I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:cánh bướm non, chùn chùn , năm trước, lương ăn,cỏ xước, tỉ tê , tảng đá , bé nhỏ , thui thủi,
+ Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
+ Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung .
2. Đọc - Hiểu
· Hiểu các từ ngữ khó trong bài : cỏ xước , Nhà Trò , bự , lương ăn , ăn hiếp , mai phục
Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn .
-Biết bênh vực những em nhỏ ; biết phản đối sự áp bức, bất công .
II. Đồ dùng dạy học
38 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoàn toàn .
- Gọi HS tìm các câu tục ngữ , ca dao , thơ đã học có các tiếng bắt vần với nhau .
Bài 5
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Hướng dẫn HS cách tìm tiếng
+ Đây là câu đố tìm chữ ghi tiếng .
+ Bớt đầu có nghĩa là bỏ âm đầu , bỏ đuôi có nghĩa là bỏ âm cuối .
-GV nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò:3’
- GV củng cố ND bài học.
- HS học bài và CBB “Mở rông ”
- Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng làm. Lớp theo dõi, nhận xét bài của bạn.
- HS nêu bài học.
- Lắng nghe .
- Làm bài trong nhómđôi
- Nhận xét .
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Khôn
kh
ôn
ngang
ngoan
ng
oan
ngang
đối
đ
ôi
sắc
đáp
ng
ap
sắc
người
ng
ươi
huyền
ngoài
ng
oai
huyền
1 HS đọc trước lớp .
+ Câu tục ngữ được viết theo thể thơ lục bát .
+ Hai tiếng ngoài – hoài bắt vần với nhau , giống nhau cùng có vần oai .
- 2 HS đọc to trước lớp .
- Tự làm bài vào vở , gọi 2 HS lên bảng làm bài .
- Nhận xét và lời giải đúng là :
+ Các cặp tiếng bắt vần với nhau là :
loắt choắt – thoăn thoắt , xinh xinh , nghênh nghênh .
+ Các cặp có vần giống nhau hoàn toàn là:
choắt – thoắt .
+ Các cặp có vần giống nhau không hoàn toàn là: xinh xinh –nghênh nghênh .
- HS tiếp nối nhau trả lời cho đến khi có lời giải đúng : 2 tiếng bắt vần với nhau là 2 tiếng có phần vần giống nhau – giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn .
- Lắng nghe .
- Ví dụ :
+ Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay .
+ Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa .
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan .
- 1 HS đọc to trước lớp .
- Tự làm bài .
Dòng 1 : chữ bút bớt đầu thành chữ út .
Dòng 2 : Đầu đuôi bỏ hết thì chữ bút thành chữ ú .
Dòng 3, 4 : Để nguyên thì là chữ bút .
BÀI 2 KHOA HỌC
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
-Nêu được những chấy lấy vào và thải ra trong quá trình sống hằng ngày của cơ thể người.
-Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
-Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích được ý nghĩa theo sơ đồ này.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Các hình minh hoạ trang 6 / SGK.
-3 khung đồ như trang 7 SGK và 3 bộ thẻ ghi từ Thức ăn Nước Không khí Phân
Nước tiểu Khí các-bô-níc
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ:5’
-Giống như thực vật, động vật, con người cần những gì để duy trì sự sống ?
-Ở nhà các em đã tìm hiểu những gì mà con người lấy vào và thải ra hàng ngày ?
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 2’
-Con người cần điều kiện vật chất, tinh thần để duy trì sự sống. Vậy trong quá trình sống con người lấy gì từ môi trường, thải ra môi trường những gì và quá trình đó diễn ra như thế nào ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1:Tìm hiểu sự trao đổi chất ở người.15’
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
-Yêu cầu: HS quan sát hình minh hoạ trong trang 6 / SGK và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những gì có trong hình 1 màcon người cần ?
+ Ngoài những yếu tố trên ,em hãy kể thêm những yếu tố khác cần cho sự sống của con người ?
+ Trong sự sống con người lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì ?
-GV nhận xét các câu trả lời của HS.
* Kết luận: Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, khí ô-xy và thải ra ngoài môi trường phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
-Gọi HS nhắc lại kết luận.
§ Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.
-Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” và trả lời câu hỏi: Quá trình trao đổi chất là gì ?
+ Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người và TV, ĐV ?
* GV Kết luận:
* HĐ2:Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.14’
§ Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm 2 HS ngồi cùng bàn.
-Đi giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
§ Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình.
-Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng nhóm HS.
-Nếu có thời gian GV có thể cho nhiều cặp HS lên trình bày sản phẩm của nhóm mình.
-Tuyên dương những HS trình bày tốt.
4.Củng cố- dặn dò:3’
-Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị bài “Trao đổi chất ở người (tiếp theo)”
-Nhận xét giờ học.
-Cần thức ăn, nước uống, quần áo,
-HS trả lời tự do theo suy nghĩ của mình.
-HS lắng nghe.
1. Sự trao đổi chất ở người.
-Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi và rút ra câu trả lời đúng.
+ Ánh sáng, thức ăn, nước uống.
