Giáo án Tiếng Việt Tuần 10 Trường Tiểu Học Vĩnh Nguyên 1

1. Đọc thành tiếng

· Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Rủ nhau, hỏi đường, vui vẻ, ngạc nhiên, gương mặt, cặp mắt, xin lỗi, quả thật, nghẹn ngào, mím chặt,.

· Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

· Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại.

2. Đọc hiểu

· Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : đôn hậu, thành thực, bùi ngùi,.

· Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 10 Trường Tiểu Học Vĩnh Nguyên 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. - Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa cho từng HS. b) HD viết từ ứng dụng - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng. - Em biết gì về Ông Gióng ? - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Ông Gióng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. c) HD viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng. - Giải thích : Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Trấn Vũ là một đền thờ và Thọ Xương là những địa điểm thuộc Hà Tây trước đây. - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ? - Yêu cầu HS viết : Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết (17’) Mục tiêu : - Viết đúng, đẹp chữ hoa G, tên riêng và câu ứng dụng. - Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ , cụm từ. Cách tiến hành : - Cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập 1. - Yêu cầu HS viết bài, sau đó theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (1’) - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị bài sau. - Có các ô chữ hoa Ô, G, T, V, X. - 5 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi. - 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. - 1 HS đọc : Ông Gióng. - Ông Gióng là nhân vật trong truyện cổ Thánh Gióng đã đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. - Chữ Ô, G, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng 1 con chữ 0. - 3 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. - 3 HS đọc . - Các chữ G, đo đạc, l, g, t, T, V, h, X cao2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết : + 1 dòng chữ G, cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Ô, T, cỡ nhỏ. + 2 dòng Ông Gióng, cỡ nhỏ. + 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 9 tháng 11 năm 2006 TUẦN 10 Chính tả QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU Nghe và viết chính xác 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Quê hương. Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt et/oet ; tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu l/n hoặc thanh hỏi/thanh ngã. Trình bày đúng, đẹp hình thức thơ có 6 tiếng một dòng. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ chép sẵn nội dung các bài tập chính tả. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ Õ( 4 phút ) - Gọi HS lên bảng và yêu cầu viết các từ cần viết đúng ở bài chính tả trước. - Nhận xét, cho điểm HS. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (5’) HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp : ngắc ngứ, ngoặc kép, mở cửa, đổ vỡ. GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (22’) Mục tiêu : Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài thơ. Cách tiến hành : Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (7’) Mục tiêu : Làm đúng bài tập phân biệt l/n hoặc ut/ uc. Cách tiến hành : Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ viết lại 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Quê hương và làm các bài tập chính tả phân biệt et/oet ; giải các câu đố. * Hoạt động 1 : HD viết chính tả Mục tiêu Nghe và viết chính xác 3 khổ thơ đầu trong bài thơ Quê hương. Trình bày đúng, đẹp hình thức thơ có 6 tiếng một dòng. Cách tiến hành a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ - GV đọc 3 khổ thơ lần 1. - Hỏi : Quê hương gắn liền với những hình ảnh nào ? - Em có cảm nhận gì về quê hương với các hình ảnh đó ? b) Hướng dẫn cách trình bày - Các khổ thơ được viết như thế nào ? - Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào cho đúng và đẹp ? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - Chỉnh sửa lỗi cho HS. d) Nghe - viết e) Soát lỗi g) Chấm bài * Hoạt động 2 : HD làm BT chính tả Mục tiêu Làm đúng các bài tập chính tả : phân biệt et/oet ; tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu l/n hoặc thanh hỏi/thanh ngã. Cách tiến hành Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Bài 3 - GV có thể lựa chọn phần a) hoặc phần b) tuỳ theo lỗi mà HS địa phương thường mắc. a. