1. Kiến thức
- Nắm vững quan điểm về đổi mới PPDH môn Mĩ thuật theo chương trình mới.
- Xác định được các PPDH phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy học môn Mĩ
thuật.
- Hiểu được cách thiết kế bài dạy và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS.
2. Kĩ năng
- Có khả năng vận dụng các PPDH môn Mĩ thuật một cách sinh động, sáng tạo.
- Thiết kế được bài dạy.
- Biết đánh giá nhận xét bài vẽ của HS cho phù hợp với mục tiêu giáo dục thẩm mĩ ở
Tiểu học.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiểu học - Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Mĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành
cánh buồm thì giờ học sẽ khô khan, kém sinh động. Nếu có những gợi ý của GV để
mở rộng kiến thức cho HS theo phương pháp tích hợp liên môn thì HS sẽ thấy được
hình tam giác đẹp hơn khi nó được vẽ thêm những chi tiết để thành các hình ảnh
phong phú khác thường gặp trong cuộc sống. Khi gợi mở các em tìm từ cho đúng với
hình ảnh, tức là GV đã tạo điều kiện để vốn từ của HS phát triển, hơn thế nữa, giúp
cho HS biết sử dụng từ cho đúng với hình ảnh
(Con thuyền trôi trên sông, con thuyền lướt sóng,...). Mặt khác, những hình tượng
trong âm nhạc, thơ văn,... sẽ giúp HS tư duy hình tượng mĩ thuật sinh động, phong
phú.
- Từ ngữ, hình ảnh cách vẽ hình tam giác - con thuyền sẽ khắc sâu vào tâm trí HS khi
các em được GV cho xem một bức tranh vẽ cảnh biển có con thuyền đang trôi trên
mặt nước (tranh động)...
- Tích hợp nhiều nội dung của các phân môn làm sáng tỏ cho một nội dung bài Mĩ thuật
là điều hết sức cần thiết trong đổi mới PPDH hiện nay, cũng như dùng kiến thức môn
Mĩ thuật để học tốt các môn học khác. Đó chính là cách dạy học tích cực và hiệu quả.
Khi sử dụng kiến thức của các môn học khác để tích hợp với môn Mĩ thuật cần lưu ý :
+ Nội dung phải phù hợp, sinh động ; thông tin hấp dẫn ;
+ Lượng kiến thức tiếp thu được của HS sau khi GV sử dụng phương pháp tích hợp
phải được tăng lên ;
+ Nội dung kiến thức của các môn học khác phải được móc nối nhịp nhàng, uyển
chuyển khi GV dẫn dắt gợi mở gây hứng thú cho HS.
2. Sử dụng phương pháp trò chơi trong thiết kế bài dạy môn Mĩ thuật
l Tổ chức các hoạt động trò chơi trong giờ học là điểm mới của những PPDH được áp
dụng hiện nay. Thông qua trò chơi, HS tiếp cận và lĩnh hội được những kiến thức một
cách tự nhiên, cách hào hứng. Không khí các giờ học vui tươi, sôi nổi khiến các em tự
nguyện tham gia vào quá trình học mà không thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Những hoạt động trò chơi trong giờ học giúp HS hoạt bát, nhanh nhẹn hơn, vì thế tác
phong và ý thức hợp tác trong học tập được hình thành, củng cố và phát triển. Đối với
HS tiểu học, hoạt động vui chơi cần được tổ chức thường xuyên với thời lượng thích
hợp là điều cần thiết bởi nó phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi.
Thông qua trò chơi, kiến thức và kĩ năng của HS được phát triển phong phú, đầy đủ
bằng chính những sáng tạo của mình.
Khi tổ chức trò chơi cần chú ý :
+ Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để thiết kế thành các hoạt động chơi.
+ Trò chơi phải có tính khả thi, dễ thực hiện, hấp dẫn.
+ Phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi.
l Mục đích khi GV tổ chức thi vẽ nhanh “ông Mặt trời” bằng nét cong, hoặc thi vẽ về đề
tài “Chú bộ đội” là để khuyến khích nhiều HS cùng tham gia vào quá trình học tập vẽ
tranh, củng cố kiến thức. HS có dịp rèn luyện kĩ năng vẽ, thể hiện nội dung bài học
trong thời gian ngắn cùng các bạn và luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc.
Câu hỏi đánh giá
- Nêu ưu điểm của phương pháp tích hợp.
- Khi xác định những nội dung để tích hợp vào bài học, cần dựa vào những yếu tố nào ?
- Bạn hãy cho biết tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học. Theo bạn phương pháp trò chơi có đáp
ứng được nguyện vọng của HS tiểu học không ?
- Bạn hãy trình bày những sáng kiến của mình để phương pháp trò chơi được thực hiện
tốt ?
