I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
Củng cố khái niệm ban đầu về phân số : đọc, viết phân số.
Ôn tập cách viết thường, viết số tự nhiên dạng phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các tấm hình cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :
128 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán 5 - Trường Tiểu Học Lê Thị Hồng Gấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và tính phần trăm.
Ghi nhớ : Ở lớp 5 chỉ sử dụng máy tính bỏ túi khi GV cho phép.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Máy tính bỏ túi cho các nhóm nhỏ nêu mỗi HS không có 1 máy tính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Làm quen với máy tính bỏ túi
Em thấy có những gì ? (màn hình, các nút). Em thấy ghi gì trên các nút ?(HS kể tên).
GV nói sẽ tìm hiểu dần về các nút khác.
Hoạt động 2 : Thực hiện các phép tính
GV ghi một phép cộng lên bảng, ví dụ :
25,3 + 7,09
Tương tự với 3 phép tính : trừ, nhân, chia. Nên để các em HS giải thích cho nhau nếu có HS chưa rõ cách tính.
Hoạt động 3 : Thực hành
Câu trả lời đúng cảu bài tập 3, phần b là C.
Nếu còn thời gian, có thể tổ chức thi tính nhanh bằng máy tính bỏ túi.
Các nhóm quan sát máy tính, trả lời các câu hỏi
Sau đó HS nhấn nút ON/C và nút OFF và nói kết quả quan sát được.
HS ấn lần lượt các nút cần thiết (chú ý ấn . để ghi dấu phẩy). Đồng thời quan sát kết quả trên màn hình.
Các nhóm HS tự làm. Đây là những bài tập dễ. GV lưu ý để tất cả các HS được thay phiên nhau tự tay bấm máy tính, mỗi em trực tiếp làm một bài tập.
Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Môn toán tiết 84 TIẾT 84 : SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
Tuần : 17
I. MỤC TIÊU :
Ôn tập các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm, kết hợp rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Máy tính bỏ túi cho các nhóm HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : tính tỉ số phần trăm của 7và 40
Bước thứ nhất có thể thực hiện nhờ máy tính bỏ túi. Sau đó cho HS tính và suy ra kết quả.
Hoạt động 2 : Tính 34% của 56
Cho các nhóm tính, GV ghi kết quả lên bảng. Sau đó nói : Ta có thể thay 34 : 100 bằng 34%. Do đó ta nhấn các nút : 56 x 34%
Hoạt động 3 : Tìm một số biết 67% của nó bằng 78
Sau khi HS tính, GV gợi ý cách ấn nút để tính là : 78 : 67%
Hoạt động 4 : thực hành
Bài 1,2 : Cho từng cặp HS thực hành, 1 em bấm máy tính, 1 em ghi vào bảng. Sau đó đổi lại : em thứ hai bấm máy rồi đọc cho em thứ nhất kiểm tra kết quả đã ghi vào bảng.
Bài 3 :
Nếu còn thời gian, có thể tổ chức thi tính nhanh bằng máy tính bỏ túi.
Cuối tiết học GV đưa ra kết luận : “Nhờ máy tính bỏ túi ta tính được rất nhanh, nhưng ở các bài sau nói chung chúng ta sẽ không sử dụng máy tính bỏ túi, vì chúng ta còn muốn rèn luyện kĩ năng tính toán thông thường không phải bằng máy tính.
Một HS nêu cách tính theo quy tắc :
Tìm thương của 7 và 40 (lấy 4 chữ số sau dấu phẩy).
Nhân với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải thương tìm được.
1 HS nêu cách tính (theo quy tắc đã học) :
56 x 34 : 100
HS nhấn các nút trên và thấy kết quả trùng với kết quả ghi trên bảng.
1 HS nêu cách tính đã biết : 78 : 67 x 100
Từ đó HS rút ra cách tính nhờ máy tính bỏ túi.
HS đọc đề bài, suy nghĩ để nhận thấy đây là bài toán yêu cầu tìm một số biết 0,6% của nó là
30 000 đồng, 60 000 đồng, 90 000 đồng.
Sau đó các nhóm tự tính và nêu kết quả.
Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Môn toán tiết 85 TIẾT 85 : HÌNH TAM GIÁC
Tuần :
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Nhận biết đặc điểm của hình tam giác : có ba đỉnh, ba góc, ba cạnh.
Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
Nhận biết đáy và chiều cao (tương ứng) của hình tam giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Các dạng hình tam giác.
Êke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
Hoạt động 2 : Giới thiệu 3 dạng hình tam giác (theo góc)
GV giới thiệu đặc điểm :
Tam giác có 3 góc nhọn.
Tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn.
Tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn.
Hoạt động 3 : Giới thiệu đáy và chiều cao
Giới thiệu hình tam giác trong gấy kẻ ô vuông (như SGK), có cạnh đáy trùng với một dòng kẻ ngang và chiều cao (tương ứng) trùng với một đường kẻ dọc. Nêu tên đáy (BC) và chiều cao (AH).
Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh (A) vuông góc với đáy tương ứng (BC) gọi là chiều cao của hình tam giác (ABC).
Bài 3 : Hướng dẫn H đếm số ô vuông và số nữa ô vuông
a) Hình tam giác ADE và hình tam giác EDH có 6 ô vuông và 4 nữa ô vuông. Hai hình tam giác đó có diện tích bằng nhau
b) tương tự : hình tam giác EBC và hình tam giác ehc có diện tích bằng nhau
c) từ a) và b) suy ra : diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác ECD.
HS chỉ ra 3 đỉnh, 3 góc, 3 cạnh của mỗi hình tam giác.
HS nhận dạng, tìm ra những hình tam giác theo từng dạng (góc) trong tập hợp nhiều hình hình học.
HS tập nhận biết chiều cao của hình tam giác (dùng êke) trong các trường hợp :
Bài 1 : HS viết tên ba cạnh và ba góc của mỗi hình tam giác.
Bài 2 : HS dùng êke vẽ chiều cao tương ứng với đáy MN.
Củng cố, dặn dò
Rút kinh nghiệm :
Môn toán tiết 86 TIẾT 86: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
Tuần :
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác và biết vận dụng tính diện tích hình tam giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau (bằng bìa, cỡ to để có thể đính lên bảng).
HS chuẩn bị 2 hình tam giác nhỏ bằng nhau; kéo để cắt hình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Cắt hình tam giác
GV hướng dẫn HS lấy 1 hình tam giác (trong 2 hình tam giác bằng nhau).
Vẽ 1 chiều cao lên hình tam giác đó.
Cắt theo chiều cao, được hai mảnh tam giác được ghi là 1 và 2.
Hoạt động 2 : Ghép thành hình chữ nhật
A E B
1 2
h
D H C
Hoạt động 3 : So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học.
Hương dẫn HS so sánh :
Hình chữ nhật (ABCD) có chiều dài (DC) bằng độ dài đáy (DC) của hình tam giác (EBC).
Hình chữ nhật (ABCD) có chiều rộng (AD hoặc BC) bằng chiều cao (E H) của hình tam giác (E DC).
Diện tích hình chữ nhật (ABCD) gấp đôi diện tích hình tam giác (E BC) theo cách :
+ Diện tích hình chữ nhật (ABCD) bằng tổng diện tích các hình tam giác (hình 1 + hình 2 + hình EBC).
+ Diện tích hình tam giác EBC bằng tổng diện tích hình 1 và hình 2.
Hoạt động 4 : Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
Nêu quy tắc và ghi công thức (như SGK) :
.
Hoạt động 5 : Thực hành
HS thực hành trên Vở bài tập.
Bài 1 : HS viết đầy đủ quy tắc tính diện tích hình tam giác.
HS ghép 3 hình tam giác thành một hình chữ nhật (ABCD).
Vẽ chiều cao (EH).
HS nhận xét :
Ghi công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD : S = DC x AD = DC x EH
Vì diện tích tam giác EBC bằng nửa diện tích hình chữ nhật abcd nên diện tích tam giác EBC được tính :
nêu qui tắc và ghi công thức( như trong SGK)
h
a
S = hoặc S = a x h :2
Bài 2 :
a) HS phải đổi đơn vị đo để đáy và độ dài có cùng đơn vị đo , sau đó tính diện tích hình tam giác
5m =50dm hoặc 24dm -2,4 m
50 X 24 : 2 = 600 ( dm2) hoặc 5x2,4:2= 6(m2)
b) 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 ( m2)
Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Môn toán tiết 87 TIẾT 87: LUYỆN TẬP
Tuần :
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác (trường hợp chung).
