* Giới thiệu bài (1’)
-GV:Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.
* Hoạt động1: Luyện tập - Thực hành (28’)
Mục tiêu : - Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
Cách tiến hành :
Bài 1
- 1 HS nêu y/c của bài tập 1.
- Y/c HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS kiểm tra bài nhau.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2
- 1 HS nêu y/c của bài tập 1.
- Y/c HS cả lớp suy nghĩ và tự làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
+ Tại sao lại điền 312 vào sau 311 ?
+ Tại sao lại điền 398 vào sau 399 ?
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán Tuần 1-3 Lớp 3 - Phạm Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp HS xác định y/c của đề, sau đó y/c các em suy nghĩ và tự làm bài.
- 2 HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vơ.
- Khi chữa bài, GV y/c HS đặt tên các điểm có trong hình và gọi tên các hình tam giác, tứ giác có trong hình
- 3 hình tam giác la : ABD, ADC, ABC
- 2 hình tứ giác là : ABCD, ABCM
- Có nhiều cách vẽ nhưng đoạn thẳng cần vẽ phải xuất phát từ 1 đỉnh của hình tứ giác
- Chữa bài và cho điểm HS
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Y/c HS về nhà luyện tập thêm về các hình đã học, về chu vi các hình, độ dài đường gấp khúc
- Nhận xét tiết học
Bổ sung, điều chỉnh:
TOÁN
Tiết 12: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn
- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một đơn vị.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
- Nghe giới thiệu
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- HS đọc đề bài
- Xác định dạng toán về nhiều hơn.
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.
- HS giải vào vở
Bài giải
Số cây đội Hai trồng được là:
230 + 90 = 320 (cây)
Đáp số: 320 cây
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- Y/c HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn
- Số xăng buổi chiều cửa hàng bán được là số lớn hay số bé ?
- Là số bé
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ rồi giải
Bài giải
Buôi chiều cửa hàng bán được số lít xăng là:
635 - 128 = 507 (l)
Đáp số: 507 l
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài 3 phần a
- 1 HS đọc
- Y/c HS quan sát hình minh họa và phân tích đề bài.
- Hàng trên có mấy quả cam ?
- Có 7 quả cam
- Hàng dưới có mấy quả cam ?
- Có 5 quả cam
-Vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam ?
- 2 quả cam
- Con làm thế nào để biết hàng trên có nhiều hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam ?
- Con thực hiện phép tính 7 - 5 = 2
- Bạn nào có thể đọc câu trả lời cho lời giải của bài toán này ?
- Gọi HS đọc lời giải.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày lời giải
- Viết lời giải như bài mẫu trong SGK
- Kết luận : Đây là dạng toán tìm phần hơn của số lớn so với số bé. Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé ta lấy số lớn trừ đi số bé.
Bài 4 Dành cho HS khá - giỏi:
- Gọi HS đọc đề bài
- 1HS đọc đề bài.
- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ cho HS rồi y/c các em viết lời giải.
- Chữa bài và cho điểm HS
- 1 HS làm bảng, HS cả lớp làm vào vở
Bài 5 Dành cho HS khá - giỏi:
- Y/c HS đọc đề bài
- Y/c HS xác định dạng toán, sau đó y/c HS vẽ sơ đồ bài toán và trình bày bài giải .
Bài giải:
Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là :
50 - 35 = 15 (kg)
Đáp số:15 kg
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cho HS chép bài 1, bài 2 về nhà làm.
Bài1 : Thùng thứ nhất có 60 l dầu, thùng thứ 2 có ít hơn thùng thứ nhất 25l dầu. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu l dầu ?
Bài 2 : Xe 1 chở được 80 thùng hàng . Xe 2 chở được 55 thùng hàng .Hỏi xe 2 chở đựơc ít hơn xe 1 bao nhiêu thùng hàng ?
- Nhận xét tiết học
Bổ sung, điều chỉnh:
TOÁN
Tiết 13 XEM ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12 (chính xác đến 5 phút)
- Củng cố biểu tượng về thời gian biểu.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ,chỉ phút
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
- Nghe giới thiệu
* Hoạt động 1 : Ôn tập về thời gian
- Một ngày có bao nhiêu giờ, bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào?
- Một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau
- Một giờ bằng bao nhiêu phút ?
- Một giờ có 60 phút.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn xem đồng hồ
- Quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Đồng hồ chỉ 8 giờ đúng
- Quay kim đồng hồ đến 8 giờ 5 phút và hỏi : Đồng hồ chỉ máy giờ ?
- Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút
- Kim giờ chỉ qua số 8 một chút, kim phút chỉ ở số 1
- Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đế số 1 là 5 phút (5 phút x 1 = 5 phút)
- Quay kim đồng hồ đến 8 giờ 15 phút và hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Đồng hồ chỉ 8 giờ15 phút
- Nêu vị trí của kim phút và kim giờ lúc 8 giờ 15 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 8, kim phút chỉ số 3
- Vậy khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 (8 giờ) đến số 3 là bao nhiêu phút ?
- Là 15 phút
- Làm tương tự như 8 giờ 30 phút
* Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1
- Bài tập y/c các em nêu giờ đúng với mặt đồng hồ.GV giúp HS xác định y/c của bài, sau đó cho hai HS ngồi cạnh nhau thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- HS thảo luận theo từng cặp
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- Tổ chức cho HS thi quay đồng hồ nhanh. Đội nào giành được nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc.
- GV chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ. Mỗi lượt chơi, mỗi đội cử 1 bạn lên chơi.
Bài 3
- Các đồng hồ được minh họa trong bài tập này là đồng hồ gì ?
