I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật : bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ : đâm chồi nảy lộc, bập bùng, tựu trường.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
II Đồ dùng
GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK,
bảng phụ viết câu văn, đoạn văn cần HD đọc
HS : SGK
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 19 Lớp 2B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện sẽ gửi lại người gửi
- Vì bì thư không ghi đúng địa chỉ của người nhận
+ HS tập viết
+ Một số HS thi đọc lại bài văn
- Nhận xét bạn đọc
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết một phong bì thư
- Về nhà hỏi mẹ các tháng trong năm, các tháng bắt đầu và kết thúc của từng mùa để chuẩn bị học tiết LT&C
Luyện từ và câu
Từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào
I Mục tiêu
- Biết gọi tên các tháng trong năm và các tháng bắt đầu, kết thúc của từng mùa
- Xếp được các ý theo lời bà Đất trong chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ khi nào
II Đồ dùng
GV : Bảng phụ ghi nội dung BT2
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Nêu yêu cầu bài tập
- Trong năm bắt đầu từ mùa nào ?
- GV ghi tên mùa lên phía trên từng cột tên tháng
- GV che bảng
* Bài tập 2 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét bài làm của HS
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
+ Kể tên các tháng trong năm. Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào
- HS trao đổi trong nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập
- Đại diện các nhóm nói tên ba tháng liên tiếp nhau theo thứ tự trong năm
- Xuân, hạ,thu, đông
1, 2 HS nhín bảng nói tên các tháng và tháng bắt đầu, kết thúc từng mùa
- HS xung phong nói lại
+ Xếp các ý vào bảng cho đúng lời bà Đất trong bài chuyện bốn mùa
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT
+ HS đọc yêu cầu, đọc cả mẫu
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp
- HS viết vào vở một câu hỏi, một câu đáp
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại tên các tháng và mùa trong năm
Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2005
Tập đọc
Thư trung thu
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ
- Giọng đọc diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi : vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu
+ Rèn kĩ năng đọc biểu :
- Nắm được nghĩa các từ chú giải cuối bài
- Hiểu được nội dung lời thư và lời bài thơ. Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ với các em. Nhớ lời khuyên của Bác. Yêu Bác.
- HTL bài thơ trong thư của Bác
II Đồ dùng
GV : Tranh minh hoạ bài đọc
HS : SGK
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Lá thư nhầm địa chỉ
- Nhận được phong thư Mai ngạc nhiên về điều gì ?
- GV nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi tên bài
b. Luyện đọc
+ GV đọc diễn cảm bài văn
- HD HS giọng đọc : vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu
+ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Những từ ngữ cần chú ý : năm, lắm, trả lời, làm việc
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV chia bài làm 2 đoạn, HD đọc ngắt nhịp ở cuối mõi dòng thơ
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Thi đọc giữa các nhóm
c. HD tìm hiểu bài
- Mõi tết trung thu Bác Hồ nhớ tới ai ?
- Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi ?
- Câu thơ của Bác là một câu hỏi ( Ai yêu các nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh ? câu hỏi đó nói lên điều gì ?
- GV giới thiệu tranh Bác Hồ với thiếu nhi
- Bác khuyên các em làm điều gì ?
- Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu như thế nào ?
d. HTL lời thơ
- GV HD HS cả lớp học thuộc lòng
- GV xoá dần chữ ttrên từng dòng thơ
- 2 HS đọc bài
- Ngạc nhiên về tên ông Tạ Văn Tường
+ HS theo dõi SGK
+ HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ trong bài
- HS luyện đọc từ
+ HS đọc theo đoạn
- Đọc từ chú giải cuối bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Đại diện nhóm thi đọc
+ Bác nhớ tới các cháu nhi đồng
- Ai yêu các nhi đồng / Bằng Bác Hồ Chí Minh ? / Tính các cháu ngoan ngoãn, / Mặt các cháu xinh xinh /
- Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
+ HS theo dõi
- Cố gắng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình
- Hôn các cháu / Hồ Chí Minh
+ HS học
- HS thi học thuộc lòng phần lời thơ
IV Củng cố, dặn dò
- 1 HS đọc lại cả bài Thư trung thu
- HS cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ lời khuyên của Bác
Tập viết
Chữ hoa P
I Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chữ : biết viết chữ hoa P theo cỡ vừa và nhỏ
+ Biết viết ứng dụng cụm từ phong canht hấp dẫn theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định
II Đồ dùng
GV : Mẫu chữ P đặt trong khung chữ ( như SGK )
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li Phong ( dòng 1 ), Phong cảnh hấp dẫn ( dòng 2 )
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ. YC của tiết học
2. HD viết chữ hoa
* HD HS quan sát và nhận xét chữ P
- Chữ P cao mấy li ?
- Được viết bằng mấy nét ?
+ GV HD HS quy trình viết
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu lại quy trình
* HD HS viết trên bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn
3. HD viết cụm từ ứng dụng
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- Đọc cụm từ ứng dụng
- Nêu cách hiểu cụm từ : phong cảnh đẹp làm mọi người muốn đến thăm
* HD HS quan sát cụm từ ứng dụng, nêu nhận xét
- Nhận xét độ cao các chữ cái ?