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi. - GV dán tranh lên bảng lớp. b. Tiến hành tương tự như phần a. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò( 4 phút ) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà đọc lại câu đố. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. - Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại. - Quê hương gắn liền với hình ảnh : chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre, nón lá, đêm trăng, hoa cau. - Quê hương rất thân thuộc, gắn bó với mỗi người. - Các khổ thơ viết cách nhau một dòng. - Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô. - HS nêu : mỗi ngày, diều biếc, êm đềm, trăng tỏ,... - 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp. - HS nghe GV đọc và viết bài. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và làm bài vào vở : em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS thực hiện hỏi, đáp. - Thực hiện trên lớp. 1 HS đọc câu đố. 1 HS giải câu đố và chỉ vào tranh minh hoạ. - Lời giải : nặng - nắng ; lá - là. - Lời giải : cổ - cỗ ; co - cò - cỏ. Rút kinh nghiệm tiết dạy Ngày 10 tháng 11 năm 2006 TUẦN 10 Tập làm văn TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ I. MỤC TIÊU Dựa theo bài Thư gửi bà và gợi ý về nội dung, hình thức bức thư, viết được một bức thư ngắn cho người thân. Biết ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung trên bì thư. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung và hình thức một bức thư. Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy HS, 1 phong bì thư. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút ) - Trả lời và nhận xét về một bài văn Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý. 2. DẠY - HỌC BÀI MỚI Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài ( 1 phút ) - Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. * Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết thư Mục tiêu Dựa theo bài Thư gửi bà và gợi ý về nội dung, hình thức bức thư, viết được một bức thư ngắn cho người thân. Cách tiến hành - Yêu cầu HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong SGK. - Em sẽ gửi thư cho ai ? - Dòng đầu thư em viết thế nào ? - Em viết lời xưng hô với người nhận như thế nào cho tình cảm, lịch sự. - Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư, em sẽ viết những gì ? - Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân ? - Em muốn chúc người thân của mình những gì ? - Em có hứa với người thân điều gì không ? - Yêu cầu cả lớp viết thư, sau đó gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp. Nhận xét và cho điểm HS. * Hoạt động 2 : Viết phong bì thư Mục tiêu Biết ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung trên bì thư. Cách tiến hành - Yêu cầu HS đọc phong bì thư được minh hoạ trong SGK. - Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì ? - Góc bên phải, phía dưới của phong bì thư ghi những gì ? - Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận. - Chúng ta dán tem ở đâu ? - Yêu cầu HS viết bì thư, sau đó kiểm tra bì thư của một số em. * Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò( 4 phút ) - Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính trong một bức thư. - Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - 2 HS đọc trước lớp. - HS trả lời tuỳ theo sự lựa chọn của từng HS, VD : Em gửi thư cho ông, cho bố mẹ, cho anh,... - 2 đến 3 HS trả lời, VD : Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2004. - 3 đến 5 HS trả lời, VD : Ông kính mến !/ Ông kính yêu !/ ... - 2 HS trả lời, VD : Dạo này ông có được khoẻ không ạ ? Ông có đi tập dưỡng sinh vào các buổi sáng không ? Cây cam mà hai ông cháu mình trồng từ năm ngoái bây giờ chắc là lớn lắm rồi ông nhỉ ? .... - 2 HS trả lời, VD : Cả nhà cháu vẫn khoẻ. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều. Năm nay cháu đã lên lớp 3, em Ngọc cũng bắt đầu vào mẫu giáo rồi ông ạ. Bố giao cho cháu phải dạy em Ngọc tập ô chữ nhưng em nghịch và hay kêu mỏi tay lắm. Giá mà ông có ở đây, ông sẽ dạy em giống như ngày xưa ông dạy cháu, ông nhỉ,... - 2 HS trả lời, VD : Cháu kính chúc ông khoẻ mạnh, sống lâu. - 2 HS trả lời, VD : Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông luôn vui lòng. - Viết thư. - 2 HS đọc. - Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi. - Ghi họ tên, địa chỉ của người nhận thư. - Phải ghi đầy đủ họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố (tỉnh) hoặc xóm (đội), thôn (làng, ấp), xã, huyện, tỉnh. - Dán tem ở góc bên phải, phía trên. - Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô. Rút kinh nghiệm tiết dạy TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 10.doc
Giáo án liên quan