I.Mục tiêu:
1.Đọc thành tiếng:Đọc đúng các từ, ngữ, câu, đoạn bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
2.Đọc – Hiểu:
-Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, yêu tinh, tinh thông.
-Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
-Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.Hoạt động trên lớp:
41 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
2.Đọc – Hiểu:
-Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Cẩu Khây, yêu tinh, tinh thông.
-Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
-Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động:1’
2.Bài cũ: 3’
- GV kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1’
-Ở HK II lớp 4, các em sẽ được học về 5 chủ điểm: Người ta là hoa đất, Vẻ đẹp muôn màu, Những người quả cảm, Khám phá thế giới, Tình yêu cuộc sống. Các chủ điểm ấy sẽ giúp các em hiểu thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, hiểu thêm về năng lực, tài trí của con người.
-Bài đầu tiên về chủ điểm Người ta là hoa đất hôm nay các em học, sẽ đưa các em đến với bốn cậu bé khỏe mạnh, tài năng và đầy lòng nhiệt thành làm việc nghĩa
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
HĐ1:Luyện đọc: 8’
+ HS hoặc GV chia đoạn :5 đoạn.
+ Mỗi chỗ xuống dòng là một đoạn.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài đoạn 2.
- GV giải nghĩa một số từ khó: chõ xôi, vồ, chí hướng.
- GV đọc diễn cảm cả bài .
HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’
¶ Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào ?
¶ Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ?
¶ Trước cảnh quê hương như vậy, Cẩu Khây đã làm gì ?
¶ Cẩu Khây đã gặp ai đầu tiên ? Người đó như thế nào ?
¶ Người thứ hai Cẩu Khây gặp là ai ? Người đó có tài năng gì ?
¶ Cuối cùng Cẩu Khây đã gặp ai ? Người ấy thế nào ?
HĐ3: Đọc diễn cảm:5’
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài : đoạn 2.
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Theo dõi, uốn nắn
+ Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố: 5’
+ Liện hệ giáo dục( tinh thần đoàn kết, làm việc có ích)
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? Nêu ý nghĩa bài học?
5. Dặn dò: 1’
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Chuyện cố tích về...”
-Nhận xét tiết học.
+ Hát – báo cáo sĩ số
-HS lắng nghe.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- HS đọc từ khó và câu văn dài.
+ HS luyện đọc câu văn dài
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2.
- HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp .
- HS đọc toàn bài.
+ HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
¶ Sức khỏe: nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18.
¶ Tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ.
+ HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
¶Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không ai sống sót.
¶Thương dân bản Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.
+ HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
¶Đến một cành đồng Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập. Tên cậu bé là Nắm Tay Đóng Cọc biết Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh, cậu bé sốt sắng xin đi cùng.
+ HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi
¶Đó là cậu bé Lấy Tai Tát Nước. Cậu bé có tài lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Cậu bé cúng Cẩu Khây lên đường.
+ HS đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi.
¶Cậu bé có tên Móng Tay Đục Máng. Cậu có tài lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
- HS đọc toàn bài.
+ Luyện đọc theo nhóm đôi
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
+ Bình chọn người đọc hay.
Ý nghĩa: Truyện ca ngợi sức khỏe, tài năng và lòng nhiệt thành làm việc nghĩa, diệt trừ cái ác cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
Tùhứ ba ngày 28 tháng 12 năm 2010
Tiết 37: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.Mục tiêu:
1. Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
2. Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.
-Bút dạ, 4 tờ giấy trắng.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: 1’
2.KTBC:5’
- HS nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật.
-GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:1’
“ Luyện tập xây dựng..”. GV ghi đề
b. Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài tập1:Dưới đây là một số ...
+ Các em có nhiệm vụ chỉ ra 3 đoạn mở bài a, b, c có gì giống nhau và có gì khác nhau.
-GV nhận xét và chốt .
HĐ2: Cá nhân: 15’
Bài tập 2:Viết một đoạn văn...
+Các em phải viết cho hay hai đoạn mở bài của cùng một đề bài. Một đoạn viết theo kiểu mở bài trực tiếp, một bài viết theo kiểu gián tiếp.
-Cho HS trình bày kết quả bài làm, GV thu 2 bảng phụ treo lên để HS quan sát.
-GV nhận xét, khen HS viết mở bài theo 2 kiểu hay.
(Nếu còn thời gian - GV đọc cho HS nghe một số mở bài trong Sgv và sách tham khảo)
4. Củng cố – Dặn dò:3’
-Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh 2 đoạn văn, viết vào vở - GV nhận xét tiết học.
- Hát. báo cáo sĩ số
+ Mở bài theo kiểu trực tiếp: là giới thiệu ngay đồ vật định tả
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp: là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
-HS đọc.
-HS đọc thầm lại từng đoạn mở bài.
-HS làm theo cặp.
-Một số HS lần lượt phát biểu.
+Điểm giống nhau giữa các đoạn mở bài:
Các đoạn mở bài đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+Điểm khác nhau giữa các đoạn mở bài:
¶Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): giới thiêu ngay cái cặp sách cần tả.
¶Đoạn c (mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
-Lớp nhận xét.
+ HS làm vở nháp, 2 em viết bảng phụ ( 1 mở bài trực tiếp, 1 mở bài gián tiếp)
+ HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS còn lại làm vào VBT.
+ HS đọc bài làm.
-Lớp nhận xét.
+ HS nêu lại hai cách mở bài.
Tiết 19 Địa lí
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS biết những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng .
- Xác định được vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ VN . Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng . Hình thành biểu tượng về thành phố cảng , trung tâm công nghiệp đóng tàu , trung tâm du lịch .
- Có ý thức tìm hiểu về các thành phố cảng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các bản đồ : hành chính , giao thông VN , Hải Phòng .
- Tranh , ảnh về Hải Phòng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Thủ đô Hà Nội .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : (27’) Thành phố Hải Phòng .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hải Phòng – thành phố cảng .
MT : Giúp HS xác định được vị trí Hải Phòng trên bản đồ VN , các hoạt động ở cảng Hải Phòng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm quan sát bản đồ hành chính , giao thông VN ; tranh , ảnh thảo luận theo gợi ý :
+ Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu ?
+ Trả lời các câu hỏi mục I SGK .
+ Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?
+ Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng .
Hoạt động 2 : Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm ngành công nghiệp đóng tàu của Hải Phòng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Bổ sung : Các nhà máy đóng tàu ở Hải Phòng đã đóng được những chiếc tàu biển lớn không chỉ phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu . Hình 3 thể hiện chiếc tàu biển có trọng tải lớn của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đang hạ thủy .
Hoạt động lớp .
- Dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau :
+ So với các ngành công nghiệp khác , công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào ?
+ Kể tên các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng .
+ Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng .
Hoạt động 3 : Hải Phòng là trung tâm du lịch .
MT : Giúp HS nắm được đặc điểm về du lịch của Hải Phòng .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Bổ sung : Đến Hải Phòng , chúng ta có thể tham gia được nhiều hoạt động lí thú : nghỉ mát , tắm biển , tham quan các danh lam thắng cảnh , lễ hội , vườn quốc gia Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm dựa vào tranh , ảnh , SGK và vốn hiểu biết của bản thân , thảo luận theo gợi ý sau : Hải Phòng có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu về các thành phố cảng .
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
File đính kèm:
- tuan 19-4.doc