1. Đọc thành tiếng
· Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : công trường, vịt rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền,.
· Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
· Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2. Đọc hiểu
· Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : công trường, bồi thường,.
· Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 17 - Đỗ Thị Hương Sim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua viết câu : “ Nước chảy đá mòn”
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là : Đ, N, Q
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
3 nét: Nét cong trái dưới, nét xiên thẳng và nét cong phải trên
Độ cao chữ N hoa gồm 2 li rưỡi
Cá nhân
Học sinh lắng nghe
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ Đ, N, Q, g, y cao 2 li rưỡi, chữ ô, u, ê, n cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
Học sinh trả lời
Chữ Đ, N, g, h, q, b cao 2 li rưỡi
Chữ t cao 1 li rưỡi
Chữ ư, ơ, n, v, ô, x, ê, u, a, c, i cao 1 li
Chữ đ cao 2 li
Câu tục ngữ có chữ Đường, Nghệ, Non được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh tập thể dục
Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : Ôn tập học kì 1
Rút kinh nghiệm :
Ngày 29 tháng 12 năm 2006
Tập làm văn
VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : Viết về thành thị, nông thôn.
Kĩ năng : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, học sinh viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn ( hoặc thành thị ) : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu ? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ? ); dùng từ, đặt câu đúng.
Thái độ : học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng lớp viết trình tự mẫu của một lá thư ( trang 83, SGK ) : Dòng đầu thư…; Lời xưng hô với người nhận thư …; Nội dung thư …; Cuối thư : Lời chào, chữ kí họ và tên.
HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ ) Nghe kể : Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn.
Giáo viên gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên và 1 học sinh lên nói về thành thị, nông thôn.
Nhận xét
Bài mới :
Giới thiệu bài: Viết về thành thị, nông thôn
Hướng dẫn viết thư : Viết về thành thị, nông thôn ( 33’ )
Mục tiêu : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, học sinh viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý (Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng
Phương pháp : thực hành
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu
+ Bài tập yêu cầu em điều gì ?
Giáo viên hướng dẫn : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, các em hãy viết một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý ( Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng. Mục đích chính là để kể cho bạn nghe được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức của một bức thư và cần thăm hỏi tình hình của bạn, tuy nhiên nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày của một bức thư
Yêu cầu cả lớp viết thư
Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc bức thư của mình trước lớp
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất.
Hát
Học sinh kể và trình bày
( 1’ )
Cá nhân
Bài tập yêu cầu em viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.
Học sinh nhắc lại
Học sinh thực hành viết thư
Cá nhân
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Ôn tập học kì 1.
Rút kinh nghiệm :
Ngày 28 tháng 12 năm 2006
Chính tả
ÂM THANH THÀNH PHỐ
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày đúng, đẹp đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô.
Kĩ năng : Nghe – viết chính xác nội dung, trình bày đúng, sạch, đẹp đoạn cuối của bài Âm thanh thành phố.
Viết hoa đúng các tên riêng Việt Nam và nước ngoài, các chữ phiên âm ( Hải, Cẩm Phả, Hà Nội, Ánh trăng, Béc – tô – ven, pi – a – nô ) .
Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ui / uôi, d / gi / r hoặc vần ăc /ăt.
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt
II/ Chuẩn bị :
GV : bảng phụ viết bài Âm thanh thành phố
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ : gặt hái, bậc thang, bắc nồi, chặt gà.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em :
Nghe – viết chính xác nội dung, trình bày đúng, sạch, đẹp đoạn cuối của bài Âm thanh thành phố.
Làm đúng bài tập phân biệt một số chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ui / uôi, d / gi / r hoặc vần ăc /ăt
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nhớ - viết
Mục tiêu : giúp học sinh Nghe – viết chính xác nội dung, trình bày đúng, sạch, đẹp đoạn cuối của bài Âm thanh thành phố
Phương pháp : vấn đáp, thực hành
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét đoạn văn sẽ chép.
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn này có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : Béc – tô – ven, pi – a – nô, …
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ )
Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ui / uôi, d / gi / r hoặc vần ăc /ăt
Phương pháp : thực hành
Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
5 từ có vần ui
5 từ có vần uôi
Củi, cặm cụi, bụi, bùi, dụi mắt, húi tóc, mủi lòng, xui khiến, tủi thân, núi …
Chuối, buổi, cuối cùng, dòng suối, đuối sức, nuôi nấng,hạt muối, cao tuổi ..
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc, … gần như nhau :
Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt :
Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác :
Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Ngược với phương nam :
Bấm đứt ngọn rau, hoa lá, … bằng hai đầu ngón tay :
Trái nghĩa với rỗng:
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
( 24’ )
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc.
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn này có 3 câu
Học sinh đọc
Các chữ đầu đoạn, đầu câu, các địa danh, tên người Việt Nam, tên người nước ngoài, tên tác phẩm.
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài
Học sinh giơ tay.
Ghi vào chỗ trống trong bảng :
Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :
Giống
Rạ
Dạy
Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc, có nghĩa như sau :
Bắc
Ngắt
Đặc
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Rút kinh nghiệm :
Tổ trưởng
Ban giám hiệu
File đính kèm:
- TV17s.doc