Tiết 2: Toán:
Tiết 51: Luyện tập
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính nhanh.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 5 tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2: Toán:
Tiết 51: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính nhanh.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Củng cố cách cộng số thập phân ( 5 phút)
- Cho HS nêu cách cộng số thập phân
GV NX, cho điểm.
Hoạt động 2 : Thực hành ( 33 phút)
Bài 1: Tính
GV lưu ý cách đặt tính.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
GV chốt: Cần sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính nhẩm thuận tiện.
Bài3: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài
GV chốt:tính các tổng rồi so sánh các tổng).
Bài 4:
GV kết luận.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: ( 2phút)
Nhắc lại cách cộng STP.
Các tính chất của phép cộng
HS làm bài tập 1 c,d SGK
( Thành, Tâm).
- HS khác nhận xét
HS làm bài tập 1,2,3,4
2 HS trung bình lên bảng thực hiện. Lớp NX.
HS làm bài cá nhân.
2 HS làm phiếu.
Trưng phiếu kiểm tra kết quả. Nêu cách làm.
HS nêu miệng. Đổi vở kiểm tra kết quả.
HS đọc đề, tóm tắt, tự giải.
1 HS khá lên bảng trình bày. Lớp NX.
2 HS nêu
Thứ 3 ngày 13 tháng 11 năm 2007
Buổi sáng
Tiết 1:Toán:
Tiết 52: Trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ hai số thập phân.
- Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân. ( 14phút)
Cho HS tự nêu ví dụ 1 (trong SGK), tự nêu phép tính.
Cho HS nêu cách trừ 2 số thập phân.
GV chốt, rút ra ghi nhớ
Hoạt động 2: Thực hành ( 24phút)
Bài 1: Tính
GV chốt cách trừ hai số thập phân
Bài 2:
GV trưng phiếu, kiểm tra kết quả, cách đặt tính.
GV lưu ý: HS đặt tính đúng, đặt dấu phẩy đúng chỗ.
Bài 3:
Cho HS nêu 2 cách giải khác nhau.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: ( 52hút)
Nhắc lại cách trừ STP
HS tìm cách thực hiện phép trừ hai số thập phân:
+ Chuyển về phép trừ hai số tự nhiên (như SGK)
+ Chuyển đổi đơn vị đo để nhận biết kết quả của phép trừ.
HS nhắc lại để thuộc cách trừ hai số thập phân.
HS làm bài tập 1,2,3
3 HS trung bình lên bảng thực hiện. Lớp NX.
HS làm bài cá nhân.
3 HS làm phiếu
HS đọc đề, tóm tắt, tự làm bài.
1 HS lên bảng trình bày.
Lớp NX
3 HS nêu
GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng phép trừ. Chẳng hạn: Trừ từ phải sang trái:
-
68,4
25,7
42,7
4 không trừ được 7,14 trừ 7 bằng 7, viết 7, nhớ 1
5 thêm 1 là 6, 8 trừ 6 bằng 2, viết 2.
6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
Đặt dấu phẩy thẳng cột với các dấu phẩy đã có.
Bài 2: HS tự đặt tính, tính rồi chữa bài.
Lưu ý
Bài 3: Cho HS đọc thêm rồi tự nêu tóm tắt bài toán, tự giải bài toán bằng 2 cách rồi chữa bài. Khi chữa bài V. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 200
Toán:
Tiết 53: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố:
- Kĩ năng trừ hai số thập phân.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng và trừ.
- Cách trừ một số cho một tổng.
II. Chuẩn bị
- Cách trừ một số cho 1 tổng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn cách trừ 2 số thập phân
- Cho HS nêu cách trừ 2 số thập phân.
- HS khác nhận xét.
Bài 1: HS tự làm (đặt tính, tính) rồi chữa bài. Khi chữa bài nên khuyến khích HS nêu cách thực hiện trừ hai số thập phân.
Chú ý: Số tự nhiên (chẳng hạn số 81) được coi là số thập phân đặc biệt (chẳng hạn: 81,00).
Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
Bài 2: HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết (chẳng hạn, nêu cách tìm một số hạng chưa biết hoặc nêu cách tìm phân số bị trừ chưa biết ...)
Hoạt động 3: Ôn giải toán
Bài 3: HS nêu nội dung bài toán thành lời
- HS tự giải và chữa bài
- Gọi 1 HS lên chữa bài.
Hoạt động 4: Ôn cách thực hiện 1 số trừ đi 1 tổng
Bài 4: HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên yêu cầu HS viết đầy đủ, chẳng hạn ở hàng đầu, cột a - b - c và cột a - (b +c) phải viết đầy đủ là:
16,8 - 2,4 - 3,6 = 10,8
và 16,8 - (2,4 + 3,6) = 10,8
6
Phần “nhận xét” chỉ yêu cầu HS viết đúng:
a - b - c = a - (b + c)
a - (b + c) = a - b - c
Câu b : HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn:
Chú ý: Tuỳ thời gian , GV có thể chọn một phần của bài 2 và của bài 4 để HS làm bài khi tự học
V. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 200
Toán:
Tiết 54: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng cộng, trừ hai số thập phân.
- Tính giá trị biểu thức số, tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Vận dụng tính chất của phép cộng, phép trừ để tính nhanh.
II. Chuẩn bị
- Vở BT, sách SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn cách cộng, trừ số thập phân:
- Cho HS nêu cách cộng, trừ số thập phân
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Khi chữa bài, GV nên khuyến khích HS nêu cách tính nhanh. Chẳng hạn:
a. 14,75 + 8,96 + 6,25 = (14,75 + 6,25) + 8,96
= 21 + 8,96 = 29,96
b. 66,79 - 18,89 - 12,11 = 66,79 - (18,89 + 12,11)
= 66,79 - 31 = 35,79
Hoạt động 2 : Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
Bài 2 : HS tự làm
Gọi HS lên bảng làm bài
Khi chữa cho HS nêu cách tìm thành phần trong phép tính
Hoạt động 3 : Ôn giải toán
HS đọc đề
Yêu cầu HS làm 2 cách
GV hướng dẫn cho HS yếu
2 HS lên bảng chữa 2 cách
V. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 200
Toán:
Tiết 55: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. Chuẩn bị
- Cách nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
a. Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài toán ở ví dụ 1, sau đó nêu hướng giải: ‘Chu vi tam giác bằng tổng của ba cạnh”, từ đó hình thành phép tính 1,2x3.
- Gợi ý để HS có thể biết cách đổi đơn vị đo (1,2 m = 12dm) để phép tính giải bài toán trở thành phép nhân hai số tự nhiên 12 x 3.
- HS tự so sánh kết quả của phép nhân 12 x 3 = 36 (dm) với kết quả của phép nhân 1,2 x 3 = 3,6 (m), từ đó thấy tính hợp lí của quy tắc thực hiện phép nhân 1,2 x 3.
- Yêu cầu HS tự rút ra quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
b. GV nêu ví dụ 2 và yêu cầu HS vận dụng quy tắc mới học để thực hiện phép nhân 0,46 x 12 (đặt tính và tính).
c. Yêu cầu một vài HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
Chú ý: Nhấn mạnh 3 thao tác trong quy tắc, đó là: Nhân, đếm và tách.
Hoạt động 2: Thực hành nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Bài 1: HS lần lượt thực hiện các phép nhân cho trong Vở bài tập. Gọi một HS đọc kết quả và GV xác nhận kết quả đúng để chữa chung cho cả lớp.
Bài 2: HS tự tính các phép tính nêu trong bảng. GV cùng HS xác nhận kết qủa đúng.
- Yêu cầu một vài HS phát biểu lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Hoạt động 3: Giải toán có liên quan đến phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Bài 3: - Hướng dẫn HS:
+ Tính chiều dài của tấm bìa.
+ Sau đó áp dụng công thức tính chu vi của hình chữ nhật để tính chu vi của tấm bìa.
- Gọi một HS đọc bài toán. Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
V. Dặn dò.
Về nhà làm các bài trong SGK
File đính kèm:
- Toan tuan 11.doc