A.Tập đọc
-Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
B.Kể chuyện
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 8 Năm 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I.Mục tiêu
A.Tập đọc
-Bước đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
B.Kể chuyện
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học: tranh SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: (5p)
trả lời câu hỏi 1, 2 trang 60
B. Bài mới: (55p)
Đọc từng câu
Đọc từng đoạn
Hiểu nghĩa các từ ngữ SGK
Đặt câu với từ: ngẹn ngào
C. Tìm hiểu bài
Câu 1/63 (SGK)
Câu 2/63 (SGK)
Câu 3/63 (SGK)
Câu 4/63 (SGK
Câu 5/ 63(SGK)
Luyện đọc lại
B.Kể chuyện:(15p)
Củng cố- dặn dò: (5p)
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
4 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bận.
Từ khó đọc: sải cánh, ríu rít, vệ cỏ, mệt mỏi
Những câu khó: Chuyện gì xảy ra......hỏi xem đi!
+Em nghẹn ngào trước tình cảm yêu thương của mẹ.
-Gặp cụ già ngồi ven đường, mệt mỏi, cặp mắt u sầu.
-Băn khoăn trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ mất gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.
-Bà cụ ốm nặng, phải nằm viện, khó qua khỏi
Trao đổi nhóm
Ví dụ: Ông cảm thấy nổi buồn được chia sẻ.
+ Nêu nhiều ý khác nhau.
-Kể từng đoạn của câu chuyện
Kể cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ (HS khá, giỏi)
Con người phải yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Tập đọc TIẾNG RU
I.Mục tiêu
-Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lí.
-Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, đồng chí. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ trong bài).
II.Đồ dùng dạy học: tranh SGK
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
Trả lời câu 1, 2 SGK/ 63
B. Bài mới
Đọc từng câu thơ ( hai dòng thơ).
Đọc từng khổ thơ
- Hiểu nghĩa từ mới SGK Tìm hiểu bài.
Câu 1/65 (SGK )
Câu 2/65 (SGK)
Câu 3/65 (SGK )
Câu 4/65
Câu 5/65
Củng cố - dặn dò
Bài thơ khuyên chúng ta điều gì?
-Học thuộc bài thơ.
2 HS Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già.
-HS quan sát tranh minh họa bài thơ SGK.
+ Từ khó đọc:
- mật, mùa vàng, nhân gian, đốm lửa...
+ Luyện đọc khổ thơ 2
Con ong làm mật,/ yêu hoa /
Con cá bơi,/yêu nước;//con chim ca,/yêu trời /
Con người muốn sống,/ con ơi /
Phải yêu đồng chí,/ yêu người anh em.//
-Ong yêu hoa vì hoa có mật giúp ong làm mật.
-Cá yêu nước vì có nước cá mới sống được.
-Chim yêu trời vì có bầu trời chim mới tung cánh hót ca, bay lượn.
+Một người không phải cả loài người /Sống một mình như đốm lửa tàn lụi.
+Nhiều người làm nên nhân loại.
-Núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.
-Câu 2 khổ thơ 1.
-Học lòng bài thơ
-Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
Chính tả CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
PHÂN BIỆT d / gi /r, uôn / uông.
I. Mục tiêu
-Nghe -viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT(2) a/b.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1) Hướng dẫn HS nghe- viết
a) Hướng dẫn chuẩn bị
Hỏi: Đoạn này kể chuyện gì?
-HS nhận xét chính tả
Hỏi:+ Đoạn văn có mấy câu?
+Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
+Lời ông cụ được đánh dấu bằng nhữngdấu gì?
+Từ khó viết:
Chấm 30 bài nhận xét cụ thể.
Bài tập 2/64 SGK
( lựa chọn)
Củng cố - dặn dò
Chuẩn bị bài chính tả nhớ Tiếng ru, viết ( khổ thơ 1, 2).
2 HS viết bảng, lớp viết BC.
nhoẻn cười, hèn nhát, kiên trung,
kiêng nể.
-Cụ già nói với các bạn nhỏ lí do cụ buồn: bà cụ ốm nặng, phải nằm viện, khó qua khỏi.
Cụ cảm ơn lòng tốt của các bạn. Các bạn làm cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn.
-7 câu.
-Các chữ đầu câu.
-Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1 chữ.
-Nêu những chữ viết hoa trong bài:
ngừng, lại, nghẹn ngào, xe buýt...
Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng g, gi hoặc r
Lời giải câu a) giặt - rát - dọc.
b) Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông
Lời giải câu b) buồn - buồng - chuông
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2009
Chính tả (NV) TIẾNG RU
I.Mục tiêu
-Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đúngcác dòng thơ, khổ thơ lục bát.
-Làm đúng BT(2) a/b
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1) Hướng dẫn HS nhớ - viết
a) Hướng dẫn chuẩn bị
-Nhận xét chính tả
+Bài thơ viết theo thể thơ gì?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy?
