Giáo án Toán + Tiếng việt lớp 1 tuần 18

Bài 63:

it iêt

A. Mục tiêu:

 - Đọc được: it, iêt, trái mít, chữ viết ; từ và đoạn thơ ứng dụng.

 - Viết được : it, iêt, trái mít, chữ viết.

 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.

B. Đồ dùng dạy- học:

 * Giáo viên:

 - Bảng phụ viết từ ngữ và câu ứng dụng .

 - Tranh vẽ SGK

 * Học sinh:

 - Bảng con, bộ đồ dùng Học vần, vở tập viết.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán + Tiếng việt lớp 1 tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. - Thực hành đo chiều dài bảng lớp, lớp học, bàn học, lớp học. B. Đồ dùng dạy - học: * Giáo viên : - GV chuẩn bị một số khung bảng phụ. * Học sinh : - SGK, thước kẻ, que tính. C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ: + Giờ trước chúng ta học bài gì? + Muốn sử dụng độ dài hai vật có thể đo bằng cách nào? - GV nhận xét và cho điểm. + Độ dài đoạn thẳng + Đo trực tiếp và gián tiếp qua vật đo trung gian: gang tay, ô vuông. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS đo độ dài bằng “ gang tay”: * Bước 1: Giới thiệu độ dài “ gang tay”: - GV nói: Gang tay là kích thước tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa ( GV vừa nói vừa thực hành chỉ vào tay mình). - HS giơ tay lên để xác định độ dài gang tay mình. * Bước 2: Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay. - GV nói và làm mẫu: - Đo độ dài một cạnh bảng. Đặt ngón tay sát mép bên trái của cạnh bảng, kéo căng ngón giữa và đặt đấu ngón tay giữa tại 1 điểm nào đó trên mép bảng, co ngón tay cái về trùng với mép bảng, ngón tay giữa rồi đặt ngón tay giữa đến một điểm khác thẳng trên mép bảng và cứ như thế thẳng với mép phải của bảng mỗi lần co ngón tay về bằng với ngón tay giữa đọc một, hai ….cuối cùng đọc to kết quả. - Cạnh bảng dài ... gang tay. - HS theo dõi GV làm mẫu * Bước 3: HS thực hiện đo cạnh bàn của mình. - GV gọi một số HS nêu kết quả đo. - GV nói: Độ dài gang tay của mỗi người dài ngắn khác nhau. - HS thực hành đo cạnh bàn của mình - VD: + 1HS đo cạnh bàn của mình dài ...gang + 1 HS khác đo cạnh bàn dài ... gang... 3. Hướng dẫn HS đo độ dài bằng “bước chân”: * Bước 1: Giới thiệu độ dài bằng ( bước chân) - GV nói: Độ dài bằng bước chân được tính bằng một bước đi bình thường- mỗi lần nhấc chân lên được tính bằng một bước. * Bước 2: - GV làm mẫu và nói: Đặt hai chân bằng nhau, chụm hai gót chân lại, chân phải nhấn lên một bước bình thường như khi đi. Sau đó tiếp tục nhấc chân trái mỗi lần bước lại đếm . +So sánh độ dài bước chân của cô giáo và độ dài bước chân của các bạn thì của ai dài hơn? - GV kết luận: Mỗi người đều có đơn vị đo bằng bước chân, gang tay khác nhau. Đây là đơn vị đo “chưa chuẩn” nghĩa là không thể đo được chính xác độ dài của một vật. - HS theo dõi - 2 HS lên đo bục giảng bằng bước chân và nêu kết quả đo. - HS quan sát và nêu ý kiến của mình. - HS chú ý nghe 4. Thực hành: - GV cho HS thực hành đo một số khung tranh ảnh , bảng phụ ... bằng gang tay và nói kết quả với nhau. - GV theo dõi, nhận xét. - Cho HS thực hành và đo chiều dài chiều rộng của lớp học bằng bước chân. - GV theo dõi chỉnh sửa. - HS thực hành đo và nêu kết quả. -HS thực hành đo và nêu kết quả III. Củng cố- dặn dò: + Nêu các đơn vị đo độ dài đoạn thẳng? - GV chốt lại: Đây là những đơn vị đo chưa chuẩn. Vậy đơn vị đo chuẩn là những đơn vị nào, các em sẽ học ở những tiết sau và ở các lớp trên. - NX chung giờ học. - Thực hành đo độ dài ở nhà. - Một vài em nêu - Nghe và ghi nhớ Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2010 Tiếng Việt: ôn tập - kiểm tra học kỳ I A. Mục tiêu: - HS đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76. - HS viết được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76. - Nói được từ 2 đến 4 câu theo các chủ đề đã học. B. Đồ dùng dạy- học: * Giáo viên : - SGK, bảng ôn, bảng phụ. * Học sinh : - SGK, bảng con, bút dạ C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS viết và đọc - Đọc thuộc đoạn thơ ứng dụng. - GV nhận xét và cho điểm. - 3 HS luyện viết trên bảng con, cả lớp viết bảng lớp: hạt thóc, con vạc, bản nhạc. - 3 HS đọc bài SGK. