I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ: Vương quốc, xinh xinh, lại là, miễn là, chủ nhỏ, cửa sổ, giường bệnh.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ thể hiện sự bất lực của các vịt quan, sự buồn bực của nhà vua.
- Đọc diễn cảm được toàn bài, phân biệt lời của các nhân vật.
2. Đọc - hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: vời
- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 163 sgk. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
24 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh nêu dấu hiệu chia hết cho 2 - yêu cầu học sinh làm bài luyện tập thêm.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 26 tháng 12 năm 2008
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
I. mục tiêu:
- HS tiếp tục tìm hiểu về đoạn văn : biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong văn miêu tả , nội dung miêu tả của từng đoạn , dấu hiệu mở đầu doạn văn.
- Biết viết các đoạn văn trong một bài văn miêu tả đồ vật
II. hoạt động dạy học:
A.Bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại kiến thức trong bài : đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
a, Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả?
b, xác định nội dung miêu tả của từng đoạn
c, Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào?
Bài 2: HS dựa vào gợi ý a, b ,c để viết đoạn văn tả cái cặp của em không giống với cặp của bạn khác
Bài 3: GV hướng dẫn tương tự
- Cả 3 đoạn đều thuộc phần thân bài
- Đoạn 1: tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp
Đoạn 2:Tả quai đeo và dây đeo
Đoạn 3: Tả cấu tạo bên ngoài của chiếc cặp
- Đoạn1 :Đó là 1 chiếc cặp màu đỏ tươi
Đoạn2 : quai cặp làm bằng.
Đoạn 3: mở cặp ra em thấy.
- HS viết đoạn văn tả bên trong chiếc cặp của mình
3. Củng cố , dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
--------------------------------------
Kỉ thuật
cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình các bài trong chơng
-Mẫu khâu, thêu đã học
III. Hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới
Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chơng I
- Yêu cầu HS nêu các loại mũi khâu, thêu đã học
- 2HS nêu: Khâu thờng, khâu đột, khâu tha, khâu đột mau, thêu móc xích.
- Yêu cầu HS nêu qui trình và cắt vải theo đờng vạch dấu; khâu thờng; khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thờng;
- 3HS nêu
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình
Hoạt động 2: Hớng dẫn HS thực hành
- HS tiến hành cắt thêu sản phẩm mà mình chọn.
3. Củng cố, dặn dò: Yêu cầu HS nêu kiến thức cơ bản của các bài đã học.
- Chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
--------------------------------------
Toán
luyện tập
I. mục tiêu:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5
- Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
Lấy ví dụ minh hoạ
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: HS tự làm vào vở
- Gọi HS nêu các số đã viết ở phần bài làm và giải thích tại sao lại chọn số đó?
Bài 2:HS làm bài sau đó HS kiểm tra chéo nhau
Bài 3: GV chú ý yêu cầu HS nêu lí do chọn các số trong từng phần
VD : Các số chia hết cho 5 có tận cùng là 0; 5
Các số chia hết cho 2 có tận cùng là 0 ; 2 ; 4; 6 ; 8
Bài 4: Từ kết quả bài 3a cho HS nêu : số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
Bài 5 HS thảo luận theo cặp và nêu kết luận: Loan có 10 quả táo
Hoạt động 3: GV nhận xét giờ học
---------------------------------------
Khoa học
ôn tập và Kiểm tra học kì I
I. Mục tiêu:
- Củng cố: + Tháp dinh dưỡng cân đối
+ Tính chất của nước
+ T/c thành phần của không khí
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi giải trí
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất, vui chơi giải trí.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng: Nêu không khí gồm những thành phần nào?
- 2 HS lên bảng
- GV nhận xét - ghi điểm
B. Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất
- Yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu
- HS làm bài tập vào phiếu
- GV thu bài - chấm
Hoạt động 2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt
- HS thảo luận, thảo luận nêu câu hỏi (không khí - nước)
- Các nhóm thảo luận và các nhóm nêu câu hỏi lẫn nhau
Hoạt động 3: Cuộc thi tuyên truyền viên xuất sắc
- Yêu cầu HS giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta ngày càng bị tàn phá
- HS chuẩn bị lời giới thiệu của mình
+ Bảo vệ nguồn nước
- 3HS giới thiệu
+ Bảo vệ môi trường, không khí
- 3HS giới thiệu
- GV cho HS vẽ tranh
C. Củng cố- dặn dò
- Ôn lại những kiến thức đã học và chuẩn vị cho bài kiểm tra học kỳ I.
--------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập vị ngữ trong câu kể ai làm gì?
I. mục tiêu:
- Củng cố về cấu tạo câu kể Ai làm gì?
- Xác định bộ phận vị ngữ của câu kể Ai làm gì ? Biết đặt câu kể aaaaaai làm gì?
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
Câu kể Ai làm gì ? có mấy bộ phận?
Bộ phận chủ ngữ, vị ngữ nêu ý gì?
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì có ý nghĩa gì?
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì trong đoạn văn sau:
“ Va- li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “ cô gái phi ngựa đánh đàn” và mơ ước trở thành diễn viên biểu diễn xiếc. Em xin vào học nghề tại rạp xiếc . Ông giám đốc rạp xiếc giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa”
Bài 2: Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở bài tập 1
Bài 3: Đặt câu kể Ai làm gì ? nói về chủ đề học tập.