Dòng thơ nào có dấu gạch nối?
Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi?
Dòng thơ nào có dầu chấm than?
-HS nhớ viết 2 khổ thơ.
GV chấm 30 bài nhận xét chung.
2) Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 2/ 68 SGK ( lựa chọn)
Tìm các từ
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r
b) Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông.
Củng cố - dặn dò
Viết lại những chữ đã viết sai trong bài chính tả. Chuẩn bị bài ôn tập tiết 6.
2 HS lên bảng viết, lớp viết BC.
buồn bã, buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi.
-2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
-Thơ lục bát một dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chữ.
-Dòng 6 chữ viết cách lề vở 2 ô li. Dòng 8 chữ viết cách lề vở 1 ô li.
-Dòng thứ 2
-Dòng thứ 7
-Dòng thứ 7
-Dòng thứ 8
Từ khó viết: mùa vàng, nhân gian, lửa tàn, biển sâu,...
Lời giải:
Câu a) rán - dễ - giao thừa.
Câu b) cuồn cuộn- chuồng- luống.
Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: CỘNG ĐỒNG
ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
I.Mục tiêu
-Hiểu và phân loại đươc một số từ ngữ về cộng đồng (BT1).
-Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Làm gì? (BT3)
-Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
Bài tập 1/65 SGK
Bài tập 2/65 SGK
Bài tập 3/66 SGK
Bài tập 4/66 SGK
Củng cố - dặn dò
Học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ trong bài tập 2.
Bài tập 2 và 3 (tiết LTVC, tuần 7)
Làm miệng
Xếp những từ vào mỗi ô trong bảng phân loại
Những người trong cộng đồng
cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương
Thái độ, hoạt đồng trong cộng đồng.
cộng tác , đồng tâm.
Làm VBT
Mỗi thành ngữ , tục ngữ nói về một thái độ ứng xử trong cộng đồng. Em tán thành thái độ nào và không tán thành thái độ nào?
Lời giải:
-Tán thành thái độ ứng xử ở câu a, c: không tán thành với thái độ ở câu b.
Tìm các bộ phận của câu.
-Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Ai (cái gì, con gì )?” Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì?
+ Lời giải đúng.
Câu a) đàn sếu đang sải cánh trên cao.
Con gì? Làm gì?
Câu b) Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.
Con gì? Làm gì?
Làm phiếu học tập
-Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
a) Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
b) Ông ngoại làm gì?
c) Mẹ bận làm gì?
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. Mục tiêu
-Biết kể về một người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
-Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) (BT2)
II. Đồ dùng dạy: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
-Hướng dẫn HS làm BT
Bài tập 1/68 (SGK)
Bài tập 2/ 68 SGK
-Viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết từ 5 đến 7 câu có thể viết nhiều hơn.
Củng cố - dặn dò
HS chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp.
Chuẩn bị kiểm tra tiết 9.
Hai HS kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn, sau đó nói tính khôi hài của câu chuyện.
HS trả lời miệng
-1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý
Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
-Học sinh có thể kể 5 đến 7 câu sát theo những gợi ý SGK .
- Có thể kể nhiều câu về đặc điểm, hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em đối với người đó, tình cảm của người đó đối với gia đình em.
-HS khá, giỏi kể mẫu vài câu.
4 HS thi kể.
Làm VBT
-Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu).
-HS viết xong, 5 em đọc bài làm của mình cho lớp nhận xét.
Tập viết ÔN CHỮ HOA G
I.Mục tiêu
-Viết đúng chữ hoa G ( 1 dòng ), C, Kh ( 1dòng ); viết đúng tên riêng Gò Công
(1 dòng)
II. Đồ dùng dạy học
-Mẫu chữ viết hoa G
-Tên riêng Gò Công và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ
B.Bài mới
Hướng dẫn viết trên bảng con
a) Luyện viết chữ hoa
GV viết mẫu, nhắc lại cách viết.
b) Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
-GV giới thiệu: Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
c) Luyện viết câu ứng dụng
3) Hướng dẫn viết vào vở TV
+Viết chữ G: 1 dòng
+Viết chữ C, Kh: 1 dòng.
+Viết tên riêng Gò Công: 1dòng.
+Viết câu tục ngữ: 1lần.
3. Chấm 30 bài nhận xét cụ thể.
Củng cố- dặn dò
Luyện viết thêm ở nhà; học thuộc câu ứng dụng.
-Chuẩn bị bài ôn tập tiết 7.
2 HS viết bảng: Ê-đê, Em.
-HS tìm các chữ hoa có trong bài:
G, C, K.
-HS viết các chữ G, K trên bảng con.
-HS đọc từ ứng dụng.
-HS viết trên bảng con: Gò Công.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
-HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ: Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
-HS viết trên bảng con các chữ: Khôn, Gà.
-HS viết vào vở tập viết.
File đính kèm:
- tieng viet tuan 8.doc