TẬP ĐỌC
Tiết 7 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Kĩ năng sống
27 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng việt lớp 4D tuần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ở bài 1
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Viết thư
Gọi hs lên bảng trả lời:
+ Một bức thư thường gồm những phần nào? Hãy nêu nội dung của mỗi phần.
+ Gọi hs đọc lại bức thư mà mình đã viết.
B/ Dạy -học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Các em đã biết cách xây dựng nhân vật trong văn kể chuyện. Ngoài yếu tố trên, trong văn kể chuyện còn có một yếu tố khác rất quan trọng đó là cốt truyện. Bài học hôm nay giúp các em hiểu thế nào là cốt truyện.
2/ Bài mới:
a. Phần nhận xét:
- Y/c hs đọc phần nhận xét 1
- Theo em thế nào là sự việc chính?
- Các em hoạt động nhóm 4, cùng đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (2 phần) để tìm những sự việc chính.
- Quan sát giúp đỡ từng nhóm. Nhắc nhở các em chỉ ghi sự việc chính bằng 1 câu.
- Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả thảo luận.
- Kết luận phiếu đúng
- Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Vậy cốt truyện là gì?
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ 1
- Gọi hs đọc phần nhận xét 3
- Sự việc 1 cho biết điều gì?
- Sự việc 2,3,4 kể lại những chuyện gì?
- Sự việc 5 nói lên điều gì?
Kết luận:
Sự việc 1 khơi nguồn cho các sự việc khác gọi là phần mở đầu của truyện
Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện là phần diễn biến của truyện
Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính là phần kết thúc của truyện.
- Vậy cốt truyện gồm những phần nào?
b. Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc BT 1
- Giải thích: Truyện cây khế gồm 6 sự việc chính. Thứ tự các sự việc sắp xếp không đúng. Các em cần sắp xếp lại sao cho sự việc diễn ra trước trình bày trước, sự việc diễn ra sau trình bày sau cho thành cốt truyện. Khi sắp xếp, các em chỉ cần ghi STT đúng của sự việc.
- Phát các băng giấy. Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành
- Gọi hs lên đính băng giấy lên bảng
- Y/c các nhóm khác nhận xét
- Kết luận: Thứ tự đúng của truyện là: b - d- a - c - e - g.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs kể trong nhóm đôi
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp.
+ Cách 1: kể lại đúng các sự việc đã sắp xếp
+ Cách 2: Kể bằng cách thêm bớt một số câu văn, hình ảnh, lời nói để câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động.
- Tuyên dương hs kể hay
3/ Củng cố, dặn dò:
- Cốt truyện thường có mấy phần?
- Về nhà kể chuyện Cây khế cho người thân nghe
- Bài sau: Luyện tập xây dựng cốt truyện
Nhận xét tiết học.
- lần lượt 2 hs lên bảng trả lời
+ Một bức thư thường gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần chính, phần cuối thư
Phần mở đầu: ghi địa điểm và thời gian viết thư và lời thưa gởi
Phần chính: nêu mục đích, lí do viết thư, thăm hỏi tình hình của người nhận thư, thông báo tình hình của người viết thư, nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư
Phần cuối thư: Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn, chữ kí và tên, họ tên
- 1 hs đọc bức thư.
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến của câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa.
- HS hoạt động nhóm 4
- Đại diện nhóm lên dán và đọc kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- 2 hs đọc lại phiếu đúng
+ Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá
+ Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt
+ Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện
+ Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò
+ Sự việc 5: Bọn nhện sỡ hãi phải nghe theo. Nhà Trò được tự do.
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện
- 2 hs đọc phần ghi nhớ 1
- 1 Hs đọc phần nhận xét 3
- Nêu nguyên nhân Dế Mèn bênh vực Nhà Trò, Dế Mèn gặp Nhà Trò đang khóc.
- Kể Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò như thế nào và Dế Mèn đã trừng trị bọn nhện.
- Nói lên kết quả bọn Nhện phải nghe theo Dế Mèn, Dế Mèn được tự do.
- lắng nghe
- Cốt truyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 3 hs nối tiếp nhau đọc
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm lên dính bảng
- Các nhóm khác nhận xét.
