Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 15

I. Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng:

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó:nâng lên, trầm bổng, sao sớm, khổng lồ, bãi thả, trầm bổng,.

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.Đọc diễn cảm một đoạn, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. Đọc- hiểu:

+ Hiểu nghĩa các từ:mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao .

+ Hiểu nội dung câu chuyện: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh điều bay lơ lửng trên bầu trời.

II. Đồ dùng dạy học:

· Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 146, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

· Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Hoạt động trên lớp:

 

doc38 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong những chỗ rỗng của mọi vật:18’ -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng. -Yêu cầu các nhóm tiến hành làm TN -Yêu cầu các nhóm quan sát, ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu. Hiện tượng Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - - Hai thí nghiệm trên cho em biết điều gì ? * Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí. -Treo hình minh hoạ 5 trang 63 / SGK và giải thích: Không khí có ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển. -Gọi HS nhắc lại định nghĩa về khí quyển. HĐ3:Cuộc thi: Em làm thí nghiệm. -GV tổ chức cho HS thi theo tổ. -Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời. -GV nhận xét – tuyên dương. 4.Củng cố- dặn dò:3’ - GVcủng cố bài học -Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau. -Xem trước bài Không khí có những tính chất gì? -GV nhận xét tiết học. -HS hát. + Để có nước sạch chúng ta phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có được,... + Không nên sử dụng nước sạch một cách bừa bãi,. - Nhận xét, bổ sung. 1. Không khí ở xung quanh ta: -HS làm thí nghiệm 1.. -Quan sát và trả lời. + Những túi ni lông phồng lên như đựng gì bên trong. + Không khí tràn vào miệng túi và khi ta buộc lại nó phồng lên. + Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có không khí. - HS làm thí nghiệm2 như SGK: Lấy kim đâm thủng túi ni lông ( vừa làm TN1)... + Để tay lên chỗ thủng ta thấy mát như có gió nhẹ vậy. + Chiếc túi dần dần bị xẹp lại. 2. Không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật: -Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm. -HS tiến hành làm thí nghiệm TN1: + Hiện tượng: Khi mở nút chai ra ta thấy có bông bóng nước nổi lên mặt nước. + Kết luận: Không khí có ở trong chai rỗng. TN2: + Hiện tượng: Nhúng miếng bọt biển (hòn gạch, cục đất) xuống nước ta thấy nổi lên trên mặt nước những bong bóng nước rất nhỏ chui ra từ khe nhỏ trong miệng bọt biển (hay hòn gạch, cục đất). + HS trình bày kết quả TN. -Không khí có ở trong mọi vật:, chai rỗng, bọt biển (hòn gạch, đất khô). -HS quan sát lắng nghe. -3 đến 5 HS nhắc lại. -HS thảo luận. -HS trình bày. Tiết 75: TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo) I.Mục tiêu : Giúp học sinh:Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. -Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. II.Đồ dùng dạy học : GV: Kế hoạch dạy học – SGK HS: Bài cũ – bài mới. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: 1’ 2.KTBC:5’ -GV gọi HS lên bảng làm lại bài 1 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới : a. Giới thiệu bài: 1’ -Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kỹ năng chia số có 5 chữ số cho số có hai chữ số . b. Tìm hiểu bài: 1.Hướng dẫn thực hiện phép chia HĐ1: Cả lớp: 15’ * Phép chia 10 105 : 43 -GV ghi lên bảng phép chia, yêu cầu HS đặt tính và tính . - GV theo dõi, giúp đỡ. Vậy 10105 : 43 = 235 -Phép chia 10105 : 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư ? * Phép chia 26 345 : 35 -GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài. Vậy 26345 : 35 = 752 (dư 25) -Phép chia 26345 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? -Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì c. Luyện tập - thực hành: HĐ2:Cá nhân: 15’ Bài 1: Đặt tính rồi tính. -GV cho HS tự đặt tính rồi tính. