KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày dạy :
Lớp Năm /
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp.
- Bài tập: Bài 1, 2(cột 1)
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
10 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán - Lớp 5 - Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể tích hình lập phương.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, GV nhận xét ý kiến của HS.
-Nhận xét, ghi điểm
Bài 2: Hệ thống và củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán. Cho HS trao đổi bài làm với bạn kiểm tra và nhận xét bài của bạn.
- GV yêu cầu một số HS nêu kết quả. GV đánh giá bài làm của HS.
3. Củng cố
- Cho HS chơi trò chơi “Đố bạn’’Đố bạn về cách tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV khen những HS chơi tốt, làm bài tốt.
4.Dặn dò
- Học bài và làm bài ở vở BTT
Bài 1. HS đọc đề, tìm hiểu đề.
- Một hình lập phương có cạnh : 2,5cm.
- Tính diện tích một mặt:cm2 ?
- Diện tích toàn phần:cm2 ?
- Thể tích:cm3 ?
- HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét, chữa bài:
Bài giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
2,5 × 2,5 = 6,25 (cm2).
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
6,25 × 6 = 37,5 (cm2).
Thể tích của hình lập phương là:
2,5 × 2,5 × 2,5= 15,625(cm3).
Đáp số : 15,625 cm3
Bài 2. Viết số đo thích hợp vào chỗ trống:
HHCN
(1)
Chiều dài
11cm
Chiều rộng
10cm
Chiều cao
6cm
S mặt đáy
110cm2
Diện tích xq
252cm2
Thể tích
660cm3
.
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày dạy :
Lớp Năm /
*****************************
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
-Bài tập: Bài 1, 2
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết công thức tính thể tích hlp và hình hộp chữ nhật.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Tiết Toán hôm nay ta cùng nhau củng cố về cách tính tỉ số phần trăm của một số, tính thể tích hình lập phương qua bài : Luyện tập chung.-ghi đầu bài.
HĐ 1:Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc đề bài tập.
- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm 15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung (như trong SGK)
- Yêu cầu hs nêu cách tính nhẩm.
- GV nhận xét chốt lại.
a) Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Hướng dẫn học sinh nêu nhận xét, sau đó tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 em lên bảng làm
-Nhận xét, ghi điểm.
b) Gọi hs đọc đề bài.
- Cho HS tự làm vào vở rồi chữa bài.
- Gọi 1 em nêu nhận xét
- Gọi 1 em lên bảng làm bài
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài.
-Hướng dẫn, gợi ý:
-Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
-Muốn tính thể tích của hình lập phương ta làm thế nào ?
-Cho cả lớp làm bài vào vở.
-Gọi 1 HS lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố
-Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào ?
-Muốn tính thể tích của hlp, hhcn ta làm thế nào ?
4.Dặn dò
- Dặn HS về nhà làm trong VBT toán
Bài 1. Bạn Dung tính nhẩm 15% của 120 như sau:
10% của 120 là 12
5% của 120 là6
Vậy: 15% của 120 là 18.
- Lấy 120 × , tương tự như thế với số 5%, sau đó lấy:
12+ 6=18
a. Hãy viết số thích hợp vào chỗ chấm để tìm 17,5% của 240 theo cách tính của bạn Dung:
- Nhận xét: 17,5% = 10% + 5% + 2,5%
10% của 240 là 24
5% của 240 là 12
2,5% của 240 là
Vậy : 17,5% của 240 là 42
b. Hãy tính 35% của 520 và nêu cách tính.
- Một HS nêu nhận xét:
- Nhận xét: 35% = 30% + 5%
- 30% của 520 là 156
5% của 520 là 26
Vậy: 35% của 520 là 182
Bài 2. Biết tỉ số thể tích của hai hình lập phương là : 2 : 3 (xem hình vẽ) sgk.
a) Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của hình lập phương bé ?
b) Tính thể tích của hình lập phương lớn.
Bài giải
a. Tỉ số thể tích của hlp lớn và hlp bé là . Như vậy tỉ số phần trăm thể tích của hlp lớn và thể tích của hlp bé là:
3 : 2 = 1,5
1,5 = 150%
b) Thể tích của hlp lớn là:
64 × = 96 (cm3).
Đáp số: a) 150% ; b) 96cm3.
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ - GIỚI THIỆU HÌNH CẦU
Ngày dạy :
Lớp Năm /
*****************************
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận dạng được hình trụ, hình cầu.
- Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Một số hộp có dạng hình trụ ,hình cầu khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
HĐ 1 : Giới thiệu hình trụ.