Nội dung 3 : Đổi mới về đánh giá kết quả học tập của Học sinh
Hoạt động 1 : Bạn hãy đọc và nghiên cứu tài liệu về mục tiêu giáo dục
mĩ thuật trong trường phổ thông.
(ở phần Thông tin cơ bản cho nội dung 1 : Đổi mới về PPDH mĩ thuật ở bậc Tiểu học).
Hoạt động 2 : Xem băng hình, phần GV đánh giá kết quả bài học của
HS ở mỗi trích đoạn băng.
Hoạt động 3 : Nghiên cứu mục tiêu Bài 15 : Vẽ cái cốc (Lớp 2).
Kiến thức : HS phân biệt được các loại cốc, biết so sánh kích thước cao, thấp, to, nhỏ,...
của cốc.
Kĩ năng : Vẽ được cái cốc gần giống mẫu phù hợp với tờ giấy.
Thái độ : HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình vẽ cân đối với tờ giấy.
Bạn thử đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu bài học trên bằng cách yêu cầu HS nêu
nhận xét của mình về những hình vẽ sau :
So sánh về : Kiểu dáng, chiều cao, thấp,... của những chiếc cốc trên.
Dùng kí hiệu đồng ý (Đ) và không đồng ý (K) ghi vào hình vuông nhỏ để biết được nhận
xét của mình về bố cục bài vẽ.
* Với hình thức kiểm tra đánh giá như trên, bạn có thể tổ chức cho HS nhận xét về cách
bố cục, vẽ hình, vẽ màu,... của các dạng bài vẽ trang trí, vẽ tranh đề tài, vẽ theo mẫu,...
Ví dụ :
- Với thể loại bài vẽ tranh đề tài : Bạn cho HS xem một số bài vẽ sau và hỏi HS bài vẽ
nào có bố cục đẹp, vì sao ? (Đánh dấu (x) vào ô vuông).
- Có thể đưa những bức tranh trang trí do HS vẽ để yêu cầu các em nhận xét về bố cục,
về phối màu,... Qua đó tập cho HS biết nhận xét và đánh giá.
Thông tin phản hồi cho nội dung 3
Mĩ thuật là môn học cần tâm lí học tập thoải mái, hào hứng của HS, vì vậy đánh giá bài
vẽ của HS cần khéo léo, nhẹ nhàng, tế nhị ; tuyệt đối không chê bai, phủ nhận sản phẩm
của các em. Đánh giá cần lấy động viên khuyến khích là chính. Sử dụng đánh giá theo
định tính là nhằm mục đích đó, bởi vì HS không chỉ học ở thầy cô, bạn bè mà các em
cần được học ở ngay trên bài vẽ của mình. Sự khích lệ đúng lúc, đúng chỗ của GV là
nguồn động viên lớn để những HS có năng khiếu sẽ vẽ tốt hơn, những HS còn yếu kém
sẽ cố gắng hoàn thành bài tập. Hơn nữa, mục đích giáo dục thẩm mĩ trong trường phổ
thông là rèn luyện cho HS có thói quen học tập khoa học, ngăn nắp trong sinh hoạt hằng
ngày, học tốt hơn ở những môn học khác, biết làm đẹp cho mình và cho cuộc sống xung
quanh, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường,...
Vì vậy, những bài vẽ trên lớp mới chỉ phản ánh được phần nào nhận thức của HS - đó là
những biểu hiện cụ thể dễ nhận thấy. Nhận thức của HS thể hiện đầy đủ chính là ở quá
trình vận dụng những kiến thức thẩm mĩ vào cuộc sống. Vì vậy, khi đánh giá, nhận xét
cần chú ý tạo cơ hội để các em bộc lộ nhận thức thẩm mĩ đúng đắn của mình.
Khi HS đã biết phân biệt : hình vẽ, màu sắc, bố cục,... đẹp hay không đẹp, tức là nhận
thức thẩm mĩ của HS đã được hình thành, tự các em sẽ hiểu được yêu cầu của bài học và
chủ động tìm ra hướng cho hành động học tập tiếp theo của mình.
Đánh giá kết quả học tập để tạo cơ hội cho HS tiếp tục hoàn thiện bài vẽ và say mê học
tập là nét đổi mới trong nhận xét đánh giá hiện nay.
Đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay không cho điểm mà theo hai mức độ : hoàn
thành và chưa hoàn thành. Hoàn thành có hai loại : hoàn thành tốt và hoàn thành.
Câu hỏi đánh giá
- Nêu bản chất của hoạt động nhận xét về bố cục các hình vẽ trong tờ giấy ? (những
trường hợp minh hoạ cụ thể trong tài liệu).
- Bạn hãy cho biết : cách tổ chức nhận xét đánh giá như vậy có phù hợp với mục tiêu
giáo dục thẩm mĩ cho HS không ?
- Theo bạn, làm thế nào để duy trì hứng thú học mĩ thuật cho HS. Nêu kinh nghiệm của
bản thân.
