Toán
TIẾT 15: LUYỆN TẬP CHUNG
A) Mục tiêu:
- Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, <,> để so sánh các số trong phạm vi 5.
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
B) Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng toán.
C) Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 5P
- GV ghi sẵn :1 4, 5 3, 4 4,
- Yêu cầu 3 HS điền dấu < , >, = vào chỗ chấm
- Nhận xét - ghi điểm
2. Bài mới :
a. GV giới thiệu bài - ghi mục bài : 2P
b. Các hoạt động: 25P
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán lớp 1 (4 tiết/ tuần), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp
Lớp, GV nhận xét: Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị…
Bài 3: Điền số vào vạch chia số và đọc
HS tự điền vào vở; GV gọi 1 HS làm bảng lớp
Nhận xét, chữa bài
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi:
HS trả lời các câu hỏi: Số liền sau của số 15 là số nào?...
3. Củng cố, dặn dò (2p)
- 20 còn gọi là mấy chục?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
__________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 7 tháng 2 năm 2014
Toán
Tiết 80: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 20; trừ nhẩm dạng 17 - 3.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 3, 2, 4), Bài 3(Cột1). HS khá giỏi làm hết.
II. Đồ dùng dạy- học: GV:
Phiếu bài tập, đồ dùng phục vụ trò chơi.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 3P
- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện phép tính: 19 – 4; 17 - 6
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính (theo mẫu)
- Học sinh nêu yêu cầu bài toán
- Giáo viên hướng dẫn mẫu
- Học sinh làm bài vào vở bài tập, 4 học sinh làm bảng lớp
- Giáo viên nhận xét chữa bài
Bài 2: Tính
- Giáo viên hướng dẫn mẫu trên bảng, học sinh theo dõi: thực hiện phép tính từ trái sang phải
- Học sinh làm vào vở, 3 học sinh lên bảng làm bài
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, chữa bài
Nghỉ giữa tiết
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập, đọc nội dung bài tập
- Giáo viên hướng dẫn mẫu
- Học sinh làm bài, gọi học sinh 2 học sinh lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài
Bài 4: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên hướng dẫn mẫu trên bảng
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm mẫu, học sinh dưới lớp nhận xét
- Học sinh làm bài
- Giáo viên chữa bài, học sinh so sánh kết quả, chữa bài
__________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 14 tháng 2 năm 2014
Toán
TIếT 84: Xăng ti mét - Đo độ dài
I. Mục tiêu. Giúp HS
- Biết cm là đơn vị đo độ dài.
- Biết cm viết tắt là cm
- Biết dùng thước có chia vạch cm để đo độ dài đoạn thẳng
BT cần làm : Bài 1;2;3;4
II. Đồ dùng dạy học.
Thước có vạch chia cm
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ : 5P
GV gọi 1 HS làm bài tập 4 giải toán có lời văn
Lớp làm vào vở nháp
Nhận xét, khen ngợi
2. Bài mới
a..Giới thiệu đơn vị đo độ dài ( cm ) và dụng cụ đo độ dài ( 5phút)
- HS quan sát cái thước thẳng và GV giới thiệu vạch chia cm: Đây là cáI thước có vạch chia từng xăngtimet.Dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng.Vạch đầu tiên là vạch 0.Độ dài từ vạch 0 đến vạch 1 là một xăngtimet.Độ dài từ vạch 1 đến vạch 2 cũng bằng một xăngti met.Làm tương tự như vậy từ vạch 2 đến vạch 3.
- Xăngtimet viết tắt là cm
- GV viết lên bảng : cm
- GV chỉ trên bảng và gọi HS đọc.
