I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
2. Kỹ năng:
- Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
- GV: Thước đo độ dài.
- HS: Thước đo độ dài. Vở.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4567 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 2 Tiết 129, 130, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 129: CHU VI HÌNH TAM GIÁC
CHU VI HÌNH TỨ GIÁC (SGK tr 130)
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS:
Bước đầu nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Kỹ năng:
Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Thái độ:
Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Thước đo độ dài.
HS: Thước đo độ dài. Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập sau:
Tìm x:
x : 3 = 5 ; x : 4 = 6
GV nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giúp HS nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng rồi vừa chỉ vào từng cạnh vừa giới thiệu, chẳng hạn: Tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC, CA. Cho HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.
Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK để tự nêu độ dài của mỗi cạnh, chẳng hạn: Độ dài cạnh AB là 3cm, dộ dài cạnh BC là 5cm, độ dài cạnh CA là 4cm.
GV cho HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC:
3cm + 5cm + 4cm = 12cm
GV giới thiệu: Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. Như vậy, chu vi hình tam giác ABC là 12cm. GV nêu rồi cho HS nhắc lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.
GV hướng dẫn HS nhận biết cạnh của hình tứ giác DEGH, tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó rồi GV giới thiệu về chu vi hình tứ giác (tương tự như đối với chu vi hình tam giác).
GV hướng dẫn HS tự nêu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (Hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV hướng dẫn HS tự làm rồi chữa bài.
Theo mẫu trong VBT
Chu vi hình tam giác là:
8 + 12 + 10 = 20(cm)
Đáp số: 20cm
B va c tương tự
Bài 2: HS tự làm bài, chẳng hạn:
a) Chu vi hình tứ giác là:
5 + 6 + 7 + 8 = 25(dm)
Đáp số: 25dm
b) Chu vi hình tứ giác là:
20 + 20 + 30 + 30 = 100(cm)
Đáp số: 100cm.
Bài 3:
Cho HS đo các cạnh của hình tứ giác ABCD (trongVBT), mỗi cạnh là 3cm
b) Chu vi hình tứ giác là:
3 + 3 + 3+3 = 12(cm)
Đáp số: 9cm
* Khi chữa bài, có thể gợi ý để HS chuyển được từ
3 + 3 + 3+3 =12 (cm)
thành 3 x 4 = 12 (cm).
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài ra nháp.
HS quan sát.
HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.
HS quan sát hình vẽ, tự nêu độ dài của mỗi cạnh: Độ dài cạnh AB là 3cm, dộ dài cạnh BC là 5cm, độ dài cạnh CA là 4cm.
HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC
3cm + 5cm + 4cm = 12cm
HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.
HS lặp lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình đó.
HS tự làm rồi chữa bài.
HS tự làm rồi chữa bài.
HS đo các cạnh của hình ta giác ABC : mỗi cạnh là 3cm
HS tính chu vi hình tam giác.
HS tự làm rồi chữa bài.
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ngày tháng năm
Tiết 130: LUYỆN TẬP (SGK tr 131)
I. Mục tiêu
Kiến thức:
Giúp HS củng cố về nhận biết và tính độ dài đường gấp khúc
Kỹ năng:
Nhận biết và tính chu vi hành tam giác, chu vi hình tứ giác.
Thái độ:
Ham thích môn học
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Chu vi hình tam giác. Chu vi hình tứ giác
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:
Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là:
3 cm, 4 cm, 5 cm
5 cm, 12 cm, 9 cm
8 cm, 6 cm, 13 cm
GV nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Thực hành:
Bài 1:
Bài này có thể nối các điểm để có nhiều đường gấp khúc khác nhau mà mỗi đường đều có 3 đoạn thẳng, chẳng hạn là: MNOP, EGH, , CDAB, …
Khi làm bài, yêu cầu HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên là được.
Bài 2: HS tự làm, chẳng hạn:
Bài giải
Chu vi hình tam giác ABC là:
3 + 4 +6 = 13(cm)
Đáp số: 13 cm.
Bài 3: HS tự làm, chẳng hạn:
Chu vi hình tứ giác DEGH là:
8 + 5 + 5 + 6 = 24(dm)
Đáp số: 24dm
v Hoạt động 2: Thi đua: giải bằng 2 cách.
Bài 4:
a) Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
4 + 4 + 4 = 12(cm)
Đáp số: 12cm.
b) Bài giải
Chu vi hình tứ giác ABCD là:
4 + 4 + 4 + 4 = 16(cm)
Đáp số: 16 cm.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Trò chơi: Thi tính chu vi
GV hướng dẫn cách chơi.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Số 1 trong phép nhân và phép chia.
Hát
2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
HS chỉ cần nối các điểm để có một trong những đường gấp khúc trên.
HS tự làm
HS sửa bài.
HS tự làm
HS sửa bài.
HS 2 dãy thi đua
HS nhận xét
HS có thể thay tổng trên bằng phép nhân: 3 x 4 = 12 (cm).
HS cả lớp chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.
v Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- toan 2 tiet 129130.doc