Bài 4( khá, giỏi ): Viết một đoạn văn ngắn kể về công việc rửa ấm chén của em. Hãy xác định các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn đó.
Hoạt động3: HS chữa bài, GV nhận xét.
-----------------------------------
Tự học
Luyện tập dấu hiệu chia hết cho 5
I. mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng xác định dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm VBT
Bài 1: 2 HS lên bảng làm
Bài 2: HS đứng tại chổ nêu kết quả bài làm
Bài 3 : GV chấm một số HS
Hoạt động 2: Luyện tập thêm
Bài 1: Trong các số 63420; 9742 ; 4365; 8621 ; 78000; 76435
Số nào chia hết cho 2? ( 63420 ; 9742 ; 78000 )
Số nào chia hết cho 5? ( 63420 ; 4365 ; 78000 ; 76435 )
Số nào vừa chia hết cho2 vừa chia hết cho 5? ( 63420 ; 78000)
Bài 2( khá, giỏi ): Tìm X, biết X là số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 và:
a, 350 < X < 390 b, 1942 < X < 1964
Hoạt động 3: Gọi HS chữa bài
Gv nhận xét giờ học
--------------------------------------
Luyện Toán
Luyện tập dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
I. mục tiêu:
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2 và 5
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập VBT
Hoạt động 2: Luyện tập thêm
Bài 1: Trong các số sau: 25; 768 ; 6300 ; 7860 ; 1205 ; 1782
a, Số nào chia hết cho 2?
b, Số nào chia hết cho 5?
c, Số nào chia hết cho 2 và 5?
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a, Số chia hết cho 2 là: 23 < < 31
b, Số chia hết cho 5 là: 23 < < 31
c, Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 23 < <31
Bài 3( khá, giỏi ): Viết chữ số thích hợp vào dấu * sao cho 45*:
a, Số chia hết cho 2 ( 450 ; 452 ; 456 ; 458; 454 )
b, Số chia hết cho 5 ( 450 ; 455 )
c, Số chia hết cho cả 2 và 5 ( 450 )
Hoạt động3:
- Lần lượt gọi HS chữa bài
GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt:
Luyện đọc: rất nhiều mặt trăng
I. mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc phân vai người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ.
- Hiểu nội dung bài học
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Luyện đọc
HS đọc nối tiếp theo đoạn
Luyện đọc theo nhóm
Luyện đọc diễn cảm toàn bài
Thi đọc diễn cảm
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
Công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị thần và các nhà khoa học?
Sau khi biết rỏ suy nghĩ của công chúa chú hề đã làm gì?
Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà?
Nêu nội dung bài học
Hoạt động 3: GV nhận xét giờ học.
Kỉ thuật
cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn( tt)
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh quy trình các bài trong chương
-Mẫu khâu, thêu đã học
III. Hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới :
-GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương I
- Yêu cầu HS nêu các loại mũi khâu, thuê đã học
- 2HS nêu: Khâu thường, khâu đột, khâu thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thuê móc xích.
- Yêu cầu HS nêu qui trình và cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường; khâu ghép 2mép vải bằng mũi khâu thường;
- 3HS nêu
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình
3. Củng cố , dặn dò: Yêu cầu HS nêu kiến thức cơ bản của các bài đã học.
- Chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
Mĩ thuật:
Trang trí hình vuông
( Gv chuyên trách dạy )
Hướng dẫn tự học:
luyện tập xây dựng bài văn miêu tả
I. mục tiêu:
- Rèn kĩ năng trình bày bài văn miêu tả
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
Đề bài: Hãy tả chiếc cặp của em
Đề bài thuộc thể loại văn gì?( văn miêu tả )
Đối tượng miêu tả là gì? ( chiếc cặp của em )
Hướng dẫn HS quan sát chiếc cặp
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lập dàn ý
a, Mở bài: Chiếc cặp có từ lúc nào? Do ai tặng hoặc mua? Vào dịp nào?
b, Thân bài:
- Tả bao quát bề ngoài
-Tả chi tiết các bộ phận
- Nêu tác dụng
c, Kết bài: Nêu cảm xúc của em
Hoạt động 3: HS viết bài
HS chuyển dàn ý trên thành bài văn hoàn chỉnh và trình bày vào vở
GV giúp HS yếu
Hoạt động4: Củng cố , dặn dò
- GV thu bài và nhận xét giờ học
Hoạt động ngoài giờ:
Giáo dục môI trường
I. mục tiêu:
- Môi trường có vai trò hết sức quan trọng với đời sống nói chung
- HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường
II. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Vai trò của môi trường
Nêu vai trò của môi trường đối với đời sống nói chung
Môi trường bị ô nhiểm có ảnh hưởng gì?
Theo em nguyên nhân nào làm môi trường bị ô nhiểm?
Hoạt động 2: Bảo vệ môi trường
Em phải làm gì để bảo vệ môi trường?
GV chia nhóm hướng dẫn HS vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường
File đính kèm:
- Tuan 17.doc