b Giới thiệu thao tác đo độ dài ( 7 phút)
- Hướng dẫn HS đọc độ dài theo 3 bước
+ Đặt vạch 0 của thước trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
+ Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng có kèm theo đơn vị đo cm
+ Viết số đo độ dài đoạn thẳng
1 HS lên bảng đo độ dài theo hướng dẫn của GV
Nghỉ giữa tiết
3. Thực hành ( 16 phút)
Bài 1. HS viết một dòng cm vào vở.Chú ý viết liền nét giữa c với m
Bài 2. HS nêu yêu cầu BT: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo
GV cho HS nhìn SGK và nêu độ dài từng đoạn thẳng.3cm ; 4 cm ; 5 cm
Gọi nhiều HS trả lời
KG nêu lại cách đo
Bài 3. HS nêu yêu cầu BT: Đặt thước đúng ghi Đ, sai ghi S
GV cho HS nhắc lại cách đặt thước để đo dộ dài đọan thẳng và lên bảng làm bài.GV vẽ sẵn trên bảng lớp.3 HS lên bảng làm bài . HS còn lại nhìn sgk và điền
Bài 4. HS nêu yêu cầu BT: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết các số đo. HS đo trực tiếp trong SGK và nêu kết quả bằng miệng.
Một số HS đọc kết quả
GV vẽ một đoạn thẳng lên bảng và hướng dẫn HS đo lại bằng thước có độ dài lớn hơn
- GV xem bài của HS và nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò (2p)
- Khi đặt thước để đo độ dài chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
__________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 21 tháng 2 năm 2014
Toán
Các số tròn chục
I. Mục tiêu
- Nhận biết các số tròn chục. Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 Bài 3
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng học toán
III. Hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: 2P Yêu cầu HS tính.
15 +3 = 8 + 2 = 19 – 4 = 10 – 2 =
- HS thực hiện tính vào bảng con. - GV nhận xét.
2. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu các số tròn chục ( từ 10 đến 90) (12p)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 1 bó chục que tính và nói: “có 1 chục que tính”
Một chục còn gọi là bao nhiêu? – mười
- Giáo viên viết số 10 lên bảng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói: có 2 chục que tính
Hai chục còn gọi là bao nhiêu? – hai mươi
- Giáo viên viết số 20 lên bảng
- Học sinh lấy 3 bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và nói: có 3 chục que tính
Ba chục còn gọi là ba mươi – Học sinh nhắc lại
- Giáo viên viết bảng – ba mươi viết như sau: viết 3 rồi viết 0
- Học sinh đọc: ba mươi
- Các số 40, 50, 60 . làm tương tự
- Học sinh đếm theo chục: từ 1 chục đến 9 chục và ngược lại
- Học sinh đếm theoc các số tròn chục từ 10 đến 90 và ngược lại
- Giáo viên giới thiệu: các số tròn chục từ 10 đến 90 là các số có hai chữ số. Các số tròn chục bao giờ cũng có số 0 ở cuối
Nghỉ giữa tiết
Hoạt động 2: Thực hành (18p)
Bài 1: Viết (theo mẫu)
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập 1
- Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu chúng ta viết số và cách đọc các số. Ví dụ: đọc: hai mươi – viết: 20
Viết : 30 - đọc: ba mươi
- Học sinh làm bài, yêu cầu 3 học sinh lên bảng làm bài
- Cả lớp nhận xét, giáo viên chữa bài
Bài 2: Số tròn chục?
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- 2 học sinh đọc lại các số tròn chục theo thứ tự từ 10 - 90 và ngược lại
- Học sinh làm bài, 2 học sinh làm bảng lớp
- Giáo viên nhận xét, chữa bài
- 3 học sinh đọc lại kết quả đúng
Bài 3: >, <, =?
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên gợi ý học sinh dựa vào BT2 để điền cho nhanh
- Học sinh làm bài
- Học sinh đọc kết quả theo dãy:
20 > 10 40 60
30 40 60 < 90
50 < 70 40 = 40 90= 90
- Giáo viên lưu ý học sinh các trường hợp:
80 > 50 50 < 80
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (3p)
- Học sinh đọc lại các số tròn chục
- Giáo viên viết các số: 10, 15, 19, 30, 8 .. số nào là số tròn chục?
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà ôn bài.
__________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 28 tháng 2 năm 2014
Toán
Trừ các số tròn chục
I. Mục tiêu
- HS biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục;biết giải toán có lời văn
- BT cần làm: 1, 2, 3
II. Đồ dùng dạy- học
- Thẻ chục que tính ; bảng phụ
III. Hoạt động dạy -học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3p)
- Yêu cầu học sinh làm bài tập
Đặt tính rồi tính: 20 + 60 ; 40 + 40; 60 + 30
- 3 học sinh làm bảng lớp, cả lớp làm vào giấy nháp
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi
Hoạt động 2: Dạy - học bài mới (28p)
* Giới thiệu cách trừ các số tròn chục.
