I/Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Biết một vài số viết bằng chữ số La Mã.
2. Kỹ năng: Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12(là các số thường gặp trên mặt đồng hồ, ) để xem được đồng hồ; số 20, 21 để đọc và viết về “thế kỷ XX”, “Thế kỷ XXI”.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án. Mặt đồng hồ có các số ghi bằng số La Mã.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3A Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi điểm.
-1 HS dọc yêu cầu của bài
-1HS lên bảng làm, cả lớp thực hiện vào phiếu bài tập
Bài giải
Số kg gạo đựng trong mỗi bao là:
28:7= 4(kg)
Số kg gạo đựng trong 5bao là:
4x5=20(kg)
Đáp số: 20kg gạo
* Bài 3: Cho HS cắt 8 hình tam giác và xếp
-Nhận xét, tuyên dương nhóm xếp đúng.
-1HS đọc yêu cầu.
-HS theo nhóm xếp hình
4/
4) Củng cố, dặn dò:
-Hệ thống lại bài.
-Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau “Luyện tập”.
-Nhận xét tiết học
- HS nhận xét giờ học.
Tập làm văn:
Tiết 3: Kể về lễ hội
I//Mục tiêu:
1.Kiến thức: Kể về lễ hội.
2.Kỹ năng: Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội(chơi đu và đua thuyền) trong SGK, HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
3. Thái độ: GDHS ý thức tự học tự rèn.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Giáo án. Sử dụng tranh có sẵn trong SGK.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III/ Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1/
1/ Ổn định:
5/
2/ Bài cũ:
-Nhận xét, ghi điểm.
- 4HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn. Trả lời câu hỏi về nội dung truyện.
30/
3/ Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Ghi tên bài
- 2 HS nhắc lại tên bài.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
-Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
2 HS đọc yêu cầu.
Quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. Kể trước lớp, cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn, lời kể tự nhiên……
VD:
+ Ảnh 1: Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ Chúc mừng Năm Mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Người chơi đu chắc phải dũng cảm. Mọi người chăm chú, vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niên, vẻ tán thưởng.
+ Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút……
4/
4/ Củng cố, dặn dò:
- Giáo dục HS kiên nhẫn trong học tập. Khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
Nghe
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Kể về một ngày hội
Nghe,
-Nhận xét chung giờ học.
1 HS nhận xét giờ học
Chính tả(Nghe –viết)
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Nghe – viết một đoạn trong truyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
+ Làm các bài tập phân biệt ên/ênh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết đúng, chính xác từ, có kỹ năng phân biệt chính tả.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết bài, giáo dục óc thẩm mĩ qua cách trình bày bài.
II/Đồ dùng dạy học: -GV: KHGD, viết sẵn bài 2b - -HS: Bảng con, SGK, vở.
III/Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/
1/ Ổn định.
- Hát
5/
2/KTBC:
-Đọc cho HS viết: mứt bí, bức tranh, bứt rứt, nóng bức.
-Nhận xét, ghi điểm.
-1 HS lên bảng viết. Các HS còn lại viết vào bảng con.
30/
3/Bài mới:
a.GTB: Ghi tựa bài
- HS nhắc lại
b.Hướng dẫn viết chính tả:
*Hướng dẫn HS chuẩn bị:
-Đọc đoạn viết lần 1
*Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày:
- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
+ Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai?
-GV đọc lần 2, hướng dẫn viết bài
-GV đọc lần â3
-GV đọc lần 4
-GV thu 5 vở chấm điểm và nhận xét
-HS tự rút từ khó ,viết bảng con: trời, hiển linh, giặc, nô nức, bờ bãi, tưởng nhớ.
-Đọc lại các từ vừa viết.
-HS nghe
-HS viết bài vào vở
-HS dò bài
-GV đọc lần 5,kết hợp gạch chân từ khó
-HS dò bài,sửa lỗi
c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
-Bài 2b:
-2 HS đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân.
GV dán lên bảng 3 tờ phiếu: mời 3 HS lên bảng thi đua làm bài
-3HS lên bảng thi đua làm
- Nhận xét bài làm của HS, ghi điểm, tuyên dương em nào làm bài đúng và nhanh.
- Đọc lại lời giải và làm vào vở.
Lệnh – dập dềnh – lao lên
Bên – công kênh – trên – mênh mông
4/
4/ Củng cố, dặn dò:
-GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả, sửa lỗi đã mắc trong bài
-HS nghe
-Chuẩn bị bài sau:“Rước đèn ông sao”.
-Nhận xét tiết học
-HS nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu phẩy
I/Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS::
Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm lễ hội(hiểu nghĩa từ: lễ, hội, lễ hội; biết tên một số lễ hội, hội; tên một số hoạt động trong lễ hội và hội.
