a. 6195 + 2785 = 8980 b. 5342 – 4185 =1157
47836 + 5409 = 53245 29041 – 5987= 23054
10592 + 79438 = 90030 80200 – 19194 = 61006
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) x + 126 = 480 b) x – 209 = 435
x = 480 – 126 x = 435 + 209
x = 354 x = 644
a) Nêu cách tìm số hạng chưa biết của tổng để giải thích.
b) Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết của hiệu để tính.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a+ b = b + a
( a + b) + c = a + ( b + c)
a + 0 = 0 + a = a
a – 0 = a a – a = 0
+Vì khi đổi chỗ các số hạng của một tổng thì tổng đó không thay đổi.
+Tính chất kết hợp của phép cộng: Khi thực hiện cộng một tổng với một số ta có thể cộng số hạng thứ nhất cộng với tổng của số hạng thứ hai và thứ ba.
-Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a). 1268 + 99 +501
= 1268 + (99 + 501)
= 1268 + 600 = 1868
Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng.
b). 121 + 85 + 115 + 469
= (121 + 469) + (85 + 115)
= 590 + 200 = 790
Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để đổi chỗ các số hạng, sau đó áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính.
-1 HS đọc đề bài trước lớp.
-HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 – 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển
-Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
Tiết 31: ĐỊA LÝ
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
I.Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
-Chỉ trên BĐVN vị trí Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bàu,Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng sa, Trường Sa.
-Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta .
-Vai trò của Biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta .
II.Chuẩn bị:
GV: Kế hoạch dạy học - SGK
-BĐ Địa lí tự nhiên VN.
-Tranh, ảnh về biển, đảo VN.
HS: Bài cũ – bài mới
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: 1’
2.KTBC: 4’
-Vì sao ĐN lại thu hút nhiều khách du lịch?
GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: 1’
“ Biển, đảo và quần đảo”Ghi tựa
b.Tìm hiểu bài:
Hoạt động1: Cá nhân hoặc từng cặp:15’
GV cho HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi trong mục 1, SGK:
+Cho biết Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta?
+Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ.
+Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta.
Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi sau:
+Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
+Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
-GV cho HS trình bày kết quả.
-GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
*Hoạt động2: Cả lớp: 6’
-GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
+Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất?
* Hoạt động3: Nhóm: 10’
Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau:
-Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào?
-Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
GV cho HS thảo luận và trình bày kết quả. GV nhận xét và cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp về giá trị kinh tế và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
-Cho HS đọc bài học trong SGK.
-Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”.
-Nhận xét tiết học.
-HS hát.
+ Đà Nẵng có nhiều bãi biển đẹp liền kề núi Non Nước, có bảo tàng Chăm
+ HS đọc bài học
-HS nhận xét, bổ sung.
1.Vùng biển Việt Nam:
-HS quan sát và trả lời.
+ Phía đông và phía nam
+ HS lên bảng chỉ.
HS thảo luận cặp đôi và chỉ cho nhau xem.
+ Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bọ phận của Biển Đông, phía bắc có vịnh Bắc Bộ, phía nam có vinh Thái Lan,
+ Là kho muối vo tận, cung cấp nhiều khoáng sản, hải sản
2.Đảo và quần đảo :
+ Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc. Nơi tập trung nhiều đảo gọi quần đảo.
+ Vùng biển phía bắc có vịnh Bắc Bộ, nới có nhiều đảo nhất nước ta.
+ Quần đảo Hoàng Sa (Đà nẵng), quần đảo Trường Sa( Khánh Hoà).
+ Trên đảo có chim yến làm tổ. Tổ yến là món ăn quý hiếm, bổ dưỡng
IaGlai, ngày 6 tháng 4 năm 2011
Người kiểm tra
Phạm Thị Liễu
File đính kèm:
- tuan 31-4.doc