1. Đọc thành tiếng
· Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa,.
· Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
· Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2. Đọc hiểu
· Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,.
· Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 16 - Nguyễn Thị Bích Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữ nhỏ tên riêng Mạc Thị Bưởi và câu ứng dụng :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ viết hoa M, T.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )
- Thu, chấm một số vở của HS.
- Gọi HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Yêu cầu HS viết : Lê Lợi, Lời nói.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
* Hoạt động1 : Hướng dẫn viết chữ hoa ( 7’)
Mục tiêu :
Củng cố cách viết chữ viết hoa M.
Viết đúng, đẹp các chữ hoa M, T, B.
Cách tiến hành :
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa L
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng chữ viết hoa M, T và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chư,õ vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát.
b) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa M, T vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
* Hoạt động 2: HD viết từ ứng dụng ( 6’)
Mục tiêu :
Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Mạc Thị Bưởi
Cách tiến hành :
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi HS đọc từ ứng dụng.
- Giải thích : Mạc Thị Bưởi quê ở Hải Dương, là một nữ du kích hoạt động bí mật trong lòng địch rất gan dạ. Khi bị địch bắt và tra tấn dã man, chị vẫn không khai. Bọn giặc tàn ác đã sát hại chị.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong các từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết Mạc Thị Bưởi. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
* Hoạt động 3 : HD viết câu ứng dụng ( 6’)
Mục tiêu : Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ câu ứng dụng :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Cách tiến hành :
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh vô địch.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết : Mạc Thị Bưởi. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
* Hoạt động 4: HD viết vở tập viết ( 12’)
Mục tiêu : Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
Cách tiến hành :
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập một, sau đó yêu cầu HS viết bài.
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Thu và chấm 10 bài.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn doØ ( 2 phút )
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- Có chữ hoa M, T, B.
- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc Mạc Thị Bưởi.
- Chữ M, T, B cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 3 HS đọc :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Chữ M, B, l, y, h cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết :
+ 1 dòng chữ M, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ T, B, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng chữ Mạc Thị Bưởi, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu tục ngữ.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Ngày 21 tháng 12 năm 2006
Chính tả
VỀ QUÊ NGOẠI
I. MỤC TIÊU
Nhớ - viết chính xác đoạn Em về quê ngoại nghỉ hè ...Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm trong bài Về quê ngoại.
Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt ch/tr, hoặc thanh hỏi/thanh ngã.
Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng chép 3 lần bài tập 2a hoặc 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )
- Gọi HS lên bảng đọc và yêu cầu HS viết các từ cần chú ý phân biệt trong tiết chính tả trước.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
* Hoạt động 1 : HD viết chính tả ( 18 phút )
Mục tiêu :
Nhớ - viết chính xác đoạn Em về quê ngoại nghỉ hè ...Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm trong bài Về quê ngoại.
Trình bày đúng, đẹp thể thơ lục bát.
Cách tiến hành :
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Hỏi : Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ ?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Yêu cầu HS mở SGK trang 133.
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ?
- Trình bày thể thơ này như thế nào ?
- Trong đoạn thơ, những chữ nào phải viết hoa ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ tìm được.
d) Nhớ - viết chính tả
- GV quan sát, theo dõi HS viết bài.
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
* Hoạt động 2 : HD làm BT chính tả ( 10 phút )
Mục tiêu :
Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt ch/tr, hoặc thanh hỏi/thanh ngã.
Cách tiến hành :
Bài 3
GV có thể chọn phần a) hoặc phần b) tuỳ theo lỗi mà HS địa phương thường hay mắc.
a) - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b) Làm tương tự phần a).
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn doØ ( 2 phút )
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu thơ, ca dao ở bài tập 2, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
- Theo dõi 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Ở quê có : đầm sen nở ngát hương, gặp trăng, gặp gió bất ngờ, con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre rợp mát, vầng trăng như lá thuyền trôi.
- HS mở sách và 1 HS đọc lại đoạn thơ.
- Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát.
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề.
- Những chữ đầu dòng thơ.
- HS nêu: hương trời, ríu rít, con đường, vầng trăng,...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào vở nháp.
- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
Ngày 22 tháng 12 năm 2006
Tập làm văn
NGHE - KỂ : KÉO CÂY LÚA LÊN
NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. MỤC TIÊU
Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên. Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
Kể được những điều em biết về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Nội dung các gợi ý của câu chuyện và của bài tập 2 viết sẵn trên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút )
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu kể lại câu chuyện Giấu cày, 1 HS đọc đoạn văn kể về tổ của em.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
* Hoạt động 1 : HD kể chuyện ( 14 phút )
Mục tiêu :
Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên. Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
Cách tiến hành :
- GV kể chuyện 2 lần, sau đó nêu các câu hỏi gợi ý cho HS trả lời để nhớ nội dung truyện.
- Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì ?
- Về nhà, anh chàng nói gì với vợ ?
- Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?
- Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào ?
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- Gọi 2 đến 3 HS kể lại câu chuyện.
- Theo dõi và nhận xét, cho điểm HS.
* Hoạt động 2 : Kể về thành thị hoặc nông thôn ( 5 phút )
Mục tiêu :
Kể được những điều em biết về nông thôn và thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ đúng.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
- Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét, cho điểm HS.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò ( 4 phút )
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên, viết lại những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị thành một đoạn văn ngắn.
- Nghe GV kể chuyện.
- Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cao hơn cây lúa nhà người.
- Anh ta nói : "Lúa của nhà anh ta xấu quá. Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa của ruộng bên rồi."
- Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm cho rễ cây bị đứt và cây chết héo.
- Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế giúp cây lúa mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể chuyện theo cặp.
- 2 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Rút kinh nghiệm tiết dạy
TỔ TRƯỞNG KT PHÓ HIỆU TRƯỞNG KT
File đính kèm:
- TV16s (2).DOC