Làm quen với cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh vuông góc của hình tam giác vuông).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HS thực hành trên vở bài tập.
Bài 1 : HS áp dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
30,5 x12 : 2 = 183 ( dm2)
16 dm =1,6cm , 1,6 x 5,3 :2 = 4,24 (m2)
bài 2 : Hướng dẫn HS quan sát từng tam giác vuông rồi chỉ ra đáy và đường cao tương ứng, chẳng hạn : Hình tam giác vuông ABC coi AC là đáy thì AB là chiều cao tương ứng và ngược lại AB là đáy thì AC là chiều cao tương ứng.
Bài 4: a) đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD
AB= DC = 4cm
AD = BC = 3cm
Diện tích hình tam giác ABC là :
4 x 3 : 2 = 6 ( cm2)
b) đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và cạnh ME :
MN=PQ = 4cm
MQ=NP = 3cm
ME = 1cm
EN= 3cm
Bài 3 : Hướng dẫn HS quan sát hình tam giác vuông
+ Coi độ dài AC là đáy thì độ dài AB là chiều cao
+ Diện tích hình tam giác bằng đáy nhân với chiều cao rồi chia 2 :
+ Nhận xét : Muốn tính diện tích hình tam giác vuông, ta lấy tích độ dài hai cạnh vuông góc chia cho 2.
Tính diện tích hình tam giác vuông ABC :
4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
Tính diện tích hình tam giác vuông DEG :
5 x 3 : 2 = 7,5(cm2)
Bài 4 : Tính :
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là :
4 X 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình tam giác MQE là :
3 X 1 : 2 = 1,5 ( cm2)
Diện tích hình tam giác NEP là :
3x 3 :2 = 4,5 ( cm2)
Tổng diện tích hình tam giác MQE và diện tích hình tam giác NEP là :
1,5 +4,5 = 6(cm2 )
diện tích hình tam giác EQP là :
12 -6 =6 ( cm2)
chú ý : có thể tính diện tích hình tam giác EQP như sau :
4 x 3 : 2 = 6 ( cm2)
Củng cố, dặn dò :
Rút kinh nghiệm :
Môn toán tiết 88 bài 88 : LUYỆN TẬP CHUNG
Tuần 18 ngày dạy :
I. MỤC TIÊU : giúp HS ôn tập , củng cố về :
Các hàng về số thập phân , cộng trừ nhân chia số thập phân , viết số đo dưới dạng số thập phân
Tính diện tích hình tam giác.
II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Kiểm tra bài cũ :
2.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GV cho HS tự đọc , tự làm rồi chữa bài .
Phần 1 : GV cho HS tự làm bài ( có thể làm vào vở nháp ) khi HS chữa bài có thể trình bày miệng
Phần 2 :
Bài 1 : cho H tự đặt tính rồi tính, khi Hs chữa bài, nếu có điều kiện, GV có thể nêu yêu cầu HS nêu cách tính,
Bài 2 : cho Hs làm bài, rồi chữa bài
Bài 3 : cho Hs làm bài, rồi chữa bài
Bài 1 : khoanh vào B
Bài 2 : khoanh vào C
Bài 3 : khoanh vào C
Kết quả là :
8m 5dm = 8,5m
8m25dm2= 8,05m2
BÀI GIẢI :
Chiều rộng của hình chữ nhật là :
15 +25 = 40 (cm )
chiều dài của hình chữ nhật là :
2400 : 40 = 60 ( m)
diện tích hình tam giác MDC là :
60 x25 : 2 = 750 (m2)
ĐÁP SỐ : 750 (cm2)
3.Củng cố, dặn dò : Chuẩn bị để kiểm tra học kì 1.
Rút kinh nghiệm :
Môn toán tiết 89 KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Tuần : 18 ngày dạy :
( đề và đáp án thống nhất theo chỉ đạo của chuyên môn )
File đính kèm:
- GA TOAN LOP 5 HKI.doc