TUẦN 1
Toán:
Tiết 1: Ôn tập khái niệm về phân số
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ông tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn:
122 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán 5 - Tiết 1 đến 93, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhau (là chiều cao hình bình hành MH = 3cm)
Do đó diện tích hình tam giác MNP là 7,5cm2
Hoặc HS kẻ đương cao xuống đáy MN và so sánh MN với MH rồi tính diện tích tam giác MPN
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 200
Toán:
Tiết 88: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về
Các hàng của số thập phân ; các phép tính với số thập phân ; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân
Tính diện tích hình tam giác
II. Đồ dùng dạy học
GVchuẩn bị bảng phụ vẽ hình bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn về số thập phân
Bài 1 – phần 1 : HS nêu giá trị của chữ số 7 trong số 54,172
Khoanh vào trước câu trả lời đúng
Bài 1 - phần2 : HS tự tính
Gọi HS lên bảng tính
Hoạt động 3 : Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân
Bài 3 phần 1 và bài 2 phần 2 : HS tự làm
Yêu cầu HS giải thích cách làm
Hoạt động 2: Ôn cách tính diện tích hình bình hành, hình chữ nhật
Bài 4: GV treo bảng phụ cho HS quan sát hình vẽ
HS thảo luận để tìm 2 cách tính
Cách 1 : Tính diện tích hình chữ nhật , tính diện tích 2 hình tam giác rồi cộng DT cả 3 hình lại
Cách 2 : Tính trực tiếp DT hình bình hành có đáy là 14 cm , chiều cao 8 cm
HS làm bài , Gọi 2 HS lên bảng làm
Hoạt động 3 : Ôn giải toán phần trăm
Bài 2 phần 1 : Cho HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số
HS làm bài , đổi vở dể kiểm tra kết quả lẫn nhau
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 200
Toán:
Tiết 89: kiểm tra cuối học kỳ 1
I. Mục tiêu:
Kiểm tra về :
_ Giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân
_ Kiểm tra các kiến thức và kĩ năng cơ bản về các phép tính với các số thập phân, tỉ số phần trăm , viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân ; giải các bài toán có liên quan đến diện tích tam giác
II. Đề bài
Đề in sẵn của phòng GD
Ngày .... tháng .... năm 200
Toán:
Tiết 90: Hình thang
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Hình thành biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình thang, từ đó phân biệt được hình thang với một số hình đã học.
- Thông qua hoạt động vẽ và ghép hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi và hình thang.
- Chuẩn bị 4 thang gỗ mỏng, ở hai đầu có khoét lỗ, bắt vít, để có thể lắp ráp được thành hình thang.
HS: - Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông 1cm x 1cm; thước kẻ; ê ke; kéo cắt.
- Mỗi HS chuẩn bị 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để có thể lắp ghép thành hình thang.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về hình thang
- HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong SGK, nhận ra những hình ảnh của hình thang. Sau đó HS quan sát hình vẽ biểu diễn hình thang ABCD trong SGK và trên bảng.
Hoạt động 2: Nhận biết một số đặc điểm của hình thang.
- GV yêu cầu HS quan sát mô hình lắp ghép và hình vẽ biểu diễn của hình thang và đặt các câu hỏi gợi ý để HS tự phát hiện các đặc điểm của hình thang. Có thể gợi ý để HS nhận ra hình ABCD vẽ ở trên:
+ Có mấy cạnh? (4 cạnh)
+ Có hai cạnh nào song song với nhau? (AB và CD)
Từ đó HS tự nêu nhận xét: Hình thang có hai cạnh song song với nhau.
- GV kết luận: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy (đáy lớn CD, đáy nhỏ AB); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD).
- Gọi một vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại các đặc điểm của hình thang.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Nhằm củng cố biểu tượng về hình thang
- GV yêu cầu HS tự làm bài, rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo
- GV chữa và kết luận.
Bài 2: - GV yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi một HS nêu kết quả để chữa chung cho cả lớp
- Nhấn mạnh: hình thang có hai cạnh đối diện song song.
Bài 3: Thông qua việc vẽ hình nhằm rèn kỹ năng nhận dạng hình thang. Mức độ: chỉ yêu cầu HS thực hiện thao tác vẽ trên giấy kẻ ô vuông.
GV kiểm tra thao tác vẽ của HS và chỉnh sửa những sai sót (nếu có)
Bài 4 (SGK): - GV giới thiệu về hình thang vuông, HS nhận xét về đặc điểm của hình thang vuông:
+ Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy;
+ Có hai góc vuông;
+ Chiều cao của hình thang vuông chính là độ dài cạnh bên vuông góc với hai đáy.
- HS nhận xét thêm về chiều cao của hình thang nói chung (là độ dài đoạn thẳng ở giữa hai đáy và vuông góc với hai đáy của hình thang).
Bài 4: - GV yêu cầu HS đọc hình vẽ trong SGK, hiểu đề bài và thực hầnh ghép hình bằng cách vẽ các đường ghép trên giấy.
