I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
- Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải bài toán.
- Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng, phấn, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 7, hỏi về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.
Một học sinh lên làm miệng bài tập 3 / 31.
GV nhận xét cho điểm HS.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ cùng nhau luyện tập củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 7.
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 32: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán : Tiết 32 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
- Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải bài toán.
- Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng, phấn, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 7, hỏi về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.
Một học sinh lên làm miệng bài tập 3 / 31.
GV nhận xét cho điểm HS.
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ cùng nhau luyện tập củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 7.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài1:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính trong phần a).
- Yêu cầu cả lớp làm phần a) vào vở, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- yêu cầu HS tiếp tục làm phần b).
- Các em có nhận xét gì về kết quả, các thừa số, thứ tự các thừa số trong hai phép tính nhân 7 x 2 và 2 x 7?
- Vậy ta có 7 x 2 = 2 x 7.
- GV rút ra kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính của biểu thức.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Vẽ hình chữ nhật có chia các ô vuông như SGK lên bảng.
- Nêu bài toán: Mỗi hàng có 7 ô vuông. Hỏi 4 hàng như thế có bao nhiêu ô vuông?
- Hãy nêu phép tính để tính số ô vuông có trong cả 4 hàng.
- Yêu cầu HS làm tiết phần b).
- So sánh 7 x 4 và 4 x 7
* Bài dành cho HS giỏi:
Viết số thích hợp vào ô trống:
Thừa số
7
5
7
2
4
8
Thừa số
7
6
Tích
42
56
28
56
- Tính nhẩm.
- 9 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
- Hai phép tính này cùng bằng 14.
- Có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự viết khác nhau.
- HS ghi nhớ.
- Thực hiện từ trái sang phải.
- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
7 x 5 + 15 = 35 + 15
= 50
7 x 9 + 17 = 63 + 17
= 80
- 1HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài.
Tóm tắt
1 lọ : 7 bông hoa
5 lọ : . . . bông hoa?
Bài giải
Số bông hoa cắm trong 5 lọ hoa là:
7 X 5 = 35 (bông hoa)
Đáp số: 35 bông hoa.
- Nhận xét tóm tắt và cách trình bày bài giải của bạn.
- Viết phép nhân thích hợp vào chỗ trống.
- Theo dõi.
- Phân tích đề bài.
- Phép tính 7 x 4 = 28.
- Phép tính 4 x 7 = 28
Ta có: 7 x 4 = 4 x 7
- HS làm bài.
IV
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Gọi nhiều học sinh đọc lại bảng nhân 7.
- Khi đổi chỗ các thừa số thì tích như thế nào?
- Về nhà làm bài ậtp 2 (câu b) ; bài tập 5 /32.
- Chuẩn bị bài: Gấp một số lên nhiều lần.
- GV nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- 032.doc