Bước 1 : Học sinh lấy 5 bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và hỏi : em đã lấy bao nhiêu que tính ? – 5 chục, năm mươi que tính
Học sinh tách 2 chục que tính và hỏi : em đã tách ra bao nhiêu que tính? – 2 chục, hai mươi que tính
Số que tính còn lại ? – 3 chục, ba mươi que tính
Em làm thế nào để biết còn lại bao nhiêu que tính ?
5 chục - 2 chục = 3 chục
50 - 20 = 30
Bước 2 : Hướng dẫn học sinh làm tính cộng
Chục
Đơn vị
5
2
0
0
3
0
- Đặt tính :
Số 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
Giáo viên ghi vào bảng
Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Viết số 20 như thế nào?
- Thực hiện phép trừ
Thực hiện phép cộng từ trái sang phải
0 trừ 0 bằng 0, viết 0
5 trừ 2 bằng 3, viết 3
Vậy 50 – 20 = 30. GV gọi học sinh nhắc lại
Nghỉ giữa tiết
* Hướng dẫn học sinh thực hành
Bài 1: Tính
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh nêu cách ghi kết quả hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị
- Học sinh làm vào Vở, 3 học sinh làm bảng lớp
- Giáo viên nhận xét
- Gọi học sinh đọc kết quả trên bảng
Bài 2: Tính nhẩm
- Học sinh nêu yêu cầu: tính nhẩm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính nhẩm:
Muốn tính 40 - 20
ta nhẩm: 4 chục - 2 chục = 2 chục, vậy 40 - 20 = 20
- Học sinh làm bài, 3 học sinh làm bảng phụ
- Học sinh nhận xét, đọc lại kết quả
40 – 30 = 10 80 – 40 = 40
70 – 20 = 50 90 – 60 = 30
90 – 10 = 80 50 – 50 = 0
Bài 3: Học sinh đọc bài toán
Bài giải
An có tất cả số cái kẹo là:
30 + 10 = 40 (cái kẹo)
Đáp số: 40 cái kẹo
- Giáo viên viết tóm tắt lên bảng bảng
Tóm tắt
An có: 30 cái kẹo
Thêm: 10 cái kẹo
Có tất cả…..cái kẹo?
- Học sinh giải vào vở
- 1 học sinh làm vào bảng lớp
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, chữa bài
Bài 4: HS khá, giỏi : GV hướng dẫn HS khá, giỏi làm thêm
HS nêu yêu cầu: điền dấu =; GV yêu cầu HS nhẩm rồi điền dấu; sau đó nêu kết quả
50 - 10 > 20 40- 10 < 40 30 = 50 -20
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò (2p)
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Giáo viên dặn học sinh về nhà luyện tập thêm
__________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 7 tháng 3 năm 2014
Toán
Kiểm tra định kì giữa kì II
I. Mục tiêu:
Tập trung đánh giá: cộng trừ các số tròn chục trong phạm vi 100; trình bày bài giải bài toán có 1 phép cộng; nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài của 1 hình.
II. Đề thi
Đề kiểm tra (thời gian làm bài : 30P)
Bài 1 : Đặt tính rồi tính
20 + 40 30 + 60 70 – 40 50 + 30 80 – 20
.......... ........... ........... ............ ...........
.......... ........... ........... ............ ...........
.......... . ........... ........... ............ ...........
Bài 2 : Tính nhẩm
40 + 30 = ...... 30 cm + 20 cm =
60 – 30 = ...... 70 + 10 – 20 =
Bài 3 : Ông Ba trồng được 10 cây cam và 20 cây chuối. Hỏi ông Ba đã trồng được tất cả bao nhiêu cây?
Bài 4: Vẽ 3 điểm ở trong hình vuông
Vẽ 4 điểm ở ngoài hình vuông
III. Nhận xét- dặn dò: 5P
GV thu bài kiểm tra; nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- toan lop 1 tiet 4 moi tuan.doc