a) Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: dường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Cảm nhận được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Bắc – Nam qua sáng kiến ở các bạn nhỏ miền Nam: gửi tặng cành mai vàng cho các bạn nhỏ miền Bắc.
b) Kỹ năng: Rèn Hs
- Đọc đúng các kiểu câu.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai:đông nghịch, bỗng sững lại, sắp nhỏ, gửi ra, cuồn cuộc
- Biết đọc truyện với giọng kể có cảm xúc ; phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật.
c) Thái độ:
Giáo dục Hs biết cảm nhận được tình cảm đẹp giữa các miền với nhau.
17 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần thứ 12 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đã gìn giữ tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
- GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động. (27’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
Gv đọc bài.
- Giọng đọc diễn cảm bài văn với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng ở những từ gợi cảm: một trăm năm, trăm tuổi, mới trăm tuổi cơ. Ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu câu.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời đọc từng câu .
- Gv viết bảng cho Hs tập đọc các từ ngữ sau: 1969 ; tối mồng 1 tháng 9 năm 1969
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Gv hướng dẫn Hs đọc đúng các câu.
Chúng cháu đánh Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. // Chỉ sợ một điều là / Bác…// trăm tuổi. // ( Nghỉ hơi lâu sau dấu chấm lửng).
- Gv cho Hs giải thích các từ khó : sợ bác trăm tuổi, hóm hỉnh, thưa, ra đi mãi mãi.
- Gv cho 3 Hs thi đọc từng đoạn trong nhóm.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv mời 1 Hs đọc thầm đoạn 1.
+ Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì?
+ Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào?
- GV yêu cầu Hs đọc thầm hai đoạn còn lại.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo tổ. Câu hỏi:
+ Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam như thế nào?
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Bác đã mệt nặng nhưng cố nói đùa để chị cán bộ yên lòng.
+ Bác mong đựơc vào thăm đồng bào miền Nam.
+ Bác mệt nặng, sắp qua đời, nhưng lúc tỉnh, vẫn mong hỏi tin trong Nam. Bác luôn nghỉ đến miền Nam trong chiến đấu và mong chiến thắng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em đọc đúng.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 2 và đoạn 3.
- Gv cho vài Hs thi đọc lời của Bác .
- Gv mời hai Hs thi đọc lại cả bài .
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay.
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
HT: Cá nhân
Học sinh lắng nghe.
Hs quan sát tranh.
Hs đọc từng câu.
Hs nhìn bảng tập đọc theo.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
3 Hs tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
Hs luyện đọc lại các câu.
Hs giải nghĩa từ khó và đặt câu với những từ này.
3 Hs đọc từng đoạn trong nhóm .
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Cả lớp đọc đồng thanh .
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
HT: Lớp
Hs đọc thầm đoạn 1.
Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác .. trăm tuổi.
. Đồng bào miềm Nam rất dũng cảm, không sợ giặc Mĩ, chỉ sợ không gặp Bác.
. Đồng bào miền Nam kính yêu Bác như một người cha trong gia đình.
. Đồng bào miền Nam mong Bác sống thật lâu để được gặp Bác.
Hs đọc thầm 2 đoạn còn lại.
Hs thảo luận.
Đại diện các tổ đứng lên phát biểu ý kiến của tổ mình.
Hs nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
HT: Nhóm
Ba Hs thi đọc lời Bác.
Hai Hs thi đọc cả bài.
Hs nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị bài:Ngừơi con của Tây Nguyên.
Nhận xét bài cũ.
Chính tả
Nghe – viết : Cảnh đẹp quê hương
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bốn câu ca dao cuối của bài “ Cảnh đẹp non sông”.
b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: ch/tr hay at/ac .
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ viết BT2.
* HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát. (1’)
2) Bài cũ: “ Chiều trên sông hương”. (5’)
Gv mời 3 Hs lên bảng tìm các từ có tiếng bắt đầu ch/tr hoặc có vần oc/ooc.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động: (27’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc bốn câu ca dao cuối bài Cảnh đẹp non sông.
