I- MỤC TIÊU:
1- Đọc thành tiếng .
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lấm do ảnh hưởng của phương ngữ
( Quách Tuấn Lương, lũ lụt , xả thân, quyên góp , )
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phải phù hợp với nội dung.
2- Đọc hiểu .
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Xá thân, quyên mình, khắc phục, .
- Hiểu nội dung câu chuyện : tình cảm bạn bè: Thương bạn, muốn chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống .
3- Nắm được phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25, SGK .
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc
- Các tranh,ảnh, tư liệu về cảnh cứu đồng bào bão lụt.
32 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Mục tiêu:
Giúp hs tìm hiểu một số từ ngữ về chủ đề trên
- Rèn luyện để hs sử dụng tốt vốn từ trên
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Làm việc cả lớp
Tìm một số từ ngữ nói về chủ đề :nhân hậu - đoàn kết
Tìm các từ chứa tiếng nhân
VD: nhân dân, nhân từ, nhân ái..
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Cho các từ: hièn hậu, chia rẽ, trung hậu , nhân ái, bất hoà, đôn hậu
a, Từ nào cùng nghĩa với từ nhân hậu
b, Từ nào trái nghĩa với từ đoàn kết
Bài 2: Em hãy tìm một số thành ngữ, tục ngữ nói về chủ đề nhân hậu - đoàn kết. VD: ở hiền gặp lành
Bài 3: Đặt câu với từ : hiền lành , độc ác
HĐ3: Củng cố – dặn dò
Gọi hs đọc bài làm của mình
GV nhận xét ghi điểm
Luyện Toán:
Dãy số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Củng cố về dãy số tự nhiên: đặc điểm của dãy số tự nhiên, tìm só liền trước, liền sau, số chẵn số lẻ
II.hoạt động dạy học:
HĐ1: thảo luận
- Gọi hs nhắc lại dãy số tự nhiên
- Hai số TN liên tiếp nhau hơn kém nhau mấy đơn vị?
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào chổ chấm
98;.; 100 ; 237; 238
999; 1000; . 750; .; 752
Bài2: Tìm x biết:
a, x là số tự nhiên
b, x là số chẵn
c, x là số lẻ
Bài3: Tìm x biết 98 6 < x < 1000
X = 997; 998; 999
Bài4: Viết tiếp 3 số vào dãy số sau:
a, 1 ; 4 ; 7; ; ; .
b, 24; 29; 34; ; ;
HĐ3: Củng cố – dặn dò
HS chữa bài , Gv nhận xét
Hoạt động ngoài giờ:
Múa hát về nhà trường
- GV hướng dẫn hs múa lại một số bài múa của Đội: Em yêu trường
em,Chào mừng năm học mới
- Các tổ tự luyện tập
- GV kiểm tra, sau đó gọi từng tổ biểu diễn
- GV nhận xét giờ
Thứ 6 ngày21 tháng 9 năm 2007
Thể dục
Đi đều,vòng phải, vòng trái, đứng lại
Trò chơi " Bịt mắt bắt dê"
I - Mục tiêu
- Củng cố và năng cao kĩ thuật động tác quay sau. yêu cầu cơ bản đúng động tác, đúng khẩu lệnh.
- Học động tác mới : Đi đều vòng phải, vòng trái. Yêu cầu HS nhận biết đúng hướng vòng, làm quen với kĩ thuật động tác .
- Trò chơi " bịt mắt bắt dê "yêu cầu hs rèn luyện và nâng cao tập trung chú ý và khả năng định hướng cho HS .
II- Địa điểm - phương tiện.
- Địa điểm : trên sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện.: còi, khăn
II- Nội dung và phương pháp lên lớp .
HĐ1: Phần mở đầu.
- Gv nhận lớp ,phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chẩn chỉnh độ hình đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Trò chơi làm theo khẩu lệnh.
- Hs dậm chân tại chỗ .
HĐ2: Phần cơ bản
a- Đội hình đội ngũ
- Ôn quay trước, quay sau.
