I.Mục tiêu: A.Tập đọc:
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật( người chỉ huy với các chiến sĩ nhỏ tuổi)
Hiểu nội dung câu chuyện :Ca ngợi tinh thần yêu nước không quản ngại khó khăn gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý.
II.Đồ dùng dạy –học: Tranh minh họa bài đọc (SGK); Bảng phụ.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3A2 Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trở về, bảo tồn,ngọn lửa, rực rỡ,...
- 3 học sinh lên bảng
-HS viết bài
-HS tự chấm bài
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2b
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào vở chính tả
HS khá giỏi làm thêm bài 2a
ÔN CHỮ HOA N
I/ Mụctiêu:
Viết đúng chữ hoa N(1 dòng Ng), V, T (1 dòng).
Viết đúng tên riêng Nguyễn văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều... thương nhau cùng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ viết hoa N, từ Nguyễn Văn Trỗi và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ :
GV kiểm tra HS viết bài ở nhà
B. Bài mới :
Hoạt động1. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a, Luyện viết chữ hoa
HS tìm các chữ hoa có trong bài
GV viết mẫu và nhắc lại cách viết
b, Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
GV giới thiệu: Nguyễn Văn Trỗi (1940- 1964) là anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ,quê ở huyện Điện bàn, tỉnh Quảng Nam.
GV viết mẫu
c, HS viết câu ứng dụng
GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ:
Hoạt động2. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
GV nêu yêu cầu
Hoạt động3. Chấm, chữa bài.
GV thu vở chấm bài.
Nhận xét
C. Củng cố, dặn dò :
+ GV biểu dương những em viết chữ đẹp
Cả lớp viết bảng con
2 HS viết bảng lớp
Nhà Rồng, Nhị Hà
N,V,T
HS viết bảng con
HS đọc từ ứng dụng: Nguyễn Văn Trỗi
Cả lớp viết
Nguyễn Văn Trỗi
Cả lớp viết bảng con
HS đọc câu ứng dụng:
-Khuyên chúng ta phải bết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
HS viết bài vào vở
+ Viếtchữ Ng, T, V: 1dòng
+ Viết tên Nguyễn Văn Trỗi: 1 dòng
+ Viết câu ứng dụng: 1 lần
HS khá,giỏi viết câu ứng dụng 2 lần
Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2010
Tập đọc: CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I/Mục tiêu:
- Biết nghỉ ngơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ , khổ thơ.
- Hiểu nội dung của bài: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc (trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ..
II/Đồ dùng dạy học:- Tranh minh hoạ bài đọc
- Bảng phụ viết bài thơ
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Bài cũ: HS nối nhau kể lại câu chuyện : Ở lại với chiến khu và TLCH về nội dung mỗi đoạn
2/Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1: Luyện đọc:
a/ GV đọc diễn cảm bài thơ
b/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng dòng thơ- đọc từ khó
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
*HĐ2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1,2
+Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú?
- Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao?
+Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
+Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc được nhớ mãi?
*HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ:
HDHS học thuộc bài thơ
*HĐ4: Củng cố dặn dò:
4 HS nối nhau kể lại câu chuyện
HS theo dõi
HS nối nhau đọc , mỗi em đọc hai dòng thơ
-3 HS nối nhau đọc 3 khổ thơ
-Đọc từng khổ thơ trước lớp
- Giải nghĩa từ SGK, “bàn thờ” : nơi thờ cúng những người đã mất; con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ, Tết.
HS luyện đọc theo nhóm 3
3 HS nối nhau đọc lại bài
1 HS đọc toàn bài
-Lớp đọc thầm khổ thơ 1, 2 trả lời
. Chú Nga đi bộ đội; Sao lâu quá là lâu!, Nhớ chú, Nga thường nhắc: Chú bây giờ ở đâu, Chú ở đâu, ở đâu?
Lớp đọc thầm khổ thơ 3.
+ Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hy sinh, không thể trở về. Ba giải thích với bé Nga: Chú ở bên Bác Hồ:
HS thảo luận nhóm trả lời
Chú đã hi sinh./ Bác Hồ đã mất.Chú ở bên Bác Hồ trong thế giới của những người đã khuất./ Bác Hồ không còn nữa. Chú đã hi sinh và được ở bên Bác.
HS thảo luận nhóm trả lời
* Vì những chiến sĩ đó đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc. Người thân của họ và nhân dân không bao giờ quên họ.
HS luyện đọc thuộc lòng bài thơ
HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ TỔ QUỐC- DẤU PHẨY
I/Mục tiêu:
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp đúng các nhóm (BT1)
- Bước đầu biết kể về một vị anh hùng (BT2)
- Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3)
II/Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, phiếu bài tập
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáoviên
Hoạt động của học sinh
1/Bài cũ: Tìm hình ảnh nhân hoá trong các câu sau:
a/Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay.
b/ Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà.
2/Bài mới:
*HĐ1: HD mở rộng vốn từ về Tổ quốc
*Bài 1/17: Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS đọc lại các từ ngữ
- Tổ chức HS thảo luận nhóm làm bài
+ “giang sơn”: chỉ sông và núi nói chung nên dùng để chỉ đất nước, Tổ quốc
+ “kiến thiết”: xây dựng lại cho đẹp hơn. tốt hơn.
- Chọn 3 từ trong bảng đặt câu với từ đó?