- GV đưa ra một số hộp có dạng hình trụ : hộp sữa, hộp chè, ... GV nêu : Các hộp này có dạng hình trụ.
- Gv giới thiệu một số đặc điểm của hình trụ : có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh.
- Gv đưa ra hình vẽ một vài hộp không có dạng hình trụ để giúp HS nhận biết về hình trụ.
HĐ 2 : Giới thiệu hình cầu.
- GV đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu : quả bóng chuyền, quả bóng bàn,...
- GV nêu : quả bóng chuyền, quả bóng bàn có dạng hình cầu,...
- GV đưa ra một vài đồ vật không có dạng hình cầu để giúp HS nhận đúng về hình cầu. Chẳng hạn : quả trứng, bánh xe ô tô nhựa,...
HĐ3 : Thực hành.
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS trả lời, GV cùng HS nhận xét sửa bài.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Gọi HS trả lời, GV cùng HS nhận xét sửa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV tổ chức cho HS nêu một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
- Gọi HS trả lời, GV cùng HS nhận xét bổ sung.
3. Củng cố.
-Gọi hs nêu một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.
- GV hệ thống bài.
4. Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
- HS quan sát và nêu ví dụ.
- HS quan sát và nêu ví dụ.
Bài 1. Trong các hình dưới đây có hình nào là hình trụ?
- HS làm bài cá nhân.
- Hình A, C là hình trụ.
Bài 2: Đồ vật nào dưới đây có dạng hình cầu ?
HS đọc yêu cầu của bài, quan sát hình, trả lời : Quả bóng bàn và viên bi có dạng hình cầu.
Bài 3. Hãy kể tên một vài đồ vật có dạng:
Hình trụ : lon nước bò húc, nước yến, nước nha đam
b) Hình cầu : quả bóng, viên bi
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày dạy :
Lớp Năm /
*****************************
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
- Bài tập 2(a), 3
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.
2. Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
-Hướng dẫn HS làm bài luyện tập luyện tập:
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
-Gợi ý, hỏi:
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.
Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.
3. Củng cố
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm thế nào ?
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
4.Dặn dò
- Về nhà làm trong VBT toán.
- Chuẩn bị bài (Luyện tập chung).
Bài 2 : HS nêu yêu cầu bài và quan sát hình vẽ sgk.
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Giải
Diện tích hình tam giác KQP là :
12 × 6 : 2 = 36 (cm2)
Diện tích hình bình hành MNPQ là :
12 × 6 = 72 (cm2)
Tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP là :
72 – 36 = 36 (cm2)
Vậy tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP bằng diện tích tam giác KQP.
Bài 3.HS nêu yêu cầu bài và quan sát hình vẽ sgk.
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở .
Giải
Bán kính hình tròn dài:
5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích hình tròn là:
2,5 × 2,5 × 3,14 = 19,625 (cm2)
Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
4 × 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần hình tròn được tô màu là:
19,625 – 6 = 13,625 (cm2)
Đáp số : 13,625 cm2
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 24
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày dạy :
Lớp Năm /
*****************************
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. (Làm các BT 1 a, b; 2).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu cách tính diện tích diện tích,thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
2. Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
- Hướng dẫn HS làm bài luyện tập luyện tập:
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài. (Câu C có thể cho về nhà)
- Gợi ý, hỏi:
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
-Gợi ý, hỏi:
- Muốn tính diện tích, thể tích hình lập phương ta làm thế nào ?
-Cho hs làm bài vào vở gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng và ghi điểm.
3. Củng cố
- Muốn tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ta làm thế nào ?
4.Dặn dò
- Về nhà làm trong VBT toán.
- Chuẩn bị bài sau kiểm tra 1 tiết.
Bài 1. HS nêu yêu cầu bài và quan sát hình vẽ sgk.
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Giải
1m = 10dm; 50cm = 5 dm; 60cm = 6dm.
a) Diện tích xung quanh của bể kính là:
(10 + 5) × 2 × 6 = 180 (dm2)
Diện tích đáy của bể kính là:
10 × 5 = 50(dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180 + 50= 230(dm2)
b) Thể tích trong lòng bể kính là:
10 × 5 × 6 = 300(dm3)
Đáp số: a) 230dm2;
b) 300dm3 ;
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài .
- Một HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Giải
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
1,5 × 1,5 × 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
1,5 × 1,5 × 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của hình lập phương là:
1,5 × 1,5 × 1,5 = 3,375(m3)
Đáp số: a) 9m2 ;
b) 13,5m2;
c) 3,375m3
Hiệu trưởng Khối trưởng Giáo viên
File đính kèm:
- Toán - Lớp 5 - Tuần 24.doc