DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I.MỤC TIÊU
Giúp HS:
-Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
- GD tính chính xác cẩn thận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ và mảnh bìa có dạng như hình vẽ SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động: (1)
2.Bài kiểm: (3)
-Mời HS nhắc lại đặc điểm của hình thang, hình thang vuông.
88 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán 5 - Tuần 19 đến 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y
Bài 2: HS đọc, nêu yêu cầu và tự giải vào bảng con.
* GV chú ý hướng dẫn kĩ những học sinh yếu cách đổi đơn vị đo thời gian.
Bài 3:HS đọc, nêu yêu cầu rồi tự giải vào vở. ĐS: 40km/giờ
GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4: HS tự làm bài rồi sửa bài.
ĐS: 24km/giờ
HS thảo luận, nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS nêu và tự giải.
-HS tự giải, cả lớp nhận xét.
-HS tự giải sau đó đổi chéo vở để sửa bài.
Củng cố: (5’)
Gọi HS nêu lại cách tính vận tốc của một chuyển động đều.
IV/ Hoạt động nối tiếp
-Nhận xét tiết học.
-Về xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 132 QUÃNG ĐƯỜNG
I.MỤC TIÊU
Ä Giúp HS:
+Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
+Thực hành tính quãng đường.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
ØPhiếu thảo luận nhóm, tranh minh họa (SGK)
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động: (1’)
2.Bài kiểm: (3’)
- Gọi HS nêu lại cách tìm công thức tính vận tốc.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 (SGK39). Tính vận tốc đà điểu theo m/giây.
3.Bài mới: (26’)
a/ Giới thiệu bài “Quãng đường”
b/ Các hoạt động dạy học
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
HĐ 1: Hình thành cách tính quãng đường.
* Mục tiêu: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
Bài toán 1:
-GV nêu bài toán (SGK), cho HS suy nghĩ nêu cách tính quãng đường đi được của ôtô.
-Gọi HS trình bày cách làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Vài HS nêu cách tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian.
S = v x t
-GV cho HS nhắc lại (SGK)
Bài toán 2:
-GV nêu bài toán,HS suy nghĩ giải bài toán (nên đổi 2giờ 30 phút = 2,5 giờ; hoặc giờ).
-Lưu ý : có thể chọn một trong hai cách làm trên đều đúng
-GV nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành.
* Mục tiêu: Thực hành tính quãng đường.
Bài 1: HS đọc, tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
GV kết luận.
Bài 2: HS đọc, nêu yêu cầu và tự giải vào vở. (Lưu ý HS số đo thời gian và vận tốc phải cùng một đơn vị đo thời gian).
GV hướng dẫn HS giải bài toán bằng hai cách (Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là giờ rồi tính quãng đường đi được; Đổi số đo thời gian về số đo có đơn vị là phút rồi tính quãng đường đi được)
ĐS: 3,15km
Bài 3: Tương tự như các bài trên.
GV nhận xét đánh giá.
-HS lắng nghe và trả lời.
-HS nêu, cả lớp nhận xét.
-HS nêu
-HS nhắc lại.
-HS tự giải, đại diện trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét.
-HS nêu và tự giải, HS khác nhận xét.
-HS đọc, theo dõi GV hướng dẫn,trao đổi nhóm đôi rồi tự giải.
-HS tự giải và đổi chéo vở kiểm tra sửa chữa.
Củng cố: (5’)
Gọi HS nêu lại cách tính quãng đường của một chuyển động đều.
IV/ Hoạt động nối tiếp
-Nhận xét tiết học.
-Về xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 133 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Ä Giúp HS:
+Củng cố cách tính quãng đường.
+Rèn luyện kỹ năng tính toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
ØPhiếu thảo luận nhóm, bảng phụ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động: (1’)
2.Bài kiểm: (3’)
3.Bài mới: (26’)
a/ Giới thiệu bài “Luyện tập”
b/ Các hoạt động dạy học
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
09’
17’
HĐ 1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Củng cố cách tính quãng đường.
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm với nội dung sau:
+ Nêu công thức tính quãng đường, khi biết vận tốc và thờ gian.
-GV nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
* Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng tính toán.
Bài 1: HS đọc, tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
GV lưu ý HS đổi đơn vị ở cột 3 trước khi tính (36km/giờ = 0,6 km/ phút hoặc 40phút = giờ )
GV gọi HS đọc kết quả và nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: HS đọc, nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS tính thời gian đi của ôtô ( thời gian chuyển động)
- GV chú ý hướng dẫn kĩ những học sinh yếu cách trừ và đổi đơn vị đo thời gian.
- GV cho HS làm tiếp rồi chữa bài.
Bài 3:HS đọc, nêu yêu cầu rồi tự giải vào vở.
GV cho HS lựa chọn một trong hai cách đổi đơn vị:
8km/giờ = km/phút.
Hoặc 15 phút =giờ
GV phân tích, chọn cách đổi 15 phút = 0,25 giờ.
Cho HS làm bài vào vở.
GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- HS đọc, nêu yêu cầu bài tập.
- GV giải thích Kăng-gu-ru vừa chạy vừa nhảy có thể được từ 3 đến 4m một bước.
