I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3 hoặc số 6.
- Biết thời điểm, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
- Giáo dục HS biết tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mô hình đồng hồ.
12 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án toán lớp 2 – Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm bài.
+ Vì sao trong phần a để tìm y, em lại thực hiện phép nhân 3 x 2?
- Hỏi tương tự với các phần còn lại để HS trả lời.
- Nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách tìm số bị chia.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Viết lên bảng 2 phép tính của phần a.
X – 2 = 4
X : 2 = 4
- x trong 2 phép tính trên có gì khác nhau?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, số bị chia chưa biết.
- GV chốt lại kiến thức cần nhớ để làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, cho điểm HS.
* Củng cố cách tìm số bị trừ, số bị chia chưa biết.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Chỉ bảng và yêu cầu HS đọc tên các dòng của bảng tính.
- Số cần điền vào các ô trống ở những vị trí nào trong phép chia?
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị chia, tìm thương trong một phép chia.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tại sao ở ô trống thứ nhất em lại điền 5?
- Hỏi tương tự các ô còn lại để giúp HS nắm vững cách tìm số bị chia, tìm thương trong phép chia.
- Nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách tìm số bị chia, tìm thương trong phép chia.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- 1 can dầu đựng mấy lít?
- Có tất cả mấy can.
- Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
- Tổng số lít dầu được chia thành 6 can bằng nhau, mỗi can có 3 lít, vậy để tìm tổng số lít dầu ta thực hiện phép tính gì?
- GV tóm tắt bài toán lên bảng. Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt:
1 can: 3 lít
6 can: ...lít?
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Củng cố giải bài toán có lời văn bằng cách tìm số bị chia.
C. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau “ Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác”.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con.
- Nêu quy tắc tìm số bị chia.
- Tìm y.
- 3HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
Y : 2 = 3 Y : 3 = 5 y : 3 = 1
Y = 3 x 2 Y = 5 x 3 y = 1 x 3
Y = 6 Y = 15 y = 3
- Vì y là số bị chia trong phép chia y : 2 = 3, vì thế để tìm số bị chia y chưa biết ta thực hiện phép nhân thương 3 với số chia 2.
- HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
- Tìm x.
- X trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số bị chia.
- 2HS lần lượt trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
SBT = H + ST , SBC = T x SC
- 3HS làm bài trên bảng phụ, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở.
A, x – 2 = 4 b, x – 4 = 5
X = 4 + 2 x = 5 + 4
X = 6 x = 9
X : 2 = 4 x : 4 = 5
X = 4 x 2 x = 5 x 4
X = 8 x = 20
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Số bị chia, số chia, thương.
- Số cần điền là số bị chia, thương trong phép chia.
- 2HS trả lời.
- HS làm bài trong vở, đổi chéo vở kiểm tra bài đối chiếu bài trên bảng.
- Vì ô trống thứ nhất ở vị trí thương trong phép chia có số bị chia là 10, số chia là 2, 10 chia 2 bằng 5 nên ta điền 5.
- HS đọc đề bài.
- 1 can dầu đựng 3 lít.
- Có tất cả 6 can.
- Bài toán yêu cầu tìm tổng số lít dầu.
- Ta thực hiện phép tính nhân 3 x 6.
- 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số lít dầu có tất cả là:
3 x 6 = 18 (lít)
Đáp số: 18 lít dầu
- Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
TOÁN
TIẾT 125: CHU VI HÌNH TAM GIÁC, CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Phát triển tư duy toán học cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước đo độ dài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Đây là hình gì?
- GV đưa ra các hình: HCN, hình tròn, hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông... yêu cầu HS nêu tên hình.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới: (30’)
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác.
- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng rồi yêu cầu HS đọc tên hình.
- Hãy đọc tên các đoạn thẳng có trong hình.
- GV: Các đoạn thẳng mà các em vừa đọc tên chính là các cạnh của hình tam giác ABC. Vậy hình tam giác ABC có mấy cạnh, đó là những cạnh nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình và nêu độ dài của từng đoạn thẳng: AB, BC, CA.
- GV: Đây chính là độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
- Hãy nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC?
- Hãy tính tổng độ dài các cạnh AB, BC, CA?
- Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu?
- GV: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác
ABC được gọi là chu vi của hình tam giác ABC. Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu?
- GV: Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.
b. Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tứ giác.
- GV hướng dẫn HS nhận biết cạnh của hình tứ giác DEGH, tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó rồi GV giới thiệu về chu vi hình tứ giác (tương tự như đối với chu vi hình tam giác).
- GV: Chu vi của hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó.
- GV hướng dẫn HS tự nêu cách tính CV hình tam giác, hình tứ giác.
* Qui tắc: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) là chu vi của hình đó.
c. Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài, chốt KQ đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào?
- GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài.