- Đồng hồ điện tử, không có kim
- Y/c HS quan sát đồng hồ A, nêu số giờ và số phút tương ứng
- 5 giờ 20 phút
- Vậy trên mặt đồng hồ điện tử không có kim số đứng trước dấu hai chấm là số phút.
- HS nghe giảng sau đó tiếp tục làm bài
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 4
- Y/c HS đọc giờ trên đồng hồ A
- 16 giờ
- 16 giờ còn lại là mấy giờ chiều ?
- 4 giờ
- Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều?
- Đồng hồ B
- Vậy buổi chiều đồng hồ A và đồng hồ B chỉ cùng thời gian
- Y/c HS tiếp tục làm các phần còn lại
- Chữa bài và cho điểm HS
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Y/c HS về nhà luyện tập thêm về xem giờ
- Làm bài 1, 2, 3/17
- Nhận xét tiết học
Bổ sung, điều chỉnh:
TOÁN
Tiết 14 : XEM ĐỒNG HỒ (TT)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12 (chính xác đến 5 phút ).Biết đọc giờ hơn, giờ kém
- Củng cố biểu tượng về thời điểm
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3/17
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
- Nghe giới thiệu
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn xem đồng hồ
- Cho HS quan sát đồnh hồ thứ nhất trong khung bài học và hỏi : Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HS quan sát đồng hồ thứ nhất
- Đồng hồ chỉ 8h35’
- Y/c HS nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8h35’
- Kim giờ chỉ qua số 8, gần số 9, kim phút chỉ số 7
- Y/c HS nghĩ để tính xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9h ?
- Còn thiếu 25 phút nữa thì đến 9 giờ
- Vì thế 8h35’ còn được gọi là 9h kém 25
- Y/c HS nêu lại vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 9h kém25
- Hướng dẫn HS đọc giờ trên các mặt còn lại
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1
- GV giúp HS thực hiện y/c của bài, sau đó cho 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận cặp đôi để làm bài tập
- HS thảo luận nhóm
- Chữa bài :
+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ ?
+ 6h55’
+ 6h55’ còn được gọi là mấy giờ?
+ 7h kém 5’
+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút trong đồng hồ A
+ Vì kim giờ chỉ qua số 6 và gần số 7, kim phút chỉ ở số 11
- Tiến hành tương tự với các phần còn lại
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2
- Tổ chức cho HS thi quay kimđồng hồ nhanh
- GV chia lớp thành 4 nhóm quay kim đồng hồ theo các giờ SGK đưa ra và các giờ do GV quy định.
Bài 3 Dành cho HS khá - giỏi:
- Đồng hồ A chỉ mấy giờ ?
- 8h45’ hay 9h kém 15’
- Tìm câu nêu đúng cách đọc giờ của đồnghồA
- Câu d, 9h kém 15’
- Y/c HS tự làm tiếp bài tập
- HS làm bài
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 4
- Tổ chức cho HS làm bài phối hợp, chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS. Khi làm bài lần lượt từng HS làm các công việc sau :
HS 1 : Đọc phần câu hỏi
HS 2 : Đọc giờ ghi trên câu hỏi và trả lời
HS 3 : Quay kim đồng hồ đến giờ đó
- Hết mỗi bức tranh, các HS đổi lại vị trí cho nhau.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Y/c HS về nhà luyện tập thêm về xem giờ
- Làm bài 1, 2, 3 /18 (VBT)
- Nhận xét tiết học
Bổ sung, điều chỉnh:
TOÁN
Tiết 15: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút)
-Biết xác định , của một nhóm đồ vật
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 /18 (VBT)
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS .
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
Bài 1 - Y/c HS suy nghĩ tự làm bài, sau đó y/c 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- HS cả lớp làm vào vở bài tập
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài 2 - Y/c HS đọc tóm tắt, sau đó dựa vào tóm tắt để HS đọc thành đề toán
- Mỗi chiếc thuyền chở được 5 người. Hỏi 4 chiếc thuyền như vậy chở được tất cả bao nhiêu người ?
- Y/c HS suy nghĩ và tự làm bài
- 1HS lên bảng, HS cả lớp làm vào vở
Giải :
Bốn chiếc thuyền chở được số người là :
5 x 4 = 20 (người)
Đáp số : 20 người
Bài 3- Y/c HS quan sát hình vẽ phần a và hỏi : Hình nào đã khoanh vào 1 phần 3 số quả cam? Vì sao ?
- Hình 1 đã khoanh vào 1 phần 3 số quả cam. Vì có tấtcả 12 quả cam, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam, hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam
- Hình 2 đã khoanh vào 1 phần mấy số quả cam? Vì sao?
- Y/c HS tự làm phần b và chữa bài .
- Hình 2 đã khoanh vào 1 phần 4 số quả cam, vì có tất cả 12 qủa cam, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 quả cam, hình b đã khoanh vào 3 quả cam
Bài 4 Dành cho HS khá - giỏi:
- Viết lên bảng 4 x 7……4 x 6
- Hỏi : Điền dấu gì vào chỗ trống ? Vì sao ?
- Điền dấu > vào chỗ trống vì 4 x 7 = 28, 4 x 6 = 24 mà 28 > 24
- Y/c HS tự làm các phần còn lại của bài.
- 3 HS làm bảng, HS cả lớp làm vở
- Chữa bài và cho điểm HS
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Y/c HS về nhà luyện tập thêm về xem đồng hồ, về các bảng nhân chia đã học.
- Nhận xét tiết học
Bổ sung, điều chỉnh:
Duyệt của BGH
Duyệt của Tổ trưởng
File đính kèm:
- t3_tuan 1-3.doc