I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
ã Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn.
ã Nắm được mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki lô gam.
ã Thực hành chuyễn đổi các đơn vị đo khối lượng.
ã Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
105 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Người ta chia đều 18kg muối vào 240 gói. Hỏi mỗi gói muối có bao nhiêu gam muối ?
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Tóm tắt
240 gói : 18kg
1 gói : .... gam ?
Giải
18 kg = 18000g
Số muối có trong mỗi gói là:
18000 : 240 = 75 (g)
Đáp số: 75g
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS đọc: Một sân bóng đa hình chữ nhật có diện tích 7140m2, chiều dài 105m.
a) Tìm chiều rộng của sân bóng đá
b) Tính chu vi của sân bóng đá.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Tóm tắt
Diện tích : 7140m2
Chiều dài : 105m
Chiều rộng : ......m ?
Chu vi : ....... m ?
Bài giải
Chiều rộng của sân vận động là:
7140 : 105 = 68 (m)
Chu vi của sân vận động là:
(105 + 86) x 2 = 346 (m)
Đáp số: 68m ; 346m
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS nhận xét bài bạn, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài tập hướng dẫn luyện tập
Một trường tiểu học có số học sinh và số khối lần lượt là:
Khối Một 318 học sinh chia thành 9 lớp
Khối Hai 285 học sinh chia thành 8 lớp
Khối Ba 240 học sinh chia thành 10 lớp
Khối Bốn 325 học sinh chia thành 10 lớp
Khối Năm 296 học sinh chia thành 9 lớp
Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?
Ngày soạn:
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm 2007
Toán : luyện tập chung
I. mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Kỹ năng thực hiện các phép tính nhân, chia với số có nhiều chữ số
Tìm các thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia
Giải bài toán có lời văn.
Giải bài toán về biểu đồ
II. đồ dùng dạy - Học:
III. Các Hoạt động day - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài củ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 81, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số học sinh khác.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
2. Dạy - Học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
- GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng giải một số dạng toán đã học
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Các số cần điền vào ô trống trong bảng là gì trong phép tính nhân, phép tính chia ?
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm thừa số, tìm tích, tìm số bị chia, số chia, thương chưa biết trong phép chia.
- GV yêu cầu HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài
- Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng
- Là thừa số hoặc tích chưa biết trong phép nhân, là số bị chia, hoặc số chia, hoặc thương chưa biết trong phép chia.
- 5 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 bảng số, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Thừa số
27
23
23
152
134
134
Thừa số
23
27
27
134
152
152
Tích
621
621
621
20368
20368
20368
Số bị chia
66178
66178
66178
16250
16250
16250
Số chia
203
203
203
125
125
125
Thương
326
326
326
130
130
130
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS
Bài 2:
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV: Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
- Muốn biết mỗi trường nhận được bao nhiêu bộ đồ dùng học toán chúng ta cần biết được gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS nhận xét
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS nhận xét sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS đọc : Một Sở Giáo dục - Đào tạo nhận được 468 thùng hàng, mỗi thùng có 40 bộ đồ dùng học toán. Người ta chia đều số bộ đồ dùng đó cho 156 trường. Hỏi mỗi trường nhận được bao nhiêu bộ đồ dùng học toán ?
- Tìm số bọ đồ dùng học toán mỗi trường nhận được
- Cần biết tất cả có bao nhiêu bộ đồ dùng học toán
Bài giải
Số bộ đồ dùng Sở Giáo dục - Đào tạo nhận về là:
40 x 468 = 18720 (bộ)
Số bộ đồ dùng mỗi trường nhận được là:
18720 : 156 = 120 (bộ)
Đáp số: 120 bộ
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trang 91, SGK
- GV hỏi: Biểu đồ cho biết điều gì ?
- Hãy đọc biểu đồ và nêu số sách bán được của từng tuần.
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi của SGK và làm bài
- HS cả lớp cùng quan sát
- Biểu đồ cho biết sô sách bán được trong 4 tuần.
- HS nêu:
Tuần 1 : 4500 cuốn
Tuần 2 : 6250 cuốn
Tuần 3 : 5750 cuốn
Tuần 4 : 5500 cuốn
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
Bài giải
a) Số cuốn sách tuần 1 bán được ít hơn tuần 4 là:
5500 - 4500 = 1000 (cuốn)
b) Số cuốn sách tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 3 là:
6250 - 5750 = 500 (cuốn)
c) Trung bình mỗi tuần bán được số sách là:
(4500 + 6250 + 5750 + 5500) : 4 = 5500 (cuốn)
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà ôn tập lại các dạng toán đã học để chuẩn bị kiểm tra cuối học kỳ I
Ngày soạn:
Ngày dạy: Thứ ngày tháng năm 2007
Toán : luyện tập chung
I. mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
Giá trị theo vị trí của chữ số trong một số
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số có nhiều chữ số
Diện tích hình chữ nhật và số đo diện tích
Bài toán về biểu đồ
Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tổng của hai số đó.
Làm quen với bài toán trắc nghiệm
II. đồ dùng dạy - Học:
Phô tô các bài tập tiết 83 cho từng HS
III. Các Hoạt động day - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. giới thiệu bài
- Trong giờ học này, các em sẽ cùng làm một đề bài luyện tập tổng hợp theo hình thức trắc nghiệm để chuẩn bị kiểm tra cuối học kỳ I.
2. Hướng dẫn luyện tập:
- GVphát phiếu phô tô cho từng HS, yêu cầu HS tự làm các bài tập trong thời gian 35 phút, sau đó chữa bài và hướng dẫn HS cách chấm điểm.
