Giáo án Toán lớp 4 - Tuần 13

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

HS: 2 em đọc bài “Vẽ trứng”.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc28 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán lớp 4 - Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lý: người dân ở đồng bằng bắc bộ I. Mục tiêu: - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, chủ yếu là người Kinh. - Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục và lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh về nhà ở, cảnh làng quê III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - 1 em nêu bài học giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Chủ nhân của đồng bằng: a. HĐ1: Làm việc cả lớp. HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi sau: + Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân? - là nơi đông dân nhất. + Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào? - chủ yếu là dân tộc Kinh. b. HĐ2: Thảo luận nhóm. HS: Các nhóm dựa vào tranh ảnh thảo luận. - Đại diện nhóm lên trình bày. + Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? - làng có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau. + Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh? - Nhà được xây bằng gạch rất chắc chắn. + Làng Việt cổ có đặc điểm gì? - Thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có 1 ngôi đình thờ Thành Hoàng (là người có công với làng, với nước). Đình là diễn ra các hoạt động chung của dân làng, 1 số làng còn có các đền, chùa, miếu. + Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào? - Nhà được xây kiên cố 2 – 3 tầng theo kiến trúc mới rất đẹp. Đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơn (tủ lạnh, ti vi, quạt điện). 3. Trang phục và lễ hội: c. HĐ3: Thảo luận nhóm. HS: Các nhóm dựa vào tranh ảnh, kênh chữ, kênh hình và vốn hiểu biết để thảo luận. + Hãy mô tả về trang phục truyền thống của bản thân người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ. - Trang phục truyền thống của nam: quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen. Của nữ là: váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc chít khăn mỏ quạ. + Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? - Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho 1 năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu + Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên 1 số hoạt động trong lễ hội? - Tế lễ và các hoạt động vui chơi giải trí như: Đua thuyền, đánh vật, hát trao duyên, đi cà khoeo, thi nấu cơm, đấu cờ người + Kể tên 1 số lễ hội nổi tiếng? - Hội Lim, hội Chùa Hương, hội Gióng => Bài học (ghi bảng). HS: 2 – 3 em đọc. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tuần 13 - Thứ Sáu, 4/12/2009 Luyện từ và câu: Câu hỏi và dấu chấm hỏi I. Mục tiêu: - Hiểu tác dụng của câu hỏi, dấu hiệu chính để nhận biết chúng - Xác định được câu hỏi trong 1 văn bản; bước đầu biết đặt được câu hỏểttao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bút dạ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: Lên bảng chữa bài tập 1. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài, từng em đọc thầm bài “Người tìm đường đến các vì sao” và phát biểu. - GV treo bảng phụ kẻ 4 cột. Câu hỏi / của ai / hỏi ai / dấu hiệu. Ghi các câu hỏi vào cột câu hỏi. + Bài 2, 3: HS: 1 em đọc to yêu cầu. HS suy nghĩ trả lời, GV ghi kết quả trả lời vào bảng, sau đó 1 em đọc lại bảng. Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu 1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Xi - ôn – cốp – xki Tự hỏi mình - Từ vì sao - Dấu chấm hỏi. 2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? Một người bạn Xi - ôn – cốp – xki - Từ thế nào - Dấu chấm hỏi. 3. Phần ghi nhớ: HS: 3 – 4 HS đọc. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm và làm vào vở bài tập. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV). + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, đọc cả mẫu. - GV viết lên bảng 1 câu văn. VD: Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. - 1 cặp HS làm mẫu sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp. HS1: Về nhà bà cụ làm gì? HS2: Về nhà bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe. - Một số HS thi hỏi đáp các câu khác. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu, mỗi em đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình. VD: Vì sao mình không tự giải được bài tập này nhỉ? - Mẹ dặn mình hôm nay phải làm gì đây? - Không biết mình quên bút ở đâu? - GV nhận xét, cho điểm. 5. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ - Về nhà viết lại vào vở 4 câu hỏi tự đặt. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: + Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, diện tích (cm2, dm2, m2) + Thực hiện được nhân với số có 2 hoặc 3 chữ số + BIết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh. II. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: Lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: Làm cá nhân. HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm vào vở. - 1 em lên bảng làm. - GV và cả lớp nhận xét. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở. - 3 em lên bảng giải. - GV và cả lớp nhận xét, cho điểm. + Bài 3: Tính nhanh. HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài. - 2 em lên bảng làm. a) 2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39 = 10 x 39 = 390. b) 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4) = 302 x 20 = 302 x 2 x 10 = 604 x 10 = 6040. - GV cùng HS nhận xét, cho điểm. + Bài 4: HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV gọi HS lên bảng chữa bài. - HS khác nhận xét. - Một HS lên bảng giải. - Cả lớp làm vào vở. Bài giải: Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút Mỗi phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể là: 25 + 15 = 40 (lít) Sau 75 phút cả 2 vòi chảy được là: 40 x 75 = 3000 (lít) Đáp số: 3000 lít nước. + Bài 5: HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm. - 1 em lên bảng giải. a) S = a x a (nêu lại bằng lời). b) Với a = 25 (m) thì: S = 25 x 25 = 625 (m2) - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập. Tập làm văn: ôn tập văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Nắm được một số đặc điểm của văn kể chuyện. - Kể được 1 câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện để trao đổi với bạn. II. Đồ dùng: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn ôn tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) Đề 2: Thuộc văn kể chuyện. Đề 1: Văn viết thư. Đề 3: Văn miêu tả. Bài 2, 3: HS: Đọc yêu cầu của đề. - Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể. - HS viết nhanh dàn ý câu chuyện. - Từng cặp HS thực hành kể, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu bài. - Thi kể trước lớp. Trao đổi cùng bạn về nhân vật trong truyện / tính cách nhân vật / ý nghĩa câu chuyện, cách mở đầu, kết thúc - GV treo bảng phụ viết sẵn tóm tắt sau và yêu cầu HS đọc: * Văn kể chuyện: Kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật. - Mỗi câu chuyện cần nói lên 1 điều có ý nghĩa. * Nhân vật: Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá. - Hành động lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật. - Những đ.điểm ngoại hình tiêu biểu nói lên t.cách, thân phận của nhân vật. * Cốt truyện: Thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng). 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ. Khoa học: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm I. Mục tiêu: - Nêu được một số nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm. - Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người. II. Đồ dùng dạy - học: Hình trang 54, 55 SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: Đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu 1 số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. * Mục tiêu: (SGV). * Cách tiến hành: HS: Quan sát hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK. Tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình. + Hình nào cho biết nước sông, hồ, kênh, rạch bị nhiễm bẩn? - Hình 1, hình 4. + Nguyên nhân gây nhiễm bẩn trong các hình đó là gì? - Xả rác, phân, nước thải bừa bãi. + Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm được mô tả trong hình đó là gì? - Hình 2, nguyên nhân do vỡ ống nước. + Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân? - Hình 3, do vỡ đường ống dẫn dầu làm tràn dầu ra nước + Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân? + Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân? - Hình 7, 8, nguyên nhân do khói bụi, khí thải từ nhà máy, xe cộ - Hình 5, 6, 8 do sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lý + Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước để ở địa phương? HS: Tự nêu. - GV kết luận: mục “Bạn cần biết”. 3. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nguồn nước. - GV chia nhóm và nêu câu hỏi: HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày: + Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? - Gây ra nhiều bệnh tật có hại cho sức khoẻ như: tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột - GV kết luận mục “Bạn cần biết”. HS: 2 – 3 em đọc. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. hoạt động tập thể kiểm điểm trong tuần phát động chào mừng 22/12 I. Mục tiêu: - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Phát động phong trào thi đua ngày 22/12. II. Nội dung: 1. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm: a. Ưu điểm: - Thực hiện đầy đủ quy định của trường, của lớp. - Đi học tương đối đều. - Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. - Chữ viết có tiến bộ. b. Nhược điểm: - ý thức học tập chưa tốt, trong lớp chưa chú ý nghe giảng, lười làm bài tập ở lớp và ở nhà. Cụ thể là: - Khăn quàng, guốc dép chưa đầy đủ. - Một số em viết chữ xấu và sai nhiều lỗi chính tả như: . - Ăn mặc quần áo chưa sạch, chưa gọn 2. Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày 22/12: - Phát huy tất cả những ưu điểm đạt được. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Nâng cao ý thức học tập giành nhiều điểm tốt để chào mừng ngày 22 – 12.

File đính kèm:

  • docG an lop 4 Tuan 13 Chuan KTKN.doc
Giáo án liên quan