- Khoảng cách giữa các tiếng ?
* HD HS viết chữ Phong vào bảng con
- GV nhận xét, uốn nắn
4. HD HS viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu viết
- GV theo dõi, giúp đỡ HS kém viết theo quy trình, hình dáng và nội dung
5. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
+ HS quan sát chữ hoa P
- Chữ P cao 5 li
- Được viết bằng 2 nét
+ HS quan sát
+ HS tập viết chữ P 2, 3 lượt
+ Phong cảnh hấp dẫn
+ p, h, d, g, cao 2,5 li. p, d cao 2 li. Các con chữ còn lại cao 1 li
- Các tiếng cách nhau 1 thân chữ
+ HS viết vào bảng con
+ HS luyện viết vào vở theo yêu cầu
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết đẹp
- Về nhà viết thêm các dòng trong vở tập viết
Tiếng việt ( tăng )
Luyện từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào ?
I Mục tiêu
- Ôn từ ngữ về các mùa. Tiếp tục ôn đặt câu và trả lời câu hỏ : Khi nào ?
- Rèn luyện kĩ năng nói câu trọn vẹn
- GD HS có ý thức học tập
II Đồ dùng
GV : Bảng phụ ghi câu mẫu : Khi nào ?
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu tên các mùa trong năm ?
- GV nhận xét
2. Bài mới
- Ôn đặt và trả lời câu hỏi : Khi nào
- GV treo bảng phụ
- Mùa xuân, hạ, thu, đông
- HS nhận xét
+ HS đọc yêu cầu
- Từng cặp HS thực hành hỏi đáp
- Khi nào bạn nghỉ hè ?
- Khi nào bạn về quê ? ...
- Nhận xét
+ HS viết vào VBT câu hỏi và câu đáp
IV Củng cố, dặn dò
- Thi đặt câu theo mẫu : Khi nào ?
- GV nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2006
Chính tả ( nghe - viết )
Thư trung thu
I Mục tiêu
- Nghe viết đúng, trình bày đúng 12 dòng thơ trong bài Thư trung thu theo cách trình bày thơ 5 chữ
- Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương : l / n, dấu hỏi / dấu ngã
II Đồ dùng
GV : Bảng phụ viết ND BT3
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Viết : lưỡi trai, lá lúa, năm, nằm
- Nhận xét
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b. HD nghe - viết
* HD HS chuẩn bị
- GV đọc 12 dòng thơ của bác
- Nội dung bài thơ nói điều gì ?
- Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào ?
- Những từ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?
+ Những tiếng dễ viết sai : ngoan ngoãn, tuổi, tuỳ, gìn giữ, ...
* GV đọc từng dòng thơ cho HS viết
* Chấm, chữa bài
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
c. HD làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập 2 phần a
+ GV nhận xét, chốt lại ý đúng
- chiếc lá, quả na, cuộn len, cái nón
* Bài tập 3 ( lựa chọn )
- Đọc yêu cầu bài tập phần a
+ GV nhận xét, chốt lại ý đúng
- lặng lẽ, nặng nề, lo lắng, đói no
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
+ HS theo dõi, nghe
- 2, 3 HS đọc lại
+ Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, Bác mong thiếu nhi cố gắng học hành, tuổi nhỏ làm .....
- Bác, các cháu
- Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa theo quy định chính tả
- HS viết bảng con
+ HS viết bài vào vở chính tả
- HS tự chữa lỗi
+ Viết tên các vật chữ l hay n
- HS quan sát tranh
- Làm bài vào VBT
- 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn dể điền vào chỗ trống
- cả lớp làm bài vào VBT
-1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét bài làm của bạn
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2, 3
Tập làm văn
Đáp lời chào. Lời tự giới thiệu
I Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nghe và nói : Nghe và biết đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp
- Rèn kĩ năng viết : Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu
II Đồ dùng
GV : Tranh minh hoạ 2 tình huống trong SGK
Bảng phụ viết nội dung BT3
HS : VBT
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi đầu bài
2. HD làm bài tập
* Bài tập 1 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV gợi ý cần nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ độ, vui vẻ
- GV và cả lớp nhận xét
* Bài tập 2 ( M )
- Đọc yêu cầu bài tập
* Bài tập 3 ( V )
- Đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn lời đáp đúng và hay
+ Các bạn HS trong hai bức tranh đáp lại thế nào
- Cả lớp quan sát từng tranh, đọc lời của chị phụ trách ttrong 2 tranh
- Từng nhóm HS thực hành đối đáp trước lớp theo 2 tranh
+ 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm
- 3, 4 cặp HS thực hành tự giới thiệu
- Cả lớp bình chọn bạn sử lí đúng và hay
+ Viết lời đáp của Nam vào vở
- 1 HS cùng thực hành đối đáp
- HS điền lời đáp của Nam vào VBT
- Nhiều HS đọc bài viết
IV Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Nhắc nhở HS thực hành đáp lại lời chào hỏi, lời tự giới thiệu khi gặp khách, gặp người quen để thể hiện mình là một học trò và lịch sự
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt sao nhi đồng
( Nội dung của đội )
File đính kèm:
- T19.DOC