I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh củng cố về nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. Đồ dùng :
Thước kẻ, ê ke.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra
- Kể tên các góc mà em đã học?Vẽ một góc tù vào bảng con? So sánh góc tù với góc vuông?
2. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Làm SGK + miệng.
+ Làm thế nào mà em biết góc BAM là góc vuông?
+ Tại sao góc AMC là góc bẹt?
+ Hình tứ giác ABCD có những loại góc gì?
Bài 2: Làm SGK
7 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 4 - Tiểu học Ngô Gia Tự - Tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Từ ngày 07/11 đến 11/11
Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2005
Tiết 46
Luyện Tập
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh củng cố về nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
II. Đồ dùng :
Thước kẻ, ê ke.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra
- Kể tên các góc mà em đã học?Vẽ một góc tù vào bảng con? So sánh góc tù với góc vuông?
2. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Làm SGK + miệng.
+ Làm thế nào mà em biết góc BAM là góc vuông?
+ Tại sao góc AMC là góc bẹt?
+ Hình tứ giác ABCD có những loại góc gì?
Bài 2: Làm SGK
Chốt:
+ Tại sao AB lại là đường cao của tam giác ABC?
+ Đường cao tam giác có đặc điểm gì?
Bài 3: Làm vở.
Chốt:+ Nêu các bước vẽ hình vuông?
Bài 4: Làm vở.
+ 2 cạnh như thế nào thì song song với nhau?
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
+ Thế nào là đường cao trong tam giác?
* Dự kiến sai lầm.
- Học sinh không xác định được hết góc ( Khi 1 đỉnh có 2 góc).
- Nhầm lẫn AH là đường cao
Rút kinh nghiệm
- Thao tác của học sinh còn chậm ở bài 1
- Bài 4 còn mất nhiều thời gian,HS trình bày chưa đẹp.
- Giáo viên chấm còn ít .
Thứ ba ngày 08 tháng 11 năm 2005
Tiết 47
Luyện tập chung
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh củng cố về cách thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số.
- áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính nhanh.
- Hiểu đặc điểm hình vuông, hình chữ nhật. Tính được P và S.
II. Đồ dùng :
Ê ke, thước.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra:
- Vẽ hình chữ nhật có chiều dài = 6 cm; chiều rộng = 3 cm.
2. Hoạt động 2: Luyện tập .
Bài 1: HS làm bảng con .
Chốt:
+ Nêu cách thực hiện phép cộng 2 số?
+ Muốn trừ 2 số ta làm thế nào?
Bài 2: Làm vở
Chốt:
+ Để tính bằng cách thuận tiện em đã sử dụng những tính chất nào?
Bài 3: Làm bảng con
Chốt:
+ Tại sao hình vuông BIHC có cạnh = 3 cm?
+ Nêu công thức tính PHCN= ?
Bài 4: Làm vở
Chốt:
+ Bài toán thuộc loại toán gì?
+ Nêu công thức tìm số lớn? Số bé?
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Về nhà: làm bài 1/b.
* Dự kiến sai lầm:
- Bài 2/b: Kết hợp 2 số đầu để tạo thành số tròn chục,nên kết hợp số hạng đầu và số hạng cuối.
- Tìm chưa hết các cạnh vuông góc với DH.
Rút kinh nghiệm
- Bài 4: Giáo viên cần hướng dẫn rõ hơn.
- Kỹ năng tính toán của hóc sinh còn chậm.
__________________________________________________________________
Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2005.
Tiết 48
Kiểm tra định kỳ
I. Mục tiêu :
- Học sinh có kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia.
- Nắm được cách giải bài toán tìm số trung bình cộng.
- Vẽ được hình và tính được P và diện tích.
II. Đề :
Bài1: Đặt tính và tính
- 1928 km + 963 km
- 6705 dag - 254 dag
- 105 hg x 6
- 768 phút : 6
Bài 2: Năm 1226 nhà Trần thành lập. Hỏi nhà Trần thành lập vào thế kỷ nào?
Bài 3: Có 8 ô tô chở gạo. 5 xe đầu mỗi xe chở được 76 tạ, 3 xe sau mỗi xe chở được 60 tạ. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu kg?
Bài 4: Vẽ 1 hình chữ nhật MNPQ chiều rộng là 3cm. Chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính chu vi và diện tích HCN đó.