Ôn luyện về dấu phẩy.
Kỹ năng: Mở rộng vốn từ. Dùng dấu phẩy hợp lý.
Thái độ: Khi nói – viết phải có đủ ý, không nói trống không.
II/Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án. 3 tờ phiếu viết nội dung BT1.
-4 băng giấy – mỗi băng viết một câu văn ở BT3.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
III/ Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/
1) Ổn định.
5/
2)Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị Hs
-Để ĐDHT lên bàn
30/
3) Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Ghi tựa bài
-2 HS nhắc lại
b)Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
BT này giúp các em hiểu đúng nghĩa các từ: lễ, hội và lễ hội. Các em cần đọc kỹ nội dung để nối nghĩa thích hợp ở cột B với mỗi từ ở cột A.
Chốt lời giải đúng
-1 HS đọc ND bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- 1HS đọc lại bài thơ Đồng hồ báo thức.
- Nghe HD.
- Làm bài cá nhân. Đại diện trả lời. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
* Bài 2:
- Phát phiếu học tập.
Đọc yêu cầu.
Trao đổi theo nhóm, viết nhanh tên một số lễ hội, hội và hoạt động trong lễ hội và hội vào phiếu.
Đại diện nhóm dán kết quả làm bài lên bảng, trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét, kết luận.
Tên một số lễ hội
Lễ hội đền Hùng, đền Gióng, chùa Hương, Tháp Bà, núi Bà, chùa Keo, Kiếp Bạc, Cổ Loa,……
Tên một số hội
Hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, đua voi, đua ngựa, thả diều, hội Lim, hội khoẻ Phù Đổng,……
Tên một số hoạt động trong lễ hội và hội
Cúng Phật, lễ Phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua môtô, đua xe máy, ném còn, cướp cờ, đánh đu, thả diều, chơi cờ tướng, chọi gà,……
* Bài 3:
* Lưu ý: Một số lễ hội nhiều khi cũng được gọi tắt là hội
-Chữa bài, ghi điểm
* Bài 3:
- Giúp HS nhận ra điểm giống nhau giữa các câu: mỗi câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân(với các từ vì, tại, nhờ).
- Chữa bài, ghi điểm.
Đọc yêu cầu.
Làm bài cá nhân.
4HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Ghi kết quả đúng vào vở.
Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.
Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.
Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
5/
4/Củng cố, dặn dò:
-Thu 1 số vở chấm điểm sửa bài
VN học bài và chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa HKII.
-Nhận xét tiết học
-Nghe
-Nhận xét tiết học
Luyện tập
I/Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tính chu vi hình chữ nhật.
3. Thái độ: HS có tinh thần tự học, tự rèn.
II/Đồ dùng dạy học: -GV: KHGD, SGK
-HS: SGK, VBT
III/ Hoạt động dạy – học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/
1. Ổn định
5/
2.KTBC: Gọi 1 HS lên bảng giải bài 1
-Nhận xét, ghi điểm
-1 HS lên bảng giải
30/
3. Bài mới:
a.GTB: Ghi tựa bài
-HS nhắc lại
b.Luyện tập:
*Bài 1:
-Đọc yêu cầu của bài.
Cho HS làm vào vở nháp
-Nhận xét, ghi điểm
-1HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp: Bài giải
Mỗi lô đất có số cây là:
2032:4= 508(cây)
Đáp số: 508 cây
*Bài 2: GV hướng dẫn theo 2 bước:
-Tính số quyển vở trong mỗi thùng
-Tính số quyển vở trong 5 thùng
-Đọc bài toán
+ 2135:7= 305(quyển)
+ 305x5= 1525(quyển)
-1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vởvào vơ.û Bài giải
Số quyển vở trong mỗi thùng là:
2135:7= 305(quyển)
Số quyển vở trong 5 thùng là:
305x5= 1525(quyển)
Đáp số: 1525 quyển
*Bài 4: GV hướng dẫn HS giải theo hai bước:
-Tính chiều rộng hình chữ nhật
-Tính chu vi hình chữ nhật
Sửa bài, ghi điểm.
-1HS đọc đề bài.
-1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở:
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
25-8=17(m)
Chu vi hình chữ nhật là:
(25+17)x2= 84(m)
Đáp số: 84 m
4/
4/Củng cố, dặn dò:
-Về làm bài 3 và chuẩn bị bài sau :“Luyện tập”.
-Nhận xét tiết học
-Nghe
-HS nhận xét
-------------------------------**************-----------------------------------
File đính kèm:
- them buoi lop 3.doc