Gv mời 1 HS đọc thuộc lòng lại.
Cả lớp đọc thầm 4 câu ca dao sẽ viết.
Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày các câu ca dao.
+ Bài chính tả có những tên riêng nào?
+ Ba câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào?
+ Cần trình bày bài thơ 4 chữ như thế nào?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: nước biếc, họa đồ, bát ngát, nước chảy, thẳng cánh.
Gv đọc cho viết bài vào vở.
- Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
- Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
- Gv đọc từng câu , cụm từ, từ.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2:
Phần a)
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a) : cây chuối - chữa bệnh - trông.
Phần b)
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs tự làm vào vở.
- GV mời 3 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Câu b) : vác – khát – thác.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
HT: Lớp
Hs lắng nghe.
Một Hs đọc lại.
Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.
Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 2 ôli. Dòng 8 chữ bắt đầu viết cách lề 1 ôli.
Cả 2 chữ đầu mỗu dòng cách lề 1 ôli.
Hs viết ra nháp..
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
HT: Cá nhân
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
Ba Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài vào vở.
Ba Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Nói viết về cảnh đẹp đất nước
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Hs dựa vào một bức tranh, một cảnh đẹp nước ta, Hs nói những điều đã biết về thắng cảnh đó.
- Biết viết những điều mình nói thành một đoạn văn từ 5 – 7 câu.
Kỹ năng:
- Lời kể rõ ý, có cảm xúc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên.
- Dùng từ đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm đối với cảnh vật ở trong tranh.
Thái độ:
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Aûnh biển Phan Thiết trong SGK phóng to.
Bảng phụ viết gợi ý câu hỏi BT1.
* HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. (1’)
Bài cũ: (5’)
- Gv gọi 1 Hs kể lại chuyện vui đã học ở tuần 11.
- Hai Hs làm lại BT2.
- Gv nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động: (27’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết nói những điều đã biết về cảnh đẹp.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- Gv kiểm tra việc Hs chuẩn bị tranh ảnh cho tiết học.
- Gv yêu cầu mỗi em đặt một bức tranh (ảnh) đã chuẩn bị.
- Gv hướng dẫn: Hs có thể nói bức ảnh Phan Thiết trong SDK.
- Gv mở bảng phụ đã viết sẵn câu hỏi.
Tranh (ảnh )vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp?
Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?
- Gv mời 1 Hs làm mẫu: nói đầy đủ về cảnh đẹp của biển Phan Thiết trong ảnh.
- Gv yêu cầu Hs nói theo cặp.
- Gv cho 3 Hs tiếp nối nhau thi nói.
- Gv nhận xét chốt lại:
+ Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển tuyệt đẹp. Đó là cảnh biển ở Phan Thiết.
+ Bao trùm lên cả nước là màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên màu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ.
+ Núi và biển kề nhau thật đẹp.
+ Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào vì đất nước mình có những cảnh đẹp như thế.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập 2.
Mục tiêu: Giúp các em biết viết được những điều đã biết thành một đoạn văn ngắn.
Gv gọi Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs viết bài vào vở. Nhắc nhở các em về lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Gv theo dõi các em làm bài.
- Gv mời 5 Hs đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương bài viết hay.
PP: Quan sát, thực hành.
HT: Cá nhân
1 Hs đọc yêu cầu của bài và câu hỏi gợi ý.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát câu hỏi và bức tranh.
Một Hs đứng lên làm mẫu
Hs nói theo cặp.
Ba Hs thi nói về cảnh đẹp.
Hs nhận xét.
PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành.
HT: Lớp
Hs đọc yêu cầu đề bài
Hs viết bài vào vở.
5 Hs đọc bài viết của mình.
Hs nhận xét.
5 Tổng kết – dặn dò. (1’)
Về nhà bài viết nào chưa đạt về nhà sửa lại.
Chuẩn bị bài: Viết thư.
Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- tieng viet.doc