Giáo án Toán 5 tiết 36: Số thập phân bằng nhau

Tiết 36 Toán

 SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh nhận biết được:

 - Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng số đó.

 - Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng số đó.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung phần bài học.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc2 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 5 tiết 36: Số thập phân bằng nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36 Toán SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh nhận biết được: - Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng số đó. - Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng số đó. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung phần bài học. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hay khi xoá chữ số 0 ở bên phải phần thập phân. 2. Luyện tập – thực hành A. Kiểm tra bài cũ: - Làm bài tập chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi phân số. - Nhận xét cho điểm học sinh. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Khi học về tập số tự nhiên, với số tự nhiên bất kì chúng ta luôn tìm được số bằng nó, khi học về phân số cũng vậy, chúng ta cũng tìm được các phân số bằng nhau. Còn với số thập phân thì sao? Những số thập phân như thế nào thì gọi là số thập phân bằng nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: a) ví dụ: - GV nêu: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống: 9dm = . . . cm ; 9dm = . . . m ; 90cm = . . . m. - Từ kết quả của bài toán trên em hãy so sánh 0,9m và 0,90m. giải thích kết quả so sánh của em. - GV nhận xét ý kiến của HS sau đó kết luận lại: Ta có 9dm = 90cm Mà 9dm = 0,9m và 90cm = 0,90m Nên 0,9m = 0,90m - GV nêu: biết 0,9m = 0,90m, em hãy so sánh 0,9 và 0,90. - GV đưa ra kết luận: 0,9 = 0,90 b) Nhận xét 1: - Em hãy tìm cách để viết 0,9 thành 0,90. + Trong ví dụ trên ta đã biết 0,9 = 0,90. vậy khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số 0,9 ta được một số như thế nào so với số này? + Qua bài toán trên : khi ta viết thêm chữ số 0 vào bên bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số như thế nào? - Dựa vào kết luận trên hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9 ; 8,75 ; 12. - GV viết lên bảng: 0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000 8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000 12 = 12,0 = 12,00 = 12,000 - GV nêu: Số 12 và tất cả các số tự nhiên khác được coi là số thập phân đặc biệt, có phần thập phân là 0, 00, 000 . . . c) Nhận xét 2: - GV tiến hành tương tự nhận xét 1. - Yêu cầu HS đọc lại các nhận xét trong SGK. Bài 1/ 40: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài tập. + GV chữa bài sau đó hỏi: khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân có thay đổi không? - GV nhận xét. Bài 2/40: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét. Bài 3/40: - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét. - 2 HS lên bảng làm bài mỗi em làm một phần, HS dưới lớp làm vào nháp. - HS nghe. - HS điền và nêu kết quả - HS trao đổi ý kiến, sau đó một số em trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Theo dõi. - HS thực hiện. - HS quan sát các chữ số của hai số thập phân và nêu + HS trả lời. - HS nối tiếp nhau nêu số mình vừa tìm được, mỗi em nêu một số. - Theo dõi. - Nghe hướng dẫn và thực hiện. - HS thi đọc thuộc nhận xét ngay tại lớp. - 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. + HS trả lời. - 1 em lên bảng viết, các em khác làm vào vở. - HS nhận xét. - HS đọc đề bài trong SGK. - HS chuyển số thập phân 0,100 thành các phân số thập phân rồi kiểm tra. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: So sánh hai số thập phân.

File đính kèm:

  • doctiet 36 (8) - so thap phan bang nhau.doc