Nội dung 4 : thực hành soạn bài và dạy thử
Hoạt động 1 : Soạn một bài trong chương trình Mĩ thuật bậc Tiểu học.
Thực hiện các nhiệm vụ
- Thiết kế kế hoạch bài học có sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực học tập của HS
(trong đó có PPDH tích hợp và phương pháp tổ chức trò chơi).
- Trao đổi với đồng nghiệp về kế hoạch bài học của mình.
- Thống nhất ý kiến về kế hoạch bài học.
Hoạt động 2 : Dạy thử cho cả nhóm cùng dự.
Thực hiện các nhiệm vụ
- Dạy thử bài đã chuẩn bị.
- Rút kinh nghiệm.
- Thống nhất ý kiến về kế hoạch bài học và phương pháp tổ chức giờ dạy.
Hoạt động 3 : Soạn và thiết kế hoạt động đánh giá kết quả học tập.
Thực hiện các nhiệm vụ
- Chuẩn bị tranh mẫu với các mức độ khác nhau :
+ Hoàn thành tốt (bài vẽ đẹp, hoàn chỉnh).
+ Hoàn thành (bài vẽ đạt yêu cầu đề ra).
+ Chưa hoàn thành (bài vẽ có thể chưa tốt hoặc chưa xong về hình, về màu,...).
Và một số bài vẽ có những vấn đề đáng chú ý về cách thể hiện : nội dung, hình vẽ, màu
sắc,...
- Tổ chức cho từng thành viên trong nhóm nhận xét về các bức tranh đã chuẩn bị.
- Góp ý và xây dựng nội dung đánh giá cho phù hợp với mục tiêu giáo dục môn Mĩ thuật
ở bậc Tiểu học.
Thông tin phản hồi cho nội dung 4
- Thiết kế bài dạy là thiết kế các hoạt động dạy học cụ thể, hướng vào người học.
- Thiết kế bài dạy phải thể hiện rõ đổi mới PPDH hiện nay.
- Thiết kế bài dạy có thể xây dựng trình tự các hoạt động như trong sách GV - môn Mĩ
thuật (ở Tiểu học).
- Cần dạy thử tại lớp tập huấn, trong tổ, nhóm hoặc các giờ chuyên đề để cùng rút kinh
nghiệm.
- Chuẩn bị tranh, bài vẽ (có thể là của GV hoặc HS lớp trước) làm đồ dùng dạy học.
Cần lưu ý :
- Thiết kế cụ thể và chi tiết các hoạt động dạy học để nêu bật được phương pháp cần sử
dụng.
- Xác định rõ mục tiêu : kiến thức, kĩ năng, thái độ của mỗi bài học ; mục đích cụ thể
của hoạt động thiết kế soạn và dạy thử (thực hiện mục tiêu nào của bài học ? chuyển
tải nội dung gì ?).
- Các bước tiến hành trong mỗi hoạt động cần có hệ thống và đúng trình tự.
- Rút kinh nghiệm bài dạy.
câu hỏi đánh giá nội dung 4
- Thiết kế bài dạy đã thể hiện được đổi mới PPDH chưa ? (Về cách thức tổ chức, hình
thức thể hiện,...).
- Nội dung các hoạt động có thể hiện được nội dung bài học không ?
- Cách thiết kế như vậy đã tập trung và khuyến khích được người học hay chưa ?
- Hãy nêu ý kiến của bạn để thiết kế bài dạy đạt hiệu quả cao.
Tài liệu dùng cho học tập
1. Chương trình môn Mĩ thuật cấp Tiểu học (ban hành theo Quyết định số 43/2001/QĐ-
BGD&ĐT ngày 9/1/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
2. Tạp chí Thông tin, Tạp chí Giáo dục các số chuyên đề về đổi mới nội dung, phương
pháp
dạy học của các tác giả : Nguyễn Quốc Toản, Đàm Luyện, Nguyễn Hữu Hạnh, Bạch
Ngọc Diệp.
3. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của HS - Trần Bá Hoành.
4. Phương pháp dạy học Mĩ thuật - Giáo trình Mĩ thuật (Dành cho học viên ngành Giáo
dục tiểu học. Hệ đào tạo tại chức và từ xa). Nguyễn Quốc Toản, NXB Đại học Sư
phạm, 2004.
5. Nghệ thuật 1 (phần Mĩ thuật), NXBGD, 2001.
6. Nghệ thuật 2 (phần Mĩ thuật), NXBGD, 2002.
7. Nghệ thuật 3 (phần Mĩ thuật), NXBGD, 2003.
8. Nghệ thuật 4 - SGV, SGK môn Mĩ thuật, NXBGD, 2004
9. Vở tập vẽ lớp 1, 2, 3, 4.
Tác giả biên soạn tiểu mô đun
Bạch Ngọc Diệp
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(1).doc