+ Con người cần có không khí nữa.
+ Con người lấy từ môi trường thức ăn, nước uống, ánh sáng và không khí. Ngoài ra con người thải ra môi trường phân, nước tiểu,khí các-bô-níc, các chất thừa, cặn bã.
-HS lắng nghe.
-2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
+ Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã.
+ Con người, TV và ĐV có trao đổi chất với môi trường thìo mớ sống được.
-2 đến 3 HS nhắc lại kết luận.
+ Chia nhóm và nhận đồ dùng học tập.
+ 2 HS ngồi cùng bàn tham gia vẽ.
LẤY VÀO THẢI RA
Khíô-xi CƠ Khí C02
Thức ăn THỂ Phân
Nước uống NGƯỜI Nước tiểu
-Từng cặp HS lên bảng trình bày: giải thích kết hợp chỉ vào sơ đồ mà mình thể hiện.
-HS dưới lớp chú ý để chọn ra những sơ đồ thể hiện đúng nhất và người trình bày lưu loát nhất.
Tiết 5 : TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Củng cố về biểu thức có chứa một chữ, làm quen với các biểu thức có chứa một chữ có phép tính nhân.
-Củng cố cách đọc và tính giá trị của biểu thức.
-Làm quen với công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
II.Đồ dùng dạy học:
-Đề bài toán 1a, 1b, 3 chép sẵn trên bảng phụ hoặc bảng giấy.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: 1’
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 2’
-GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ tiếp tục làm quen với biểu thức có chứa một chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
b.Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Cả lớp:24’
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
GV hướng dẫn bài tập mẫu.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Tính giá trị biểu thức:
-GV nhận xét và cho điểm HS.
HĐ2: Nhóm.10’
Bài 4:
-GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
-GV yêu cầu HS đọc bài tập 4, sau đó làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS nghe GV giới thiệu bài.
HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hs lên bảng. Lớp làm vào VBT.
a. b.
a
6 x a
b
18 : b
5
6 x 5 = 30
2
18 : 2 = 9
7
6 x 7 = 42
3
18 : 3 = 6
10
6 x 10 = 60
6
18 : 6 = 3
c. d.
a
a + 56
b
97 - b
50
50 + 56 = 106
18
97 – 18 = 79
26
26 + 56 =82
37
97 – 37 = 60
100
100 + 56 = 156
90
97 – 90 = 7
- Nhận xét, sửa sai.
-HS đọc yêu cầu bài tập
- HS lên bảng , lớp làm VBT.
a. Biểu thức 35 + 3 x n
Với n = 7 thì 35 + 3 x n = 35 + 3 x 7 = 56
d. Biểu thức 37 x ( 18 : y)
Với y = 9 thì 37 x ( 18 : y) = 37 x ( 18 : 9) 74
+ HS đọc đề toán.
P = a x 4
-HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
Nếu a = 5 thì P = 5 x 4 = 20 (cm)
IaGlai, ngày . tháng 8 năm 2010
Người kiểm tra
Phạm Thị Liễu
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 1
I. Mục tiêu:
+ Giúp HS nắm được những ưu , khuyết của tuần 1 . Có ý thức vươn lên trong tuần 2.
+ Nắm được phương hướng hoạt động của tuần 2.
II. Chuẩn bị:
GV : Kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của HS trong tuần 1. + kế hoach hoạt động tuần 2.
HS : Các tổ trưởng chuẩn bị ND nhận xét tổ viên trong tổ.
III . Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định lớp:
VTM bắt hát một bài.
2. Tiến hành:
+ Lớp trưởng điều hành lớp.
a. Tổ trưởng các tổ lần lượt nêu những ưu và khuyết của tổ mình trong tuần ( học tập và đạo đức).
b. Lớp phó học tập nhận xét về tình hình học tập của lớp.
c. Lớp thảo luận , đưa ra ý kiến.
d. Lớp trưởng nhận xét chung về mọi mặt.
g. GV nhận xét.
- Đi học chuyên cần và đúng giờ.
- Phát huy tinh thần xây dựng bài cao. Dụng cụ học tập đầy đủ.
- Vẫn còn một số em chưa thật sự đi vào nền nếp học tập :Tiến, Tú.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, có chất lượng.
- Trang phục đến trường đúng và sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch .
3. Hoạt động tuần tới.
- Đi học chuyên cần, đúng giờ .
- Đến lớp phải học bài và làm bài đầy đủ.
- Phát huy cao tinh thần xây dựng bài trong giờ học.
-Oân luyện kiến thức để chuẩn bị thi khảo sát đầu năm.
- Nghiêm túc trong giờ học, không nói chuyện riêng.
- Đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập (một số bạn được GV giao nhiệm vụ như :Hoài, Ly,)
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, nhanh nhẹn.
- Thực hiện tốt 1 phút nhặt rác, vệ sinh trường lớp cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
- Đóng quỹ lớp để mua các vật dụng như: chổi, xọt rác
File đính kèm:
- tuan 1-4.doc