Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 77: Tính giá trị biểu thức

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

 - Biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia.

 - Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào điền dấu <, >, =.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn màu.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

A.KIỂM TRA BÀI CŨ- Biểu thức là gì? Cho ví dụ.

 - Tính giá trị của mỗi biểu thức sau: 169 - 20 + 1 ; 45 + 5 + 3.

 - Chữa bài và cho điểm HS

B GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Tính giá trị của biểu thức

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 77: Tính giá trị biểu thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán Tiết 77 TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Biết tính nhẩm giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia. - Biết áp dụng tính giá trị của biểu thức vào điền dấu , =. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, phấn màu. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: A.KIỂM TRA BÀI CŨ- Biểu thức là gì? Cho ví dụ. - Tính giá trị của mỗi biểu thức sau: 169 - 20 + 1 ; 45 + 5 + 3. - Chữa bài và cho điểm HS B GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Tính giá trị của biểu thức HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Hướng dẫn tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ. - Viết lên bảng 60 + 20 - 5 và yêu cầu HS đọc biểu thức này. - Yêu cầu HS suy nghĩ để tính 60 + 20 - 5. - Nêu: cả hai các tính trên đều đúng, tuy nhiên để thuận tiện và tránh nhầm lẫn, đặc biệt là khi tính giá trị của các biểu thức có nhiều dấu tính cộng, trừ người ta qui ước: khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. - Biểu thức trên ta tính như sau: 60 cộng 20 bằng 80, 80 trừ 5 bằng 75. Hướng dẫn tính giá trị của các biểu thứcchỉ có các phép tính nhân, chia. - Viết lên bảng: 49 : 7 x 5 và yêu cầu HS đọc biểu thức này. - Yêu cầu HS suy nghĩ để tính 49 : 7 x 5, biết cách tính tương tự như với biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ. - Nêu: khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. - Biểu thức trên ta tính như sau: 49 chia 7 bằng 7, 7 nhân 5 bằng 35. giá trị của biểu thức 49 : 7 x 5 là 35. Luyện tập. Bài 1:- Bài tập yêu cầu gì? - Yêu cầu 1 HS lên bảng là mẫu biểu thức 205 + 60 + 3. - Y/c HS nhắc lại cách làm của mình. - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: - Hướng dẫn HS làm tương tự như bt 1. Bài 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Viết lên bảng 55 : 5 x 3 . . . 32 và hỏi: làm thế nào để so sánh được 55 : 5 x 3 với 32. -Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức 55:5 x 3. - So sánh 33 với 32? - Vậy giá trị biểu thức 55 : 5 x 3 như thế nào so với 32 - Điền dấu gì vào chỗ chấm? - Yêu cầu HS làm các phần còn lại. - Y/c HS giải thích cách làm của mình. - Chữa bài và cho điểm HS. Bài 4:- Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Chữa bài và cho điểm HS. - Biểu thức 60 cộng 20 trừ 5. - tính 60 + 20 - 5 = 80 - 5 = 75 Hoặc 60 + 20 - 5 = 60 - 15 = 75 - Nhắc lại qui tắc. - Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức 60 + 20 - 5. - Biểu thức 49 chia 7 nhân 5. - Tính: 49 : 7 x 5 = 7 x 5 = 35 - nhắc lại qui tắc. - Nhắc lại các tính giá trị biểu thức 49 : 7 x 5. - Bài tập yêu cầu tính giá trị của biểu thức. - 1 em lên bảng làm bài. 205 + 60 + 3 = 265 + 3 = 268 - Biểu thức 205 + 60 + 3 chỉ có phép tính cộng nên khi tính giá trị của biểu thức này ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. 205 cộng 60 bằng 265, 265 cộng 3 bằng 268. vậy giá trị của biểu thức 205 + 60 + 3 là 268. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. 268 - 68 + 17 = 200 + 17 = 127 - Điền dấu >, < hoặc=vào chỗ chấm. - ta phải tính giá trị của biểu thức 55 : 5 x 3, sau đó so sánh giá trị của biểu thức này với 32. - Tính vào bảng con. 55 : 5 x 3 = 11 x 3 = 33 - 33 lớn hơn 32.- Lớn hơn. - Điền dấu lớn hơn (>) - Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 47 = 84 – 34 - 3 20 + 5 < 40 : 2 + 6 - HS nêu cách làm của mình. - 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Cả hai gói mì cân nặng là: 80 x 2 = 160 (g) Cả hai gói mì và một hộp sữa cân nặng là: 160 + 455 = 615 (g) Đáp số: 615 IV CỦNG CỐ-DẶN DÒ- khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện như thế nào? - khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực hiện như thế nào? - Về nhà luyện tập thêm về tíng giá trị biểu thức. - Làm bài tập 1b, 2b / 79. - Chuẩn bị bài tính giá trị của biểu thức (tiếp theo). - Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doc078h.doc
Giáo án liên quan