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 2. Ôn tập: a, Ôn các âm và các vần đã học: - Cho HS luyện đọc các âm và vần trong bảng ôn: - GV đọc cho HS chỉ - GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc. + Cho HS ghép các âm ở cột dọc với các vần ở cột ngang để tạo thành tiếng - GV theo dõi sửa sai - HS đọc theo yêu cầu của GV - a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y, tt, ch, nh, ng,... kh, ... v, x, y. - ia, ua, ưa, oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, uôi, ươi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, iêu, yêu, ưu, ươu, on, an, ân, ăn, ôn, ơn, en, ên, in, un, iên, yên, uôn, ươn, ong, ông, ăng, âng, ung, ưng, eng, iêng, uông, ương, ang, anh, inh, ênh, om, am, ăm, âm, ôm, ơm, em, êm, im, um, iêm, yêm, uôm,..., ac. b, Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV gắn bảng phụ- gọi HS đọc từ ngữ. - GV giải nghĩa nhanh một số từ ngữ. - HS luyện đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: ngựa tía, hái chè, cái gối, múi khế, suối chảy, kéo lưới, bầu rượu, than đá, bàn ghế, chăn trâu, mưa phùn, công viên, trung thu, rặng dừa, nương rẫy, chùm nhãn, con nhím, ... c, Đọc câu ứng dụng: - GV gắn bảng phụ- gọi HS đọc câu ứng - HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp. dụng. Bé chạy lon ton. Mẹ kho cá bống. Bé và bạn bè đều cố gắng. Cây rơm vàng óng. Cô cho em điểm mười... - Cho HS luyện đọc toàn bài trên bảng. d. Luyện viết: - GV đọc cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. - HS viết: s, x, r, n, m, d, kh, gh, ngh; lon ton, suối chảy, bầu rượu, nương rẫy,... 3. Kiểm tra: - HS làm bài kiểm tra theo đề bài của trường. Toán: Tiết 72: Một chục tia số A. Mục tiêu: - Nhận biết ban đầu về 1 chục; biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1chục = 10 đơn vị - Biết đọc và viết số trên tia số. B. Đồ dùng dạy – học: * Giáo viên : - Tranh vẽ cây trong SGK, bảng phụ bài 1, bài 3(100) * Học sinh: - SGK, bút dạ C. Các hoạt động dạy – học: I. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét bài kiểm tra định kì cuối kì I. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học. 2. Giới thiệu một chục: - Cho HS xem tranh đếm số lượng quả trên cây. + Trên cây có mấy quả? - GV nêu: 10 quả hay còn gọi là một chục. + Vậy trên cây có bao nhiêu quả? - HS quan sát, thảo luận nhóm 2. + Có 10 quả. + 10 quả còn gọi là 1chục quả - GV ghi bảng: + Có 10 quả + Có 1 chục quả - 3 HS đọc lại - GV yêu cầu HS lấy ra 10 que tính và hỏi: +10 que tính hay còn gọi là mấy que tính? + 10 que tính còn gọi là 1 chục que tính. - GV ghi lên bảng gọi HS đọc + Vậy 1 chục bằng mấy đơn vị? - HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp : 10 đơn vị = 1 chục + 1 chục = 10 đơn vị 3. Giới thiệu “Tia số”: - GV vẽ lên bảng tia số và nói: Đây là tia số, trên tia số có một điểm gốc là 0 ( được ghi bằng số 0). Các điểm vạch cách đều nhau được ghi số . Mỗi điểm (mỗi vạch) ghi một số theo thứ tự tăng dần (0, 1, 2, 3, 4, 5...) và tia số này còn kéo dài nữa để ghi các số tiếp theo đầu tia số được đánh mũi nhọn ( mũi