Toán ôn tập : kháI niệm về phân số (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số
2 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 5 tiết 1: Ôn tập: khái niệm về phân số (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thø ngàyth¸ng năm 2006
Toán «n tËp : kh¸I niÖm vÒ ph©n sè (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Giới thiệu bài: Trực tiếp.
DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- Treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số ) và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy ?
- Quan sát và trả lời: Đã tô màu băng giấy.
- Yêu cầu HS giải thích.
- Nêu
Cho HS đọc viết phân số .
- Viết và đọc:
- Tiến hành tương tự với các hình còn lại.
- Quan sát các hình, tìm phân số thể hiện phần được tô màu của mỗi hình, sau đó đọc và viết các phân số đó.
Viết lên bảng cả bốn phần số:
.
- Đọc lại các phân số trên.
2.2. Hướng dẫn ôn tập:
a) Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số:
- Viết lên bảng các phép chia sau
1 : 3; 4 : 10; 9 : 2.
- Nêu yêu cầu
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
- Đọc và nhận xét bài làm của bạn.
- Kết luận đúng/sai và sửa bài nếu sai.
- Hỏi: có thể coi là thương của phép chia nào ?
- 1 HS trả lời.
- Hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
- Lần lượt nêu.
- Yêu cầu HS mở SGK và đọc Chú ý 1.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Hỏi thêm: Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng như thế nào ?
- Nêu: Phân số chỉ kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia của phép chia đó.
b) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:
- Viết lên bảng các số tự nhiên 5, 12, 2001,... và nêu yêu cầu: Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
- Một số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- Nhận xét bài làm của HS, sau đó hỏi: Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta làm như thế nào?
- Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- H: Vì sao mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số chính là số đó và mẫu số là 1. Giải thích bằng ví dụ
- HS nêu:
Ví dụ: . Ta có
- Kết luận.
- Nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình.
- H: 1 có thể viết thành phân số như thế nào ?
- 1 HS trả lời: 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
- Nêu vấn đề: Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số.
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- H: 0 có thể viết thành phân số như thế nào ?
- 1 HS nêu: 0 có thể viết thành phấn số có tử bằng số 0 và mẫu số khác 0.
2.3. Luyện tập - Thực hành:
Bài 1: Cho HS làm miệng.
- Trình bày, nhận xét.
Bài 2: Cho HS làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Kết luận, ghi điểm.
- Nhận xét
Bài 3:
- Tương tự như cách tổ chức làm Bài 2.
- HS làm bài vào vở.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét đúng/sai (nếu sai thì sửa lại cho đúng).
CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài: Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số.
File đính kèm:
- Tiet 21.doc