*Bài 2/17: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn HS cách kể
- Tổ chức cho HS thi kể
- GV nhận xét tuyên dương
*HĐ2: Luyện tập về cách dùng dấu phẩy
*Bài 3/17: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập
*Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. năm 1419, ông giã làm Lê Lợi, phá vòng vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm. các con của ông là: Lê Lô, Lê Lộ và Lê Lâm đều là tướng tài, có nhiều công lao và đều hi sinh vì việc nước.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT
- GV nhận xét sửa bài
- Gọi vài HS đọc lại đoạn văn
*HĐ3: Củng cố dặn dò:
2 HS lên bảng làm bài
1 HS đọc
2 HS đọc phần từ ngữ
4thảo luận nhóm làm bài
- Các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
HS đặt câu- trình bày
2 HS nêu yêu cầu
HS theo dõi
1 HS kể mẫu
HS luyện kể theo nhóm đôi bạn
4 ,5 HS thi kể
2 HS nêu yêu cầu bài tập
HS theo dõi
Cả lớp làm bài vào vở
HS đọc lại đoạn văn
Chính tả:
TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I. Mục tiêu
* Rèn kĩ năng viết chính tả
- Nghe - viết chính xácbài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập 2 a/b.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2b.
- Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to cho 4 nhóm học sinh thi bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cho học sinh viết bảng con các từ: Thuốc men, ruột thịt, ruốc cá, trắng muốt, xe sơi, chia sẻ.
B. Bài mới:
Hoạt động1. Giới thiệu bài:
- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của bài.
Hoạt động2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc đoạn 1
- Giúp HS nắm nội dung bài: Đoạn văn nói lên điều gì ?
+ Hướng dẫn cách trình bày.
- Bài viết có mấy câu ?
- Chữ đầu câu đoạn viết như thế nào ?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ?
+ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh viết từ khó, dễ lẫn.
Hoạt động3.Viết chính tả.
Hoạt động4. Chấm bài
Hoạt động5. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Gọi 1 HS lên đọc yêu cầu của bài 2b/20
- Yêu cầu học sinh tự làm vào vở chính tả.
Bài 3/20:( dành cho HS khá,giỏi) Chơi trò chơi “Tiếp sức”
* Giáo viên nhận xét về chính tả, phát âm, số câu mỗi nhóm vừa đặt (ít nhất 4 câu / 1 nhóm )
C. Củng cố - dặn dò:
* Nhận xét bài viết, chữ viết của học sinh.
* Dặn: Về nhà viết lại những chữ viết sai.
- Học sinh viết bảng con
2 học sinh lên đọc lại
- Cả lớp đọc thầm
- Đoạn văn nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
- Có 7 câu
- Viết lùi vào 1 ô và viết hoa.
- Những chữ đầu câu
- Cả lớp viết bảng con
- lầy, thung lũng, lúp xúp, khuôn mặt, đỏ bừng.
- 3 học sinh lên bảng
-HS viết bài
-HS tự chấm bài
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2b
- 2 học sinh lên bảnglàm bài.
- Cả lớp làm vào vở chính tả
- Học sinh lên bảng thực hiện trò chơi bài 3.
-Chia làm 4 nhóm, mỗi HS trong nhóm đặt một câu rồi chuyền bút nhanh cho bạn.
Tập làm văn:
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: -Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa vào bài tập đọc đã học (BT1).
2. Rèn kĩ năng viết- Viết lại một phần nội dung báo cáo trên (về học tập,hoặc về lao động) theo mẫu (BT2)
II. Đồ dùng dạy học- Mẫu báo cáo ( BT2) để khoảng trống điền nội dung
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS tiếp nối kể lại câu chuyện: “ Chàng trai làng Phù Ủng” & trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” và trả lời câu hỏi (SGK/11)
B. Bài mới:
Hoạt động1. Giới thiệu bài:
Hoạt động2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1
- Gọi 1 vài học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Cho cả lớp đọc thầm bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “ Noi gương chú bộ đội”
- Báo cáo kết quả hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: Học tập & Lao động
GV gợi ý:
- Báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ cần phải như thế nào ?
- Cho học sinh hoạt động theo tổ
- Thi trình bày báo cáo trước lớp.
- Tuyên dương học sinh trình bày báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
* Bài tập 2:.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 2
GV gợi ý về cách trình bày từng phần: quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm, thời gian, tên báo cáo, người nhận báo cáo,…
- Mẫu báo cáo phải viết như thế nào ?
- Cho HS tưởng tượng mình là tổ trưởng viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
C. Củng cố - dặn dò:
* Giáo viên nhận xét tiết học, khen những học sinh làm tốt bài thực hành. Dặn dò.
- 2 học sinh lên bảng kể & trả lời câu hỏi b,c.
- Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
- HS đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua ‘Noi gương chú bộ đội” SGK/10
- Cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình ( không bắt chước máy móc các nội dung trong bài tập đọc ).
- HS sinh hoạt theo nhóm tổ báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng.
- Mỗi thành viên của tổ tự lập đóng vai tổ trưởng báo cáo kết quả trong tổ: lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin (thời gian 5 phút )
- Cả tổ nhận xét từng bạn đã đóng vai tổ trưởng.
- Học sinh các tổ dự thi báo cáo trước lớp.
- Bình chọn bạn có bảng báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng tự tin.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2
- Mẫu báo cáo phải viết ngắn gọn, rõ ràng.
- Học sinh viết mẫu báo cáo vào VBT
- Một số HS đọc mẫu báo cáo trên lớp.
- Cả lớp nhận xét
File đính kèm:
- Giao an tuan 20.doc