- Một HS lên bảng giải, cả lớp làm bài vào vở (Nên đổi 1 phút 15 giây = 75 giây).
- GV và HS nhận xét, nêu kết quả đúng.
-HS thảo luận, nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS nêu và tự giải sau đó đổi chéo vở để sửa bài.
-HS đọc, nắm yêu cầu rồi tự giải.
-HS đọc, tự giải vào vở.
-HS đọc, tự giải rồi sửa chữa bài.
Củng cố: (5’)
Gọi HS nêu lại cách tính quãng đường của một chuyển động đều.
IV/ Hoạt động nối tiếp
-Nhận xét tiết học.
-Về xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 134 THỜI GIAN
I.MỤC TIÊU
Ä Giúp HS:
+Hình thành cách tính thời gian của một chuyển động.
+Thực hành cách tính thời gian của một chuyển động .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
ØPhiếu thảo luận nhóm, tranh minh họa (SGK)
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động: (1’)
2.Bài kiểm: (3’)
- Yêu cầu HS nhắc lại công thức và cách tính quãng đường.
3.Bài mới: (26’)
a/ Giới thiệu bài “Thời gian”
b/ Các hoạt động dạy học
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
09’
17’
HĐ 1: Hình thành cách tính thời gian.
* Mục tiêu: Hình thành cách tính thời gian của một chuyển động.
Bài toán 1:
-GV nêu bài toán (SGK), cho HS suy nghĩ nêu cách tính thời gian của chuyển động.
-Gọi HS trình bày cách làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Vài HS rút ra quy tắc tính thời gian, phát biểu rồi viết công thức tính thời gian.
t = s : v
-GV cho HS nhắc lại (SGK)
Bài toán 2:
- GV nêu bài toán, HS suy nghĩ giải bài toán (trong bài toán này số đo thời viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất; nên đổi số đo thời gian thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường).
- Lưu ý: Khi biết hai trong ba đại luợng: Vận tốc, quãng đường, thời gian ta có thể tính được đại lượng thứ ba.
v = s : t => s = v x t
=> t = s : v
-GV nhận xét, đánh giá.
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành.
* Mục tiêu: Thực hành cách tính thời gian của một chuyển động .
Bài 1: HS đọc, tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
Lưu ý HS có thể làm như sau:
81 : 36 = 2( giờ) = 2( giờ)
hoặc 81 : 36 = 2,25 giờ.
GV kết luận.
Bài 2 và 3: GV cho HS tự làm bài rồi gọi hai HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
-HS lắng nghe và trả lời.
-HS nêu, cả lớp nhận xét.
-HS nêu
-HS nhắc lại.
-HS tự giải, đại diện trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét.
-HS nêu và tự giải, HS khác nhận xét.
-HS đọc, theo dõi GV hướng dẫn, trao đổi nhóm đôi rồi tự giải.
- HS tự giải.
Củng cố: (5’)
Gọi HS nêu lại cách tính thời gian của một chuyển động đều.
IV/ Hoạt động nối tiếp
-Nhận xét tiết học.
-Về xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 135 LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Ä Giúp HS:
+Củng cố cách tính thời gian của chuyển động.
+Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường..
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
ØPhiếu thảo luận nhóm, bảng phụ.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Khởi động: (1’)
2.Bài kiểm: (3’)
- Gọi HS nhắc lại công thức tính thời gian của một chuyển động.
- Gọi HS trình bày công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
3.Bài mới: (26’)
a/ Giới thiệu bài “Luyện tập”
b/ Các hoạt động dạy học
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
09’
17’
HĐ 1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Củng cố cách tính thời gian của chuyển động và mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường..
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm với nội dung sau:
+ Nêu công thức tính vận tốc khi biết quảng đường và thời gian.
+ Nêu công thức thể hiện mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường.
-GV nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
* Mục tiêu: Rèn kỹ năng tính thời gian của chuyển động và mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường..
Bài 1: HS đọc, trao đổi nhóm,rồi trình bài kết quả trên bảng phụ.
GV và HS nhận xét đánh giá.
Bài 2: HS đọc, nêu yêu cầu bài tập.
-GV hướng dẫn HS đổi 1,08m = 108 cm.
-GV cho HS làm tiếp rồi chữa bài.
-GV nhận xét.
Bài 3:HS đọc, nêu yêu cầu rồi tự giải vào vở.
GV có thể hướng dẫn HS tính:
72 : 96 = giờ
giờ = 45 phút
GV nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- HS đọc, nêu yêu cầu bài tập.
-GV hướng dẫn HS có thể đổi:
420m/phút = 0,42 km/phút
hoặc 10,5 km = 10500 m
-GV và HS nhận xét, nêu kết quả đúng.
-HS thảo luận, nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
-HS trao đổi nhóm và trình bày kết quả.
-HS đọc, nắm yêu cầu, tự giải sau đó đổi chéo vở kiểm tra.
-HS đọc, tự giải vào vở.
-HS đọc, tự giải rồi sửa chữa bài.
Củng cố: (5’)
Gọi HS nêu lại cách tính vận tốc, quãng đường và thời gian của một chuyển động đều.
IV/ Hoạt động nối tiếp
-Nhận xét tiết học.
-Về xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau.
- Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GA Toan 5 Tuan 1927.doc