III. Biểu điểm :
Bài 1: ( 4 đ ), mỗi phép tính đúng được 1 đ
Bài 2: ( 1 đ ).
Bài 3: ( 3 đ ):
- Tính được tổng: 1,5đ
- Tìm TBC : 1 đ
- Đáp số : 0.5 đ
Bài 4: ( 2 đ ):
- Vẽ hình: 1 đ
- Tính P : 0,5 đ
- Tính S : 0,5 đ
Rút kinh nghiệm
- Đề bài phù hợp với trình độ học sinh
- Điểm G: K; TB
__________________________________________________________________
Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2005
Tiết 49
Nhân với số có một chữ số
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số.
- Thực hành tính nhân.
II. Đồ dùng :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra
- Làm bảng con 108 x 9; 900 x5
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới :
a, Hoạt động 2(1): Nhân số có 6 chữ số: không nhớ.
- Giáo viên đưa VD. 241324 x 2 = ? dựa vào cách nhân số có 6 chữ số với số có 1 chữ số – các em làm nháp.
- Giáo viên ghi bảng: 241324
x 2
482648.
b, Hoạt động 2(2): Nhân số có 6 chữ số: có nhớ.
- Giáo viên đưa ví dụ: 136204 x 4 =?
+ Nêu cách nhân?
- Giáo viên ghi bảng: 136204
x 4
544816
c, Hoạt động 2(3):
+ Em có nhận xét gì về 2 phép nhân?
- Phép nhân không nhớ
- Phép nhân có nhớ.
à Phép nhân có nhớ. Ta nhớ vào kết quả lần nhân liền sau.
- Nêu cách thực hiện phép nhân?
- Học sinh làm nháp
- 1 học sinh nêu miệng
- Học sinh làm bảng con
- Học sinh nêu.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Làm bảng con.
- Nêu cách nhân?
Bài 2: Làm SGK.
- Nêu cách làm với m = 4.
Bài 3: Làm vở.
Chốt:
+ Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức?
Bài 4: Làm vở.
-Củng cố giải toán
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
* Dự kiến sai lầm
- Còn nhầm lẫn bảng cửu chương.
- Lời giải chưa chính xác.
Rút kinh nghiệm
-Phân bố thời gian hợp lý
- Giáo viên cần chấm nhiều hơn
- Câu hỏi của giáo viên cần ngắn gọn.
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2005
Tiết 50
Tính chất giao hoán của phép nhân
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh :
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân.
- Vận dụng tính chất giao hoán để tính toán.
II. Đồ dùng :
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra
So sánh các kết quả:
3 x 4 và 4 x 3
2 x 6 và 6 x 2
2. Hoạt động 2: Dạy bài mới.
a, Hoạt động 2 (1): So sánh giá trị của 2 biểu thức.
- Giáo viên đưa biểu thức:
7 x 5 và 5 x 7.
+So sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a?
+ Vì sao?
b, Hoạt động 2 (2):
- Giáo viên treo bảng phụ khung kẻ sẵn các cột như SGK.
+ So sánh giá trị của a x b và b x a?
+ Từ đó ta rút ra được kết luận gì?
- Giáo viên ghi: a x b = b x a.
+ Nêu quy tắc?
+ Phép nhân có tính chất gì?
7 x 5 = 5 x 7
Học sinh tính a x b và b x a.
a x b = b x a
- Học sinh nêu kết quả
- Học sinh đọc sách SGK
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Làm SGK
Chốt:
- Tại sao em điền là 4 ?
- Dựa vào đâu mà em điền là 7.
Bài 2/ a: Làm bảng con.
Chốt
-Tại sao 7 x 853 lại bằng 853 x 7 ?
Bài 3: Làm vở
Chốt:
-Dựa vào đâu mà em biết 4 x 2145 = ( 2100 + 45) x 4
Bài 4: Làm SGK
Chốt:
+ Tại sao em điền là 1?
+ Tại sao em điền là 0?
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
+ Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
+ Người ta sử dụng tính chất giao hoán để làm gì?
* Dự kiến sai lầm
-Lúng túng khi làm bài 3
- Lúng túng không biết biến đổi về 2 biểu thức bằng nhau.
Rút kinh nghiệm
- Phần bài mới còn mất nhiều thời gian
- Giáo viên cần bao quát lớp
- Nên cho học sinh tự hoạt động nhiều hơn.
-GVcần hướng dẫn HS trình bày.
File đính kèm:
- Giao an toan 4-tuan10.doc