Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 41: Góc vuông, góc không vuông

I. MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh:

 - Bước dầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông.

 - Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 -Thước ê ke, thước dài, phấn màu.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: Đặt tính và tính.

 HS 1: 35 x 2 26 x 4

 HS 1: x : 7 = 8 63 : x = 7

 GV nhận xét bài cũ.

B GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Góc vuông, góc không vuông

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5075 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 41: Góc vuông, góc không vuông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: Tiết 41: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Bước dầu làm quen với khái niệm về góc, góc vuông, góc không vuông. - Biết dùng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và để vẽ góc vuông trong trường hợp đơn giản. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Thước ê ke, thước dài, phấn màu. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: Đặt tính và tính. HS 1: 35 x 2 26 x 4 HS 1: x : 7 = 8 63 : x = 7 GV nhận xét bài cũ. B GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Góc vuông, góc không vuông HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 4 5 Làm quen với góc. - Yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ nhất trong phần bài học. - Hai kim trong các mặt đồng hồ trên có chung một điểm gốc, ta nói hai kim đồng hồ tạo thành một góc. - Y/c HS quan sát tiếp đồng hồ thứ hai. -Làm tương tự với đồng hồ thứ ba. - Vẽ lên bảng các hình vẽ về góc gần như các góc tạo bởi hai kim trong mỗi đồng hồ. - Y/c HS quan sát các hình vẽ và hỏi: theo em mỗi hình vẽ trên có được gọi là góc không? - Giới thiệu: Góc được tạo bởi hai cạnh có chung một gốc. Góc thứ nhất có hai cạnh là OA và OB góc thứ hai có hai cạnh là DE và DG: Yêu cầu HS nêu các cạnh của góc thứ ba (thực chất là góc tạo thành bởi hai tia nhưng ở lớp 3. các em chưa học khái niệm tia nên có thể nói là hai cạnh). - Điểm chung của hai cạnh tạo thànhgóc gọi là đỉnh của góc. Góc thứ nhất có đỉnh là đỉnh O, góc thứ hai có đỉnh là D, góc thứ ba có đỉnh là P. - Hướng dẫn HS đọc tên các góc. Chẳng hạn: góc đỉnh O; cạnh OA, OB. Giới thiệu góc vuông và góc không vuông: - Vẽ lên bảng góc vuông OAB như phần bài học và giới thiệu: Đây là góc vuông. - Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, các cạnh tạo thành của góc vuông AOB. - Vẽ hai góc MPN; CED lên bảng và giới thiệu: góc MPN và góc CED là góc không vuông. - Y/c HS nêu tên đỉnh, các cạnh của từng góc. Giới thiệu ê ke. - Cho HS cả lớp quan sát ê ke loại to và giới thiệu: đây là thước ê ke dùng để kiểm tra một góc vuông hay là góc không vuông và để vẽ góc vuông. - Thước ê ke là hình gì? - Thước ê ke có mấy cạnh và mấy góc? - Tìm góc vuông trong thước ê ke. - Hai góc còn lại có vuông không? Hướng dẫn dùng ê ke để kiểm tra góc vuông, góc không vuông. - Khi muốn dùng ê ke để kiểm tra xem một góc là góc vuông hay không vuông ta làm như sau: (GV vừa giảng vừa thực hiện thao tác cho HS quan sát). + Tìm góc vuông của thước ê ke. + Đặt một cạnh của góc vuông trong thước ê ke trùng với một cạnh của góc cần kiểm tra. + Nếu cạnh góc vuông còn lại của ê ke trùng với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc này là góc vuông (AOB). Nếu không trùng thì góc này là góc không vuông (CDE; MPN). Luyện tập: Bài 1: - Hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc của hình chữ nhật. Có thể làm mẫu một góc. - Hình chữ nhật có mấy góc vuông? - Hướng dẫn HS dùng ê ke để vẽ góc vuông có đỉnh O, hai cạnh OA, OB: + Chấm một điểm và coi là đỉnh O của góc vuông cần vẽ. + Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm vừa chọn. + Vẽ hai cạnh OA và OB theo hai cạnh góc vuông của ê ke. Vậy ta được góc vuông AOB cần vẽ. - Yêu cầu HS tự vẽ góc vuông CMD. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Hướng dẫn: Dùng ê ke để kiểm tra xem góc nào là góc vuông, đánh dấu các góc vuông theo đúng qui ước. Bài 3: - Tứ giác MNPQ có các góc nào? - Hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các góc rồi trả lời câu hỏi. Bài 4: - Hình bên có bao nhiêu góc? - Hướng dẫn: dùng ê ke để kiểm tra từng góc, đánh dấu vào các góc vuông. Sau đó đếm số góc vuông và trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS lên bảng chỉ các góc vuông có trong hình. * Bài dành cho HS giỏi: Cho biết một phần năm của một số là 8. em có tìm được số đó không? Nói rõ cách tìm. - Quan sát. - Theo dõi. - Quan sát và nhận xét: hai kim của đồng hồ có chung một điểm gốc, vậy hai kim đồng hồ này cũng tạo thành một góc. - HS đọc tên các góc còn lại. - Góc vuông đỉnh là O, cạnh là OA và OB. - Góc đỉnh D ; cạnh là DC và DE. - Góc đỉnh P ; cạnh là MP và NP. - Hình tam giác. - Thước ê ke có 3 cạnh và 3 góc. - HS quan sát và chỉ vào góc vuông trong ê ke của mình. - Hai góc còn lại là hai góc không vuông. - Theo dõi. - Thực hành dùng ê ke để kiểm tra góc. - Hình chữ nhật có 4 góc vuông. - Theo dõi. - HS vẽ hình, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - 1 em đọc, cả lớp đọc thầm. - Tự kiểm tra, sau đó trả lời. a) Góc vuông đỉnh A, hai cạnh là AD và AE. Góc vuông đỉnh là G, hai cạnh là GX và GY. b) Góc không vuông đỉnh là B, hai cạnh là BG và BH . . . - Góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q. - Các góc vuông là góc đỉnh M, đỉnh Q. - Hình bên có 6 góc. - Có 4 góc vuông. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - Biết một phần năm của một số là 8. muốn tìm số đó ta nhân 8 với 5. IV CỦNG CỐ-DẶN DÒ - Gọi một vài HS lên bảng đo góc vuông, góc không vuông. - Về nhà luyện tập thêm về góc vuông và góc không vuông. - Xem trước bài: Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê ke. - GV nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doc041h.doc
Giáo án liên quan