Giáo án Tiếng Việt Tuần 26 Trường Tiểu Học Vĩnh Nguyên 1

1. Đọc thành tiếng

· Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng,

2. Đọc hiểu

· Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử . Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 26 Trường Tiểu Học Vĩnh Nguyên 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải chuối, trong suốt, thỉnh thoảng,… 2. Đọc hiểu Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong ngày vui tết trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài tập đọc. Thêm tranh về ngày hội trung thu. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 . Ổn định tổ chức(1’) 2 . Kiểm tra bài cũ (4’) - GV kiểm tra ba HS đọc thuộc lòng bài thơ Đi hội chùa Hương , trả lời những câu hỏi về nội dung bài thơ. - Nhận xét và cho điểm HS. 3 . Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) Tết Trung thu là ngày hội của thiếu nhi. Trẻ em ở khắp nơi trên đất nước ta đều vui chơi đón cỗ, rước đèn ánh trăng sáng ngời. Bài Rước đèn ông sao hôm nay chúng ta học sẽ cho các em biết được ngày hội của bạn Tâm và các thiếu nhi cùng xóm. Hoạt động 1 : Luyện đọc (16’) Mục tiêu : HS đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Cách tiến hành : a) GV đọc toàn bài : Đọc với giọng vui tươi, thể hiện tâm trạng háo hức rộn ràng của hai bạn nhỏ trong đêm đón cỗ, rước đèn. b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. + Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, mỗi HS đọc một đoạn. + Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Cả lớp đọc ĐT cả bài. Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’) Mục tiêu : HS hiểu nội dung và ý nghĩa của bài. Cách tiến hành : Đọc cả bài - Nội dung mỗi đoạn trong bài tả những gì ? Đoạn 1 - Mâm cỗ trung thu của Tâm đựoc bày như thế nào ? Đoan 2 - Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp ? - Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ? KL : Qua phần tìm hiểu bài chúng ta thấy trẻ em Việt Nam rất thích cỗ trung thu và đêm hội rước đèn. Trong ngày vui tết trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài (5’) Mục tiêu : HS đọc trôi chảy toàn bài. Cách tiến hành : - GV đọc lại đoan 2. - GV đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. Hướng dẫn HS đọc đoạn văn, nhấn giọng các từ ngữ : bập bùng trống ếch, thích nhất, đỏ, trong suốt, đủ màu sắc, ba lá cờ… - HS thi đọc từng đọan, toàn bài. GV nhận xét. Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà đọc lại bài. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV. + 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, mỗi HS đọc một đoạn. + Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mớiù. - Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm. - Đọc ĐT cả bài. - HS đọc thầm cả bài. - Đ1 : Tả mâm cỗ của Tâm. Đ2 : Tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn. Tâm và Hà rước đèn rất vui. - HS đọc thầm lại đoạn 1. - Mâm cỗ được bày rất đẹp, rất vui mắt. - HS đọc thầm lại đoạn 2. - Đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao đựoc gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. - Hai bạn đi bên nhau, mắt khôn grời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn reo : “Tùng tùng tùng, dinh dinh !...” - Theo dõi GV đọc mẫu - HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV. - 4 nhóm thi đọc bài. Cả lớp bình chọn bạn đọc đúng đọc hay nhất. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :……………………………………………………………………………………………….. CHÍNH TẢ RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I. MỤC TIÊU Nghe – viết đúng một đoạn văn trong bài Rước đèn ông sao. Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ viết sai r /d / gi hoặc ên / ênh. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớpï. VBTTV Tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 . Ổn định tổ chức (1’) 2 . Kiểm tra bài cũ (3’) - GV kiểm tra vở của những HS về nhà viết lại bài chính tả trong tiết học trước. - HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : đổû mưa, đỗ xe, ngã, ngả mũ. 3 . Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết đoạn cuối trong bài Rước đèn ông sao và làm bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc ên/ênh. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (1’) Mục tiêu : Nghe – viết đúng một đoạn văn trong bài Rước đèn ông sao. Cách tiến hành : a) Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn văn 1 lượt. - Đoạn văn tả gì ? - Đoạn văn có mấy câu ? - Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao ? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. b) GV đọc cho HS viết bài vào vởû GV đọc cho HS viết bài vào vở e) Soát lỗi - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi g) Chấm bài GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả Mục tiêu : Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ viết sai r /d / gi hoặc ên / ênh Cách tiến hành : Bài 2b - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV nhắc lại yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm. - GV mở bảng phụ, mời 3 HS lên bảng thi làm bài. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Lời giải đúng : - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại. - Tả mâm cỗ đón tếât trung thu của Tâm. - Đoạn văn có 4 câu ? - Những chữ đầu câu : Tết, Mẹ , Em và tên riêng Tâm, Trung thu. - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả : mâm cỗ nhỏ, quả bưởi, quả ổi, sắm. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết bài vào vở - HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV. - Các HS còn lại tự chấm bài cho mình. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - HS dưới lớp làm vào vở. - 3 nhóm lên thi tiếp sức. - Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở. Aâm đầu Vần b đ l m r s t Ên bền, bển, bến, bện đền, đến lên mền mến rên rền rĩ sên tên Ênh bênh,bệnh lệnh mệnh (lệnh) sểnh (ra) (nhẹ) tênh Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò - Cô vừa dạy bài gì ? - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau. - HS trả lời. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TẬP LÀM VĂN KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI I. MỤC TIÊU Rèn kỹ năng nói : Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời lẽ rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được về quang cảnh và hoạt đôïng ngày hội . Rèn kỹ năng viết : Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn mạch lạc khỏang 5 câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng lớp hoặc bảng phụ ghi câu hỏi gơi ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 . Ổn định tổ chức (1’) 2 . Kiểm tra bài cũ (4’) Gọi 2 HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo 1 trong 2 bức ảnh ở bài TLV miệng tuần 25. GV nhận xét. 3 . Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) Hai bạn vừa kể lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo tranh. Hôm nay, chúng ta không kể chuyện theo tranh nữa mà trong tiết TLV này các em sẽ kể về một ngày hội mà các em biết. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’) Mục tiêu : - Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý – lời lẽ rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được về quang cảnh và hoạt đôïng ngày hội . - Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn mạch lạc khoảng 5 câu. Cách tiến hành : Bài 1 - Một HS đọc yêu cầu của BT và các gợi ý. - GV : Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong phần lễ hội có cả phần hội. Những em nào không trực tiếp tham gia hội có thể kể về môt hội (lễ hội) em đã thấy trên ti vi hoăïc trên phim. Khi kể các em có thể kể lần lượt theo sự quan sát của mình cũng có thể dựa vào những gợi ý đã kể… - Cho HS kể. - Cho HS thi kể. - GV nhận xét. Bài 2 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2. - GV nhắc lại yêu cầu của bài tập : BT không yêu cầu các em phải viết lại toàn bộ những điều đã thấy mà chỉ yêu cầu các em viết những điều vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu. - Cho HS viết. - Cho HS đọc bài viết của mình. - GV nhận xét + chấm điểm một số bài làm tốt. Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3’) - Các em có thích hội (lễ hội) không ? Vì sao ? - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS chưa viết xong về nhà tiếp tục viết cho xong. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc trước lớp. - HS nghe hướng dẫn. - 1 HS kể theo mẫu gợi ý. - 3 đến 4 HS nối tiếp nhau thi kể. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc trước lớp. - HS nghe hướng dẫn. - HS viết bài. - 3, 4 HS đọc bài viết của mình. - Lớp nhận xét. - HS trả lời. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docT26 S.doc
Giáo án liên quan