- 1 hs đọc y/c
- HS kể trong nhóm đôi
- 2 thi kể theo cách 1, 2 hs kể theo cách 2
- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
Ngµy so¹n: 14 th¸ng 9 n¨m 2011
Ngµy gi¶ng: Thø s¸u ngµy 16 th¸ng 9 n¨m 2011
TẬP LÀM VĂN
Tiết 8 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I/ Mục tiêu:
Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể lại vấn tắc câu chuyện đó.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý
- Giấy khổ to
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Cốt truyện
- Gọi hs lên bảng trả lời
+ Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường có những phần nào?
+ Gọi hs kể lại chuyện cây khế.
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng cốt truyện. Lớp mình sẽ thi xem ai có trí tưởng tượng phong phú và kể câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
2/ HD làm bài tập:
a. Tìm hiểu đề:
- Gọi hs đọc đề bài
- Cùng hs phân tích đề, gạch chân: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên
- Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý điều gì?
- Vì là xây dựng cốt truyện cho nên các em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết.
b. Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện
- Y/c hs chọn chủ đề.
- Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau theo 2 chủ đề: sự hiếu thảo, tính trung thực.
- Gọi hs đọc phần gợi ý 1
- GV hỏi và ghi nhanh câu hỏi vào 1 bên bảng.
+ Người mẹ ốm như thế nào?
+ Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp những khó khăn gì?
+ Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào?
- Gọi hs đọc gợi ý 2
+ câu hỏi 1,2 giống như gợi ý 1
3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
4. Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con.
5. Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào?
c. Kể chuyện:
- Y/c hs kể trong nhóm đôi
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Tuyên dương bạn kể hấp dẫn, sinh động nhất.
- Y/c hs viết vắn tắt cốt truyện của mình vào vở.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu cách xây dựng cốt truyện?
- Về nhà kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân nghe. Đọc trước các đề bài gợi ý ở tiết TLV tuần 5. Chuẩn bị giấy, viết, phong bì, tem thư, nghĩ 1 đối tượng em sẽ viết thư để làm tốt bài kiểm tra viết thư.
Nhận xét tiết học.
- 1 hs lên bảng trả lời
+ Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Cốt truyện có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 1 hs kể lại chuyện cây khế.
- Lắng nghe
- 2 hs đọc đề bài
- Cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
- Em chọn chủ đề sự hiếu thảo(hay tính trung thực.)
- 2 hs nối tiếp nhau đọc.
+ Người mẹ ốm rất nặng/ốm liệt giường/ốm khó mà qua khỏi
+ Người con chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm/ người con đỗ mẹ ăn từng thìa cháo/...
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con phải vào tận rừng sâu để tìm một loại thuốc quí/phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao/phải cho thần Đêm tối đôi mắt của mình/...
+ Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu/Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu, cho thuốc quí rồi phẩy tay trong nháy mắt cậu đã về đến nhà/ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm tối trả lại đôi mắt cho cậu.
- Nhà rất nghèo không có tiền mua thuốc/ Nhà chẳng còn thứ gì đáng giá cả. Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cho cậu.
- Bà tiên biến thành cụ già đi đường đánh rơi một túi tiền/ Bà tiên biến thành người đưa cậu đi tìm loại thuốc quí trong một cái hang đầy tiền, vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có cuộc sống sung sướng/...
- Cậu bé thấy phía trước một bà cụ khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm như mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quí/...
- Bà mĩm cười nói với cậu bé: Con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con mới giả bộ đánh rơi túi tiền. Nó là phần thưởng ta tặng con để con mua thuốc chữa bệnh cho mẹ con.
- Hs kể trong nhóm đôi, bạn này kể bạn kia nhận xét và ngược lại.
- 2 hs thi kể theo tình huống 1, 2 hs kể theo tình huống 2
- Tìm ra bạn có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn
- Hs viết vào vở cốt truyện của mình
- Để xây dựng cốt truyện ta cần hình dung được: các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện. diễn biến của câu chuyện - diễn biến này cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa
File đính kèm:
- TV tuan 4.doc