tên) . + Nhìn vào tia số em có so sánh gì giữa các số? - HS theo dõi và nghe + Số ở bên trái bé hơn số ở bên phải. + Số ở bên phải lớn hơn số ở bên trái. 4. Thực hành: * Bài 1(100): - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS trước khi vẽ phải đếm trong mỗi ô vuông còn thiếu bao nhiêu chấm tròn nữa thì đủ 1 chục rồi vẽ. - GV theo dõi, kiểm tra và chỉnh sửa * Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn: ... .. .. .. ... ... .. ... ... . .. .. .. .. . .. * Bài 2(100): - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS đếm trước khi khoanh 1 chục con vật. - Cho HS làm và đổi vở kiểm tra chéo * Khoanh vào 1 chục con vật ( theo mẫu): - Cả lớp làm bài - Gọi HS trình bày bài làm, nhận xét. - Đổi bài kiểm tra theo nhóm 2. * Bài 3(100): - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. + Các em phải viết số theo thứ tự như thế nào? * Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số: + Viết theo thứ tự từ bé đến lớn. - Yêu cầu HS làm bài- gắn bài- nhận xét. - Cho HS đọc dãy số. - HS làm bài và nhận xét. - Đọc cá nhân, cả lớp. III. Củng cố – dặn dò: - Trò chơi “Nhốt con vật vào chuồng”. - GV treo hai tờ bìa mỗi tờ vẽ khoảng15 - 20 con vật nhỏ. Hai học sinh cầm bút màu. Bao giờ GV hô, mưa rồi nhốt gà (vịt) vào chuồng, mỗi chuồng nhốt 10 con. 2 HS - 2HS lên bảng chơi dưới lớp vỗ tay cổ vũ đó phải nhanh chóng đếm đúng 10 con vật khoanh tròn lại . - Ai khoanh đúng, nhanh là thắng cuộc. - Nhận xét chung giờ học - Dặn HS xem trước bài tiết 73 - HS lắng nghe và làm theo. Sinh hoạt: Kiểm điểm thực hiện nền nếp lớp A. Mục tiêu: - Giúp HS nắm được toàn bộ những diễn biến và tình hình học tập , rèn luyện, việc tham gia các hoạt động của lớp trong tuần . - Biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau. - Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập, rèn luyện. B. Nội dung sinh hoạt: I. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Nền nếp ổn định, được duy trì tốt . Thực hiện tốt kế hoạch tuần của lớp, của trường, của Đội. - Các em lễ phép, kính trọng thầy giáo, cô giáo. Đoàn kết , giúp đỡ bạn bè. - Cả lớp đi học đều, đúng giờ quy định, nghỉ học có lí do chính đáng. - Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ. - Chăm chỉ, tự giác học tập, tích cực phát biểu xây dựng bài. Thi đua dành nhiều điểm khá- giỏi. Tiêu biểu: là em Yến Nhi, Thuỳ Linh, Vân Khánh,Thu Hằng, Minh Tâm, Thu Hương, ... - Vệ sinh lớp học, khu vực sân được phân công sạch sẽ. Trang phục gọn gàng, đúng qui định, phù hợp với thời tiết. - Tập 1 bài múa mới : Thiếu nhi Lạc Việt và bài thể dục nhịp điệu nhanh nhẹn, nghiêm túc , đúng động tác. - Tổ chức chơi trò chơi dân gian theo lịch qui định và tham gia thi trò chơi dân gian đạt giải nhì. - Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn. Tăng quà con thương binh nhân ngày 22 – 12 trị giá 35. 000 đ - Thực hiện tốt an toàn giao thông và phòng chống ma tuý. 2. Tồn tại: - Một số em viết chưa đẹp. - Một số em tập thể dục, múa tập thể chưa đều. II. Phương hướng tuần tới: + Phát huy ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại trong tuần qua + Tích cực ôn tập để làm bài kiểm tra học kì I đạt kết quả tốt. + Tiếp tục luyện viết chữ đẹp tham gia thi chữ đẹp cấp thị. + Văn nghệ với chủ đề “ Chú bộ đội”. Thi đua tập múa, tập thể dục nhịp điệu đều, đẹp. + Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. + Thực hiện tốt An toàn giao thông và phòng chống ma tuý . * Cả lớp tiếp tục vui văn nghệ * Nhắc nhở các em cần cố gắng thực hiện theo lời cô giáo.

File đính kèm:

  • docGiao an Toan Tieng Viet.doc
Giáo án liên quan