- Học bài mới : Đi đều , vòng trái, vòng phải. GV làm mẫu động tác
+ HS tập luyện theo tổ, lớp.( chú ý tốc độ dài và bước của HS.
b- Trò chơi vận động
- GV tập hợp đội hình theo yêu cầu của trò chơi, nêu tên của tỳo chơi, nội dung, luật chơi. HS thực hành, chơi. GV theo dõi sửa sai.
HĐ3: Phần kết thúc
- Cho HS chạy một vòng tròn lớn khép kín.
- GV hệ thống lại nội dung bài học
- HS nhận xét, đánh giá giờ học và giao bài về nhà.
---------------------------------------------------
Tập làm văn.
Viết thư.
I- Mục tiêu .
- Biết được mụcđích của việc viết thư.
- Biết được nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của bức thư .
- Biết viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin đúng nội dung, kết cấu, lời lẽ chân thành, tình cảm.
Ii- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết sẵn phần ghi nhớ .
- Bảng lớp viết sẵn phần luyện tạp.
II- Các hoạt động dạy học.
A- Bài cũ
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi : kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật để làm gì?Có những cách nào để kể lại lời nói của nhân vật?
- GV nhận xét - ghi điểm.
B- Dạy - học bài mới.
1- Giới thiệu bài.
2- Tìm hiểu ví dụ.
- Bạn lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Theo em người ta viết thư để làm gì?
+ Đầu thư bạn lương viết gì?
+ Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của hồng như thế nào?
+ Bạn lương thông báo với bạn Hồng tin gì?
+ Theo em, nội dung bức thư cần có những gì?
+ Qua bức thư em nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc.
3- Ghi nhớ
- GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
4 - Luyện tập
a- Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gạch chân dưới những từ:để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em.
- Phát giấy bút cho HS .
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả..
b- Viết thư.
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý HS viết bài.
- Gọi HS đọc bài của mình
- Nhận xét ghi điểm.
5- Củng cố - Dặn dò.
Về nhà viết lại bức thư vào vở và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- 2 HS đọc bài
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc bài.
- Lương viết thư cho Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương máat mát không gì bù đắp nổi.
+ Để thăm hỏi, động viên .Để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm.
+ Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng .
+ Lương thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.
+ Lương thông báo tin về sự quan tâm .. .- Nội dung của bức thư cần.
+ Nêu lí do và mục đích viết thư .
+ Thăm hỏi người nhận thư.
+ Thông báo tình hình người viết thư.
+ Nêu ý kiến cần trao đổihoặc bày tỏtình cảm.
- phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.
- Phần kết thúc ghi lời chào, lời hứa hẹn.
- HS đọc phần ghi nhớ.
-2 HS đọc bài .
- HS nhận dụng cụ học tập.
- Thảo luận hoàn thành nội dung.
- Các nhóm nêu kết quả
- các nhóm khác nhận xét
- HS viết bài.
- HS đọc bài cả lớp nghe.
Toán
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I- Mục tiêu
Giúp HS
- Nhận xét đặc điểm của hệ thập phân.
- Sử dụng 10 kí hiệu để viết số trong hệ thập phân
- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó .
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ hoặc giấy viết sẵn nội dung của bài tập 1, bài tập 3.
III- Hoạt động dạy - học.
A- Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS lên làm bài luyện tập thêm GVkiểm tra vở bài tập của HS.
- GVchữa bài và nhận xét- ghi điểm.
B- Dạy học bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: đặc điểm của hệ thập phân.
- GV viết lên bảng bài tập sau và yêu cầu HS làm bài.
+10ơn vị = . chục
+ 10 chục = trăm.
+ 10 trăm = nghìn.
+ ..nghìn = 1 chục nghìn
+ 10 chục nghìn= .trăm nghìn.
- qua bài tập trên bạn nào cho biết hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên tiếp nó?
- Chính vì vậy ta gọi đây là hệ thập phân.
HĐ3: cách viết số trong hệ thập phân.
- Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những số nào?
