Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 14

1. Đọc thành tiếng:

· Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

Đất Nung, lầu son, chăn trâu, lùi lại, nung thì nung, kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa , đoảng, sưởi, vui vẻ,

· Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

· Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt lời của các nhân vật.

2. Đọc hiểu:

· Hiểu nội dung bài: Chú bé Đất cam đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

· Hiểu nghĩa các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm .

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát biểu bổ sung để có câu trả lời chính xác. -Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau. Trong khi nói, viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt để cho lời nói, câu văn thêm hay và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn. Bài 2: -Chia nhóm 4 HS, yêâu cầu nhóm trưởng lên bốc thăm câu hỏi. -Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. -Gọi HS đại diện trong nhóm phát biểu. -Nhận xét, kết luận câu hỏi đúng. Ví dụ về câu hỏi: a). Bạn có thể chờ đến giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không? b). Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế? c). Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ? d). Chơi diều cũng thích chớ? Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS tự làm bài. -Gọi HS phát biểu ý kiến. -Nhận xét tuyên dương những HS có tình huống hay. Ví dụ: a). Thái độ khen chê: -Em gái em học mẫu giáo chiều qua mang về phiếu bé ngoan. Em khen bé: “Sao em ngoan thế nhỉ?” -Con mèo nhà em hay ăn vụng. Em mắng nó: “Sao mày hư thế?” -Tối qua,bé rất nghịch, bôi mực bẩn lên sách của em, em tức quá, kêu lên: “sao em hư thế nhỉ? Anh không chơi với em nữa.” b). Khẳng định, phủ định: -Một bạn chỉ thích học tiếng Pháp. Em nói với bạn: “Tiếng Anh cũng hay chứ?” -Bạn thấy em nói vậy thì bĩu môi: “Tiếng Anh thì hay gì?” c). Thể hiện yêu cầu mong muốn: -Em muốn sang nhà Nga chơi. Em thưa với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn sang nhà Nga chơi có được không?” -Em trai em nhảy nhót trên giừng huỳnh huỵch lúc em đang chăm chú học bài. Em bảo: “Em ra ngoài cho chị học bài được không?” 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 2,3 vào vở và chuẩn bị bài sau. -3 HS lên bảng đặt câu. -2 HS đứng tại chỗ trả lời. -HS nhận xét. -Đọc câu văn. -Đây chính là câu hỏi vì nói có từ nghi vấn và có dấu chấm hỏi. +Đây không phải là câu hỏi vì nó không hỏi những điều mà mình chưa biết. -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu hỏi. -Sao chú mày nhác thế? Nung ấy à? Chứ sao? -2 HS ngồi cùng bàn đọc lại các câu hỏi, trao đổi với nhau để trả lời. -Nói theo ý hiểu của mình. Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. cùng dùng để nói ý chê Cu Đất. +Ông Hòn Rấm hỏi như vậu là chê Cu Đất nhát. +Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: để có thể nung trong lửa. -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi. -Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” Không dùng để hỏi mà yêu cầu các em nói nhỏ hơn. +Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn có tác dụng dùng để tỏ thái độ khen, chê, phủ định, khẳng định hay yêu cầu, đề nghị một vấn đề gì đó. -2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -Đọc câu mình đặt. * Em bé ngoan quá nhỉ? * Câu cho tớ mượn bút chì được không? * Có làm bài đi không? -4 HS tiếp nối nhau đọc từng câu. -HS trao đổi, trả lời câu hỏi. +Câu a câu hỏi của người mẹ được dùng để yêu cầu con nín khóc. +Câu b Câu hỏi được người bạn dùng với ý chê trách. +Câu c Câu hỏi của người chỉ được dùng để thể hiện ý chê trách em vẽ ngựa không giống. +Câu d. Câu hỏi của bà cụ thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ. -Lắng nghe. -Chia nhóm và nhận tình huống. -1 HS đọc tình huống, các HS khác suy nghĩ, tìm ra câu hỏi phù hợp. -Đọc câu hỏi mà nhóm mình thống nhất ý kiến. -1 HS đọc thành tiếng. -Suy nghĩ tình huống. -Đọc tình huống của mình. Tập làm văn CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I/. MỤC TIÊU: Hiểu được cấu tạo bài văn miêu tả gồm : các kiểu mở bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài, kết bài. Viết được đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật giàu hình ảnh chân thực và sáng tạo. II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ cái cối xay trang 144/ SGK. III/. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi 2 HS lên bảng viết câu văn tả sự vật mà mình quan sát được. -Gọi HS trả lời câi hỏi: Thế nào là văn miêu tả. -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. -Gọi HS nhận xét câu văn miêu tả của bạn. -Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em viết bài văn miêu tả và viết những đoạn mở đoạn, kết đoạn thật hay và ấn tượng. b) Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: -Yêu cầu HS đọc bài văn. -Yêu cầu HS đọc phần chú giải. -Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu. Ngày xưa, cách đây ba, bốn chục năm, ở nông thôn chưa có điện, chưa có máy xây xác như hiện nay , nên người ta dùng cốt xây tre để xây lúa. Hiện nay, một số gia đình nông thôn ở miền Bắc và miền Trung vẫn còn chiếc cối tre giống như thế này. -Hỏi: +Bài văn tả cái gì? +Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì? -Phần ở bài dùng giới thiệu đồ vật đựơc tả. Phần kết bài thường nói đến tình cảm, sự gắn bó thân thiết giữa người với đồ vật đó hay ích lợi của đồ vật ấy. +Các phần mở bài, kết bài đó giống với những kết , mở bài nào đã học? +Mở bài trực tiếp là như thế nào? +Thế nào là kết bài mở rộng? +Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào? -Giảng: Trong khi miêu tả cái cối, tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh, nhân hoá thật sinh động: chật như nêm cối, cái chốt bằng tre mà rắn như đanh, cái tai tĩnh táo để nghe ngóng, cái cối xay, cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, giường nứa…tất cả chúng nó đều cất tiếng nói… Tác giả đã quan sát cái cối xay gạo bằng tre rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế ấy với cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá trong bài làm cho bài văn miêu tả cái cối xay gạo chân thực mà sinh động. Bài 2: +Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì? -Muốn tả đồ vật tinh tế, tỉ mỉ ta phải tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả hết mọi chi tiết, mọi bộ phận vì như vậy sẽ lan man dài dòng. c) Ghi nhớ: -Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. d) Luyện tập : -Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu. -Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi. +Câu văn nào tả bao quát cái trống? +Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả? +Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống. -Những hình dáng: Tròn như cái chum, mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn , nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu, ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng, hai đầu bịt kín bằng da trâu buột kĩ, căng rất phẳng. -Âm thanh: tiếng trống ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!”-Giục trẻ rão bước tới trường/ trống “ cầm càng” theo nhịp “ Cắc, tùng! Cắc, tùng!” để HS tập thể dục./ trống “xả hơi” một hồi dài là lúc HS được nghỉ. -Yêu cầu HS viết thêm mở bài, kết bài cho toàn thân bài trên. -Nhắc HS :các em có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hay trực tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết cần chú ý để các đoạn văn có ý liên kết với nhau. -Gọi HS trình bày bài làm. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, liên kết câu cho từng HS và cho điểm những em viết tốt. 3. củng cố, dặn dò: -Hỏi: Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì? -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết đoạn văn mở bài, kết bài và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng viết. -2 HS đứng tại cỗ trả lời câu hỏi. -Nhận xét câu văn bạn viết. -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. -1 HS đọc thành tiếng. -Quan sát và lắng nghe. +Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. +Phần mở bài: “Cái cối xay xinh xinh xuất hiện như giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”. Mở bài giới thiệu cái cối. +Phần kết bài: “cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi… từng bước chân anh đi…”.Kết bài nói tình cảm của anh bạn nhỏ với cái đồ dùng trong nhà. -Lắng nghe. +Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. +Mở bài trực tiếp và giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân? +Kết bài mở rộng và bình luận thêm về đồ vật. +Phần thân bài: tả hình dáng cái cối theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ, cái vành, hai cái tay, hàng răng cối, cần cối, đấu cần, cái chốt, dây thừng buột cần và tả công dụng của cái cối: dùng để xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm. +Khi tả đồ vật ta cần tả từ bên ngoài vào bên trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình với đồ vật ấy. -Lắng nghe. -2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -1 HS đọc đọan văn, 1 HS đọc câu hỏi của bài. -Dùng bút chì gạch chân câu văn tả bao quát cái trống, những bộ phận của cái trống được miêu tả, những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống. +Câu: Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. +Bộ phận mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống. -Tự làm vào vở. -HS cả lớp.

File đính kèm:

  • docT14.doc