1. Lý do chọn đề tài.
Sự phát triển ngày càng đi lên của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc đưa môn Mĩ thuật trở thành một trong chính môn học bắt buộc trong nhà trường Tiểu học là quan trọng và cần thiết. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, nhất là những năm đầu đi học, từng bước giúp trẻ hoà nhập thế giới xung quanh; trẻ biết suy nghĩ và mong muốn làm theo cái đẹp - chính là giúp trẻ tự hoàn thiện mình, trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Là người giáo viên dạy mĩ thuật, tôi luôn mong ước với kiến thức của mình có thể giúp HS (Học sinh), nhất là HS mới vào lớp 1 nhìn nhận và thể hiện cái đẹp thông qua các bài vẽ tranh đề tài một cách tự tin.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiểu học - Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật - Hồ Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này tôi phải tìm ra một đặc điểm nào đó đặc trưng nhất của nhân vật trong tranh và kịp thời khen ngợi - như vậy đã giúp em cảm thấy tự tin hơn, và học sinh chê bạn sẽ suy nghĩ xem việc mình làm là tốt hay không tốt.
* Vẽ hình bằng bút chì: đây là cách vẽ hình truyền thống của cả trẻ em lẫn người lớn khi tạo nét cho tranh vẽ theo đề tài.
Học sinh vẽ hình bằng chì cho kết quả là đa số các bài vẽ có hình vẽ nhỏ
Do chất liệu bút chì dễ tẩy xoá nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy - làm cho bài vẽ bị bẩn, hình vẽ thiếu tự nhiên.
Ví dụ: tranh vẽ trang: 25 lớp 1. Bài 20 "Vẽ hoặc nặn quả chuối" vở tập vẽ lớp 1.
Trong nhiều tiết vẽ, những em quên vở tôi đã cho vẽ bằng phấn lên bảng con thì phát hiện thấy nét vẽ của các em khoẻ, tự nhiên và bố cục hợp lí.
Và tôi đã động viên kịp thời những em học sinh đó bằng cách cho cả lớp xem bài, đồng thời cho điểm tốt những bài vẽ đẹp.
Theo tôi, đó chính là do chất liệu : phấn có nét to cho nên trẻ vẽ hình to, rõ hơn (do các em sợ vẽ hình nhỏ thì các nét phấn sẽ dính vào nhau nhìn không rõ hình).
Sau đó, tôi thử nghiệm: cho học sinh dùng luôn bút có nét to như dạ màu, sáp màu, để vẽ bài tranh đề tài trong sách giáo khoa hoặc vào giấy khổ A4 thì thấy đạt hiệu quả tương đương như các em vẽ trên bảng con.
Như vậy, hình vẽ của trẻ trên bài vẽ tranh đề tài tỉ lệ thuận với nét vẽ do chất liệu để vẽ tạo nên.
Tôi đã cho cả lớp xem bài vẽ của học sinh có nét vẽ mạnh dạn, hình vẽ to phù hợp giấy vẽ và khen ngợi trước lớp học sinh đó.
Học sinh lớp 1 rất hay quên, do đó việc tạo thói quen cho trẻ lớp một trong cách vẽ hình (ở bài vẽ tranh đề tài) bằng bút có nét to, rõ được lặp đi lặp lại nhiều lần ở các tiết học Mĩ thuật . Tôi luôn động viên các em học sinh nên dùng bút có nét to, đậm (mầu nâu, đen, xanh, tím...) để vẽ. Tôi đã thí nghiệm việc dùng bút có nét to, rõ để giúp học sinh vẽ hình trong bài vẽ theo đề tài thì thấy có 2/3 lớp 1 trong thời gian 2 tháng, được vẽ bằng bút có nét to, rõ cho chất lượng bài vẽ tốt hơn nhiều so với vẽ bằng bút chì, nhưng tốc độ vẽ lại chậm. Với số học sinh này, tôi động viên các em vẽ bằng bút to. Song do cá tính, thói quen cẩn thận mà các em vẫn chỉ dùng bút chì để vẽ, không bắt ép các em phải làm theo các bạn khác mà tôi luôn chỉ bảo để các em có tốc độ vẽ hình nhạnh hơn trước.
+ Tạo bố cục.
Tập hợp các nét, hình vẽ thể hiện rõ nội dung đề tài.
Cùng với mảng, màu sắc, khối và đặc trưng của chất liệu làm thành bức tranh đẹp, mô tả sự nhìn nhận của người vẽ với thế giới xung quanh.
* Những kiến thức Mĩ Thuật liên quan đến việc tạo bố cục:
Khi học sinh lớp 1 đã vẽ được bố cục tốt qua việc tạo nét bằng bút màu đậm và những kiến thức khác về sắp xếp hình trong bài vẽ theo đề tài thì việc tô màu trở nên dễ dàng: Hình có mảng to, dễ nhìn, không như vẽ bằng bút chì làm hình vẽ nhỏ khác nhìn.