- viết các số sau:
+ Chín trăm chín mươi chín.
+ Hai nghìn không trăm linh năm.
+ Sáu trăm tám mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
- Như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết đựơc mọi số tự nhiên.
- GV hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999.
HĐ4: Luyện tập, thực hành
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu,
- gọi 1 HS đọc bài làm của mình
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 2
- GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó.
- Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
- Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì?
- GV yêu cầu HS nêu kết quả.
- Gv nhận xét - ghi điểm.
C- Củng cố - dặn dò.
- HSvề nhà làm bài luyện tập thêm.và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi và làm bài.
- 10 đơn vị = 1chục
- 10 chục = 1 trăm .
- 10 trăm = 1 nghìn.
- 10 nghìn = 1 chục nghìn.
- 10 chục nghìn = 1trăm nghìn.
- Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
- HS nêu lại kết luận.
- Hệ thập phân có 10 chữ số, đó là các chữ số 0;1 ; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.
- 999
- 2005.
685402793.
- Giá trị của chữ số 9 ở hàng đơn vị là 9 đơn vị , của chữ số 9 ở hàng chục là 90. của chữ số 9 ở hàng trăm là 900.
- HS nhắc lại kết luận
- HS làm vào VBT.
- Kiểm tra bài.
- 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào vở nháp.
387 = 300 + 80 + 7.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS làm vào VBT.
- Giá của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng
- Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó .
- Trong số 45, giá trị của chữ số 55 là 5 đơn vị , vì chữ số 5 thuộc hàng đơn vị, lớp đơn vị.
- 1 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào VBT.
Khoa học
Vai trò của vi - ta-min, chất khoáng và chất xơ.
I- Mục tiêu:
Giúp HS :
- Kể tên được các thức ăn có chứa nhiều vi- ta - min, chất khoáng và chất xơ.
- Biết được vai trò của thức ăn có chứa nhiều vi- ta - min, chất khoáng và chất xơ.
- Xác định được nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều chất khoáng và chất xơ.
II- Đồ dùng dạy học.
- các hình minh hoạ ở trang 14,15 SGK.
- Có thể mang một số kiến thức ăn thật như : chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải.
- 4 tờ giấy khổ to.
- phiếu học tập theo nhóm.
III- Hoạt động chủ yếu..
Hoạt động 1: Những loại thức ăn chứa nhiều vi -ta- min, chất khoáng và chất xơ.
- GV cho HS hoạt động theo cặp. ( HS quan sát tranh và thảo luận ).
- HS thực hiện câu hỏi trên lớp, nhậ xét .
- GV tiến hành hoạt động theo lớp.GV ghi nhanh những loại thức ăn đó lên bảng.
Hoạt động 2: Vai trò của vi- ta - min, chất khoáng và chất xơ.
- GV cho HS tiến hành thảo luận theo nhóm ( HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi .
- GV kết luận và mở rộng( HS lắng nghe, ghi nhớ )
Hoạt động 3: Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm( HS thảo luận nhóm theo các bước).
- Các thức ăn chứa nhiều chất vi-ta - min, chất khoáng,và chất xơ ở đâu? ( Các thức ăn chứa nhiều vi-ta- min, chất khoáng và chât xơ đều có nguồn gốc từ động nvật thực vật)
Hoạt động kết thúc.
- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
- Về nhà xem bài7
----------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu
- Học sinh đánh giá chính xác các ưu, nhược điểm trong tuần. Bình bầu tuyên dương và phê bình chính xác công bằng.
II- Tiến hành
Ưu điểm: đa số học sinh đẫ có ý thức vươn lên trong học tập . Về nhà có nghiên cứu bài trước . Một số học sinh hăng say phát biểu. Lao động vệ sinh sạch sẽ.
Nhược điểm : Nhìn chung toàn lớp yếu nhiều về môn tiếng việt, đặc biệt là tập làm văn, luyện từ và câu.Một số học sinh ngồi trong lớp còn làm việc
riêng, nói chuyện như Kính, Nam, Dũng
----------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuan3.doc