- Khi chữa bài, có thể gợi ý để HS chuyển được từ:
3 + 3 + 3 = 9 (cm)
Thành 3 x 3 = 9 (cm).
- HD nhận xét bài, củng cố KT đã học.
C. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Yêu cầu HS nêu lại qui tắc tính chu vi hình tam, chu vi hình tứ giác.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học thuộc qui tắc, làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu tên các hình..
A
B C
- HS quan sát.
- Hình tam giác ABC.
- Đoạn thẳng: AB, BC, CA.
- Tam giác ABC có 3 cạnh đó là: AB, BC, CA.
- HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.
- HS quan sát hình vẽ, tự nêu độ dài của mỗi cạnh: AB dài 3cm, BC dài 5cm, CA dài 4cm.
- 1 số HS trả lời.
- HS thực hiện tính tổng:
3cm + 5cm + 4cm = 12cm
- Là 12cm
- Chu vi của hình tam giác ABC là 12cm.
- HS nhắc lại.
E G
D H
- Hình tứ giác DEGH có 4 cạnh là: DE, EG, GH, HD.
- Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác DEGH là:
3cm + 2cm + 4cm + 6cm = 15cm.
- Chu vi của hình tứ giác DEGH là 15cm.
- HS nhắc lại.
- HS đọc thuộc quy tắc.
- HS làm bài cá nhân, 2HS lên bảng chữa bài.
B, Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
20 + 30 + 40 = 90 ( cm )
Đáp số: 90cm.
C, Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
8 + 12 + 7 = 27 ( cm )
Đáp số: 27cm.
- HS làm bài cá nhân, 2HS làm bài trên bảng phụ chữa bài.
Bài giải
A, Chu vi hình tứ giác là:
3 + 4 + 5 + 6 = 18 ( dm )
Đáp số: 18dm.
B, Bài giải
Chu vi hình tứ giác là:
10 + 20 + 10 + 20 = 60 ( cm )
Đáp số: 60cm.
- 2 yêu cầu
+ Đo rồi ghi độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
+ Tính chu vi hình tam giác ABC.
- HS đo các cạnh của hình tam giác ABC: mỗi cạnh là 3cm.
- HS tính chu vi hình tam giác.
- HS tự làm rồi đọc chữa bài.
Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
3 + 3 + 3 = 9 ( cm )
Đáp số: 9cm.
- 2HS nêu.
TOÁN
TIẾT 126: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về nhận biết và tính độ dài đường gấp khúc. Nhận biết và tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Củng cố kĩ năng vẽ hình qua các điểm cho trước.
- Giáo dục HS có tính tích cực, tự giác trong thực hành làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: a) 5cm, 12cm, 9cm.
b) 8cm, 6cm, 13cm.
c) 4cm, 7cm, 9cm.
- Nhận xét, chữa bài, nêu cách tính chu vi hình tam giác ( hình tứ giác).
B. Bài mới: (30’)
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu phần a.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Bài này có thể nối các điểm để có nhiều đường gấp khúc khác nhau mà mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng, chẳng hạn là: ABCD, BADC, CABD, CDAB, …
- Nhận xét, chữa bài, tuyên dương HS.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu phần b,c và làm bài.
- Yêu cầu HS đọc tên các cạnh của hình tam giác và hình tứ giác vẽ được ở phần b,c.
* Củng cố kĩ năng vẽ hình, nhận dạng hình.
Bài 2:
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài: yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình tam giác.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
Bài 3:
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài: yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình tứ giác.
- Nhận xét và cho điểm HS.
* Củng cố cách tính chu vi hình tứ giác.
Bài 4:
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Bài tập có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, đánh giá HS giải nhanh, chốt kết quả.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 số HS lên bảng trình bày cách vẽ của mình., sau đó đọc tên các đoạn thẳng có trong mỗi trường hợp.
- HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên.
- 2HS lên bảng làm bài, lớp làm trong vở.
- Hình tam giác MNP có các cạnh là MN, NP, PM.
- Hình tứ giác ABCD có các cạnh là AB, BC, CD, DA.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
2 + 5 + 4 = 11 ( cm )
Đáp số: 11cm.
- HS làm bài, đọc chữa bài, đổi vở đối chiếu bài trên bảng.
Bài giải
Chu vi hình tứ giác DEGH là:
4 + 3 + 5 + 6 = 18 (cm)
Đáp số: 18cm.
- 2 yêu cầu
+ Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE.
+ Tính chu vi hình tứ giác ABCD.
a) Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
3 + 3 + 3+ 3 = 12(cm)
Đáp số: 12cm.
b) Bài giải
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12(cm)
Đáp số: 12 cm.
- HS nhận xét
- HS có thể thay tổng trên bằng phép nhân: 3 x 4 = 12 (cm).
File đính kèm:
- Giao an toan lop 2 tuan 26.doc