GV nên tổ chức cho HS thực hành ghép hình trên những mẫu vật thực (làm bằng nhựa hoặc bằng giấy cứng). Kết luận số hình M cần để ghép được thành hình N
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 200
Tuần 19
Toán:
Tiết 91: Diện tích hình thang
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Nhớ và viết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông; thước kẻ; ê ke; kéo cắt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- GV dẫn dắt để HS có thể chọn trung điểm M của BC, rồi cắt rời tam giác ABM ; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.
- HS nhận xét về diện tích của hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK vừa tạo thành.
- HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang. GV kết luận và ghi công thức tính diện tích hình thang lên bảng.
- Gọi một vài HS nhắc lại quy tác tính và công thức tính diện tích hình thang.
Hoạt động 2: Thực hành
HS thực hành trên Vở bài tập.
Bài 1: Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
- HS tính diện tích của từng hình thang rồi so sánh kết quả tìm được với 50cm2.
Chú ý: Nhắc lại khái niệm hình thang vuông đã được học ở tiết 85 để thấy được cách tính diện tích hình thang vuông.
- Kết luận: (điền dấu ệ).
Bài 2: Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số thập phân và phân số.
Bài 3: - GV yêu cầu HS nhận xét về các phần của hình (H): gồm một hình thang và một hình tam giác vuông.
- HS tính diện tích hình thang, rồi diện tích hình tam giác vuông, từ đó tính diện tích hình (H).
- HS tự làm, GV chữa bài và kết luận.
IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 200
Toán:
Tiết 92: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau
II. Đồ dùng dạy học
GV chuẩn bị bảng phụ vẽ hình bài số 4
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HS thực hành trên Vở bài tập
Hoạt động 1: Nhằm vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân.
Bài 1 : - GV yêu cầu tất cả HS tự làm
HS đổi vở kiểm tra, chữa chéo cho nhau.
Có thể gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp
HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2: - Hướng dẫn HS suy nghĩ để tìm cách tính:
+ Đáy lớn và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
+ Diện tích của thửa ruộng
+ Từ đó tính kilôgam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
Bài 3: a- Luyện tập tính chiều cao của hình thang khi biết diện tích và độ dài hai đáy . GV cho HS rút ra cách tính chiều cao từ công thức tính DT hình thang
b. Luyện tập tính trung bình cộng hai đáy của hình thang khi biết diện tích và chiều cao của nó.
- Củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên và số thập phân.
- HS tự làm, gọi một HS lên bảng làm.
Bài 4: - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ ở bảng phụ : gồm một hình chữ nhật và một hình tam giác được tô đậm.
- Hướng dẫn HS tính:
+ Chiều cao của tam giác (bằng chiều rộng của hình chữ nhật)
+ Tính cạnh đáy của hình tam giác (bằng 4cm)
+ Từ đó tính diện tích phần tô đậm của hình (H).
- HS tự làm, GV chữa bài và kết luận.
IV. Dặn dò. Về làm bài tập trong SGK.
Ngày .... tháng .... năm 200
Toán:
Tiết 93: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang
- Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
II. Chuẩn bị
Hình vẽ bài 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bài 1: - Nhằm củng cố kĩ năng vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang; củng cố kĩ năng tính toán trên các số thập phân.
- GV yêu cầu tất cả HS tự tính DT của từng hình sau đó so sánh để chỉ ra hình có diện tích khác ba hình kia
- HS đổi vở kiểm tra.
- Chữa chéo cho nhau.
- Gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp
- HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 2: - Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác khi biết cạnh đáy và chiều cao; củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân.
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp
- HS khác nhận xét, GV kết luận
Bài 3: - Hướng dẫn HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích hình thang ABCD:
+ Dễ dàng xác định được đáy lớn bằng 6,8cm; đáy nhỏ 3,2cm.
+ Để xác định chiều cao, cần cho HS nhắc lại: chiều cao của hình thang là độ dài đoạn thẳng ở giữa hai đáy và vuông góc với hai đáy.
- HS tính diện tích hình thang ABCD và diện tích tam giác MDC, từ đó suy ra câu trả lời của bài toán.
Bài 4: Củng cố về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
Gọi một HS đọc bài toán.
GV hướng dẫn HS làm bài
Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
Sau đây là một trong các cách giải bài toán.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật cho ban đầu là:
16 x 10 = 160 (m2)
Sau khi tăng thêm 4m thì chiều dài mới sẽ là: 16 + 4 = 20 (m)
Diện tích của hình chữ nhật mới là:
20 x 10 = 200 (m2)
Tỉ số phần trăm giữa diện tích hình chữ nhật mới và hình chữ nhật cũ là:
200 : 160 = 1,25 = 125%
Diện tích hình chữ nhật mới tăng lên:
125% - 100% = 25%
Đáp số: 25%.
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
File đính kèm:
- Giao an toan lop 5(1).doc