Bức tranh có màu sắc đẹp dần dần hiện ra trước mắt trẻ, lôi cuốn trẻ, trẻ tự hào đã tạo ra được bức tranh của riêng mình - trẻ đã khám phá thế giới của Mĩ Thuật, đây chính là sân chơi bổ ích của trẻ.
Khi trẻ đã vẽ được bức tranh theo cách vẽ hình để tạo bố cục, rất thuận lợi cho giáo viên dạy vẽ - vì học sinh tự tin hơn khi thấy giáo viên Mỹ thuật bước vào lớp, trẻ reo hò, háo hức “đòi” được vẽ. đây chính là món quà quí giá đối với một giáo viên dạy Mỹ thuật như tôi.
Phương pháp cho trẻ dùng bút chì nét to, rõ để vẽ hình, ngoài những ưu điểm, thành quả trên còn có một số hạn chế: một số trẻ không vẽ theo mà vẫn dùng bút chì vẽ để tẩy cho dễ, tôi phải mất nhiều thời gian trong một số tiết học để hướng dẫn cụ thể hơn cho các em này.
Một số học sinh khác (số lượng ít, khoảng 10% tổng số học sinh trong lớp) vẽ theo phương pháp theo tôi hướng dẫn tren có nhận thức chậm hoặc không có năng khiếu, nên vẽ chưa đẹp - vẽ bài có bố cục dàn hàng ngang hoặc hình người trong tranh giống nhau về động vật; một số em thích gì vẽ nấy dẫn đến bố cục tranh lộn xộn. Trong quá trình giảng dạy tôi cố gắng giúp những em này vẽ được những hình, bố cục đơn giản nhất bằng bút chì to: động viên kịp thời một tiến bộ dù nhỏ nhất của các em.
Sau khi học sinh lớp 1 đã quen với cách dùng to nét, rõ để vẽ hình thì việc dạy trẻ cách tạo cho bài vẽ có bố cục chặt chẽ trở nên thuận lợi hơn.
Tôi vẽ thị phạm (xong rồi xóa đi ngay) trên bảng to, coi bảng là một tờ giấy vẽ, tôi vẽ hình rõ hợp lí trên bảng để học sinh quan sát.
Ví dụ : bài vẽ “Chim và hoa”, “Em trong vườn hoa ” “Quan sát thiên nhiên” – sách Mĩ Thuật lớp 1 trang: 36, 38 tiết 31, 33.
Như đã biết, trẻ 6 tuổi hay bắt chước các hành động, việc làm của người lớn hơn – tôi đã vận dụng đặc điểm này của trẻ để hướng cho các em sắp xếp bố cục theo chuẩn mực của cai đẹp: vẽ hình phù hợp khuôn khổ bản vẽ - cách làm như vậy góp phần không nhỏ để tạo cho học sinh lớp 1 có kĩ năng vẽ hình to, rõ ràng; giúp các em cách nhìn hình, bố cục hợp lí. Học sinh lớp 1 vẽ hình đơn giản, một bức tranh chỉ cần vẽ ba bốn hình là đủ tạo thành một bố cục tranh.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Qua một thời gian thực hiện các giải pháp trên tôi nhận thấy HS khối 1 ở trường Tiểu học Phước Mỹ đã đạt được kết quả đáng phấn khởi, 75 % số học sinh thích vẽ bằng bút chì nét to, rõ, vẽ hình bằng chất liệu trên đã giúp trẻ thêm tự tin vào chính bản thân mình, 25 % không tẩy xoá hình vẽ nữa. Điều đó đã giúp bài vẽ của các em ngộ nghĩnh, đáng yêu, cảm xúc của trẻ được bộc lộ trên bức tranh.
Trong tiết Mĩ thuật, để giúp học sinh làm quen với cách tạo bố cục bằng nét vẽ to, rõ; tôi luôn khen ngợi trước lớp bài của các em có bố cục đẹp, được vẽ bằng nét to, rõ (dạ mầu, sáp màu) và khuyến khích các em vẽ chì cố gắng hơn để có được bài đẹp như các bạn.
Chất lượng các bài vẽ tranh đề tài được nâng cao, những bức tranh có tạo hình tự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều.
Và điều quan trọng là đã gây được không khí hào hứng, say mê vẽ ở trẻ lớp 1
Khi tôi vào dạy Mĩ Thuật các em nộp tranh vẽ ở nhà rất tự giác và số lượng cũng như chất lượng đều cơ bản khá, tốt.
Các em “thi đua” nhau vẽ tranh, tự hào khi mình mang nộp nhiều tranh được cô giáo cho nhận xét cao. Phong trào vẽ tranh đề tài HS lớp 1 rất tốt.
Năm học: 2010 – 2011:
+ Tổng số học sinh; 43 HS
- Các em vẽ tốt đạt: 13 (30%).