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: (Dành cho HS K-G) + GV đặt câu hỏi gợi mở, hướng dẫn HS. -GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò :3’ -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. - HS lên bảng làm bài. - HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe giới thiệu bài. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 10105 43 150 235 215 00 -Là phép chia hết. + HS lên bảng, lớp nháp. 26345 35 184 752 095 dư 25 - Là phép chia có số dư bằng 25. -Số dư luôn nhỏ hơn số chia. - HS đọc yêu cầu bài tập. + HS lên bảng, lớp làm vào vở. 23576 56 31628 48 224 421 288 658 117 282 112 240 56 428 56 384 0 dư 44 18510 15 42546 37 15 1234 37 1149 35 55 30 37 51 184 45 148 60 366 60 333 0 dư 33 + Nhận xét, bổ sung. -HS đọc đề toán. -1 HS lên bảng làm.Cả lớp làm bài vào VBT. Tóm tắt : 1 giờ 15 phút : 38 km 400m 1 phút : m ? Bài giải 1 giờ 15 phút = 75 phút 38 km 400m = 38400m Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là 38400 : 75 = 512 (m) Đáp số: 512 m Tiết 15: ĐỊA LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TIẾP THEO) I.Mục tiêu : Học xong bài này HS biết: Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nghề thủ công và chợ phiên của người dân ở ĐB Bắc Bộ . -Các công việc cần phải làm trong quá trình tạo ra sản phẩm gốm . -Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất . -Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân . II.Chuẩn bị : -Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ (HS và GV sưu tầm). III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: 1’ 2.KTBC :5’ -Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ . -Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh . - Nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: 1’ Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ. Ghi tựa. b.Tìm hiểu bài: Hoạt động1: Nhóm :15’ -GV cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau: +Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ? (Nhiều hay ít nghề, trình độ tay nghề, các mặt hàng nổi tiếng, vai trò của nghề thủ công ) +Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ? +Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ? -GV nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ . GV: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định . Hoạt động2: Cá nhân : 10’ -GV cho HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi : +Quan sát các hình trong SGK em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm ? -GV nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. Tất cả các sản phẩm gốm có độ bóng đẹp phụ thuộc vào việc tráng men. -GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống . Hoạt động3: Nhóm: 5’ -GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để thảo luận các câu hỏi : + Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ ) . +Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ? GV:Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân. 4.Củng cố- Dặn dò:3’ -GV cho HS đọc phần bài học trong khung . -Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở ĐB Bắc Bộ . -Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ? -Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thủ đô Hà Nội”. -Nhận xét tiết học . -HS hát . - Làm đất, gieo mạ, cấy lúa,... - Thuận lợi cho việc trông cây rau màu xứ lạnh,. -HS khác nhận xét . 3.Nơi có hàng trăm nghề thủ công : + HS thảo luận theo nhóm. - Báo cáo kết quả. - Nhận xét, bổ sung. + Đồng bằng Bắc Bộ có tới hàng trăm nghề thủ công khác nhau, nhiều nghề đạt tới trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, .... + Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề, làng Bát Trang, làng Vạn Phúc, làng Đông Kị,... + Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân. + Nhào luyện đất, tạo dáng cho gốm, phơi gốm, vẽ hoa văn , tráng men, đưa vào lò nung, lấy sản phẩm từ lò nung ra. -HS khác nhận xét, bổ sung. -Vài HS kể . 4.Chợ phiên: -HS thảo luận . -HS trình bày kết quả trước lớp. +Mua bán tấp nập, ngày họp chợ không trùng nhau, hàng hóa bán ở chợ phần lớn sản xuất tại địa phương. +Chợ nhiều người; Trong chợ có những hàng hóa ở địa phương và từ những nơi khác đến . -HS khác nhận xét. -3 HS đọc . -HS trả lơì câu hỏi . IaGlai, ngày 23 tháng 11 năm 2010 Người kiểm tra Phạm Thị Liễu

File đính kèm:

  • doctuan 15-4.doc