- HS nghe GV giới thiệu bài
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra và chấm điểm cho nhau.
Đáp án
1.
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào C
c) Khoanh vào D
d) Khoanh vào C
e) Khoanh vào C
2.
a) Thứ năm có số giờ mưa nhiều nhất
b) Thứ sáu có mưa trong 2 giờ
c) Ngày thứ tư trong tuần không có mưa.
3.
Tóm tắt
Có : 672 học sinh
Nữ nhiều hơn nam : 92 em
Nam : ..... em ?
Nữ : ....... em ?
Bài giải
Số học sinh nam của trường là:
(672 - 92) : 2 = 290 (học sinh)
Số học sinh nữ là:
290 + 92 = 382 (học sịnh)
Đáp số: Nam 290 học sinh
Nữ 382 học sinh
Gv chữa bài, có thể hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả bài làm của mình như sau:
Bài 1 được 4 điểm (mỗi lần khoanh đúng được 0,8 điểm)
Bài 2 được 3 điểm (mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm)
Bài 3 được 3 điểm
- Trả lời và viết phép tính đùng tìm được số học sinh nam : 1 điểm
- Trả lời và viết phép tính đùng tìm được số học sinh nữ : 1 điểm
- Đáp số : 1 điểm
(HS có thể tính gộp thành hai bước tính hoặc tính thành ba bươc tính, nếu đúng đều được điểm tối đa)
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét kết quả bài làm của học sinh, dặn dò các em về nhà ôn tập các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì I
Kiểm tra cuối học kì I
I. mục tiêu:
Kiểm tra kết quả học tập của HS về các nội dung:
Kĩ năng thực hiện các phép tính với số tự nhiên và kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích
Nhận biết hai đường thẳng vuông góc và hai đường thẳng song song trong các hình đã học.
Tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông
Bài toán về biểu đồ
Giải bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tổng của hai số đó.
II. đề kiểm tra dành cho giáo viên tham khảo (Dựn kiến HS làm bài trong 40 phút)
Phần I: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt ở trước câu trả lời đúng cho mỗi bài tập sau đây:
1. Kết quả của phép cộng 204578 + 574892 là:
A. 779470 B. 778470 C. 777480 D. 779480
2. Kết quả của phép trừ 789012 - 594378 là:
A. 194633 B. 194623 C. 194634 D. 149634
3. Kết quả của phép nhân 125 x 428 là:
A. 53400 B. 53500 C. 35500 D. 53005
4. Kết quả của phép chia 16195 : 56 là:
A. 289 B. 288 C. 278 (dư 5) D. 289 (dư 11)
5. Số thích hợp để viết vào chổ chấm của 5m2m 7dm2 = .........dm2 là:
A. 57 B. 570 C. 507 D. 5070
Phần 2: Làm các bài tập sau:
1. Bốn hình vuông (1) , (2) , (3) , (4) có cạnh bằng nhau xếp lại được một hình chữ nhật có chiều dài là 16m như hình chữ nhật có chiều dài 16m như hình vẽ bên.
a) Cạnh AM cùng vuông góc với các cạnh nào ?
b) Cạnh AB cùng song song với các cạnh nào ?
c) Tính diện tích của hình chữ nhật ABNM.
d) Tính chu vi của mỗi hình vuông (1) , (2)
(3) , (4)
A
D
E
K
M
B
C
G
H
N
2. Một nhà máy hai ngày nhập về 4560 kg nguyên liệu, trong đó ngày thứ hai nhập được nhiêu hơn ngày thứ nhất 120kg nguyên liệu. Hỏi mỗi ngày nhà máy nhập về bao nhiêu ki-lô-gam nguyên liệu ?
III. Hướng dẫn đánh giá
Phần 1: 4 điểm
Khoanh vào mỗi câu trả lời đúng của mỗi bài cho 0,8 điểm
Phần 2:
Bài 1 (3 điểm)
a) (1 điểm)
Mỗi lần nêu đúng một cạnh vuông góc với AM được 0,2 điểm
b) (0,8 điểm)
Mỗi lần nêu đúng một cạnh song song với AB được 0,2 điểm
c) (0,6 điểm)
Viết câu trả lời và phép tính đúng tính chiều rộng hình chữ nhật được 0,3 điểm
Chiều rộng hình chữ nhật là: 16 : 4 = 4 (m)
Viết câu trả lời và phép tính đúng tính diện tích hình chữ nhật được 0,3 điểm
Diện tích hình chữ nhật là: 16 x 4 = 64 (m2)
d) (0,6 điểm)
Nêu được chu vi các hình vuông (1) , (2) , (3) , (4) bằng nhau được 0,3 điểm
Tính chu vi của mỗi hình vuông (1) , (2) , (3) , (4) là 4 x 4 = 16 (m) được 0,3 điểm
Bài 2: (3 điểm)
- Nêu đúng câu lời giải tìm hai lần số ki-lô-gam nguyên liệu nhà máy nhập về trong ngày thứ nhất (hoặc ngày thứ hai) được 1 điểm.
- Nêu đúng câu lời giải tìm số ki-lô-gam nguyên liệu nhà máy nhập về trong ngày thứ nhất (hoặc ngày thứ hai) được 0,8 điểm.
- Nêu đúng câu lời giải tìm số ki-lô-gam nguyên liệu nhà máy nhập về trong ngày thứ hai (hoặc ngày thứ nhất) được 0,8 điểm.
- Nêu đúng đáp số đựơc 0,4 điểm.
File đính kèm:
- DMMCNH.doc