- Các em vẽ khá đạt: 20 (47%).
- Các em vẽ nghèo về nội dung đạt: 6 (14%)
- Các em vẽ yếu về bố cục đạt: 4 (9%).
Học kỳ 1 năm học 2010 – 2011:
+ Tổng số học sinh; 48 HS
- Các em vẽ tốt đạt: 17 (36%).
- Các em vẽ khá đạt: 25 (52 %)
- Các em vẽ nghèo về nội dung đạt: 3 (6%)
- Các em vẽ yếu về bố cục đạt: 3 (6%).
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
* Môn Mĩ Thuật, môn học giúp trẻ thư giãn sau các giờ học khác, trẻ được chơi, được tìm tòi suy nghĩ và bộc lộ bản thân qua từng nét vẽ, mảng màu, đề tài khác nhau.
Với đề tài này, tôi đã giúp trẻ yêu thích môn Mĩ Thuật, hạn chế mặc cảm lo sợ vì không biết vẽ. Trẻ biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác.
Phương pháp vẽ hình trên giúp bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng ở học sinh, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp.
Đó là một cách giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Học sinh lớp 1 say sưa, hứng thú vẽ cho nên tiết học vẽ trở nên thoải mái, nhẹ nhàng.
Học sinh tự tin hơn khi vẽ hình bài tranh trong đề tài. Học sinh tạo những bố cục, hình vẽ ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt, óc quan sát, so sánh ở trẻ được bồi dưỡng rèn luyện thường xuyên.
Khi học sinh vẽ giáo viên không gò ép các em vào khuôn mẫu mà cần phải phát huy tính tư duy tự lập của các em để sáng tạo thêm.
Ở tiết vẽ đề tài và tiết vẽ theo ý thích cần gợi mở không khí thoải mái hứng thú cho các em phải khảo sát mức độ vẽ của các em ngay đầu năm học vào hoàn cảnh sống của mỗi gia đình học sinh để có cách dạy cho phù hợp.
Tôi thực hiện đề tài “Phương pháp giúp học sinh lớp 1 vẽ hình tự tin, tạo bố cục cân đối trong bài vẽ tranh đề tài” không ngoài việc thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học (nhằm giúp học sinh có kiến thức cơ bản về 9 môn học ; giáo dục óc thẩm mĩ , rèn luyện kĩ năng kỉ xảo học tập cho học sinh).
Qua nhiều tiết Mĩ Thuật ; trẻ hoạt bát, tự tin, cởi mở với giáo viên với bè bạn. Do đó việc giáo dục tốt hơn.
Phương pháo dạy học lớp 1 vẽ hình bằng bút chì có nét to, rõ đã bộc lộ cách vẽ ngộ nghĩnh hồn nhiên như chính cuộc sống của trẻ em qua các bài vẽ tranh đề tài.
Dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học, cụ thể là lứa tuổi học lớp 1 - vận dụng kiến thức Mĩ Thuật của bản thân, tôi cố gắng giúp trẻ em có sân chơi bổ ít và lý thú thông qua đề tài này. Việc đó đã góp phần làm cho trẻ khám phá được ngôn ngự riêng của Mĩ Thuật khác với môn học khác.
Phương pháp dạy học trên mới áp dụng trong toàn khối một; tôi sẽ tìm cách thử nghiệm ra các lớp khác vào những năm học tiếp theo.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình dạy mĩ Thuật, tôi đã phổ biến trong hội đồng để các bạn đồng nghiệp tham khảo, đóng góp vào tiết dạy của mình. Vì thế muốn nâng cao chất lượng dạy - học môn Mĩ Thuật người giáo viên phải có quyết tâm cao trong quá trình giảng dạy, thực hiện nhiều biện pháp cải tiến trong khâu chuẩn bị tiết dạy sao cho có hiệu quả .Đây chỉ là ý kiến của bản thân để góp một phần nào đó nhằm năng cao chất lượng dạy - học môn Mĩ Thuật lớp 1 nói riêng và tiêu học nói chung.
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, ngoài sự nổ lực nghiên cứu của bản thân, phải kể đến sự quan tâm giúp đỡ của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp trong nhà trường. Tuy nhiên do kinh nghiệm còn ít, nên đề tài này còn mang tính chất chủ quan, khó tranh khỏi những thiếu sót . rất mong sự đóng góp giúp đỡ chân thành của thầy (cô). Xin tiếp thu mọi ý kiến nhận xét của cấp lãnh đạo, hội đồng khoa học, của các thầy cô để việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong Trường tiểu học Phước Mỹ của tôi ngày càng hoàn thiện.
XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG.
Xếp loại:..............
Hiệu trưởng
Nam Dinh, ngày, 06/05/2011
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
Hồ Thị Thị Kim Oanh
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem meo.doc