Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 6 Năm 2009-2010

A. Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” với lời người mẹ.

-Hiểu ý nghĩa : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. ( Trả lời được các câu hỏi SGK).

B. Kể chuyện:

 -Biết sắp xếp các tranh ( SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 6 Năm 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009 Tập đọc BÀI TẬP LÀM VĂN I.Mục tiêu A. Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” với lời người mẹ. -Hiểu ý nghĩa : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. ( Trả lời được các câu hỏi SGK). B. Kể chuyện: -Biết sắp xếp các tranh ( SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa. II. Đồ dùng dạy học: tranh SGK. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Bài cũ: (5p) Trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK. B.Bài mới: (55p) Đọc từng câu Đọc từng đoạn Đặt câu với từ : ngắn ngủn Câu 1/ 47 (SGK) Câu 2/ 47 (SGK) Thảo luận nhóm 2 Câu 3/ 47 (SGK) Câu 4/ 47 (SGK) Kể chuyện (15p) Củng cố - dặn dò (5p) Nêu nội dung chuyện. 2 HS đọc bài: Cuộc họp của chữ viết. Từ khó đọc: loay hoay, rửa bát đĩa, ngắn ngủn, vất vả. Câu khó đọc: -Nhưng/ chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này? -Tôi nhìn xung quanh,...Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? -Chiếc áo ngắn ngủn. -Em làm gì để giúp đỡ mẹ? + Vì ở nhà mẹ Cô-li-a thường làm mọi việc. +Vì thỉnh thoảng Cô-li-a làm vài việc vặt. -Kể việc mới làm và kể những việc chưa làm như giặt áo lót, áo sơ mi và quần. “muốn giúp mẹ nhiều việc hơn...” a) Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm. b) Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ vì bạn nhớ ra việc bạn đã nói trong bài Tập làm văn. a) Xếp lại 4 tranh theo thứ tự trong truyện. b) Kể từng đoạn của câu chuyện (nhiều em). +Kể cả câu chuyện (HS khá, giỏi). HS nêu Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009 Tập đọc NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I.Mục tiêu -Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. -Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. (Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3). II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ (5p) Trả lời câu hỏi 1, 2/47 SGK. B.Bài mới (30p) -Đọc từng câu -Đọc từng đoạn -Đặt câu với từ nao nức, mơn man, bỡ ngỡ, ngập ngừng. Tìm hiểu bài Câu 1/ 52 (SGK) Câu 2/ 52 (SGK) Câu 3/ 52 SGK Câu 4/ 52 SGK Củng cố- dặn dò: (5p) -Về học thuộc cả bài. -Chuẩn bị cho bài tập làm văn tới. 2 HS đọc bài Tập làm văn. Từ khó: nao nức, mơn man, tựu trường quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng. Câu khó: Hằng năm,/ cứ vào cuối thu,/ lá ngoài đường rụng nhiều,/...tựu trường. -HS đặt câu -Lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối thu gợi cho tác giả nao nức nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường. -Cậu bé lần đầu đi học, thấy rất lạ nên nhìn mọi vật quanh mình cũng khác trước. -Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân; chỉ dám đi từng bước nhẹ; như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ; thèm vụng và ước ao mạnh dạn như những người học trò cũ biết lớp, biết thầy. -Học thuộc lòng một đoạn văn. -Học thuộc cả bài văn (HS khá, giỏi). Chính tả (NV) BÀI TẬP LÀM VĂN I.Mục tiêu -Nghe - viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. -Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/ oeo (BT2). -Làm đúng BT (3) a/b. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Bài cũ: (5p) Viết 4 tiếng có vần en/ eng. B.Bài mới: (30p) a) Hướng dẫn HS chuẩn bị Hỏi: Tìm tên riêng trong bài chính tả. +Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào? +Viết chữ ghi tiếng khó b) GV đọc cho HS viết vở c) Chấm 20 bài của HS C. Hướng dẫn HS làm BT chính tả Bài tập 2 trang 48 (SGK) Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? a) ( kheo, khoeo):...chân b) (khẻo, khoẻo):...người lẻo... c) (ngéo, ngoéo):...tay Bài tập 3 trang 48 (SGK) lựa chọn a) Điền vào chỗ trống s hay x? b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? Củng cố- dặn dò: (5p) Xem lại những từ viết sai. Chuẩn bị bài: Nhớ lại buổi đầu đi học. 2 HS viết bảng, cả lớp viết BC. -cái kẻng, thổi kèn, lời khen, dế mèn - Nêu nội dung bài viết: Chưa bao giờ Cô-li-a giặt quần áo. - Cô-li-a -Viết hoa chữ cái đầu tiên; đặt gạch nối giữa các tiếng. - làm văn, Cô-li-a, quần áo, lúng túng, ngạc nhiên,... Lời giải đúng a) khoeo chân b) người lẻo khoẻo c) ngoéo tay . Chọn bài 3a: Câu a) Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm. Cho sâu cho sáng mà tin cuộc đời. Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2009 Chính tả NHỚ LẠI BUỔI ĐI HỌC I.Mục tiêu -Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/ oeo (BT 1). -Làm đúng BT (3). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: (5p) B.Bài mới: (30p) Nội dung đoạn viết: -Nêu những chữ viết hoa trong bài. -Những chữ dễ viết sai: GV chấm 29 bài, chữa lỗi chính tả. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 (SGK) trang 52 Bài tập 3 SGK trang 52 (lựa chọn) Tìm các từ a)Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x. - Cùng nghĩa với chăm chỉ. - Trái nghĩa với gần. - (Nước) chảy rất mạnh và nhanh. b) Chứa tiếng có vần ươn hoặc ương. Củng cố - dặn dò: (5p) Viết lại các chữ đã viết sai. Chuẩn bị bài chính tả: Trận bóng dưới lòng đường. 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con -lẻo khoẻo, khỏe khoắn, bỗng nhiên, nũng nịu. -Tâm trạng của đám học trò mới: bỡ ngỡ, rụt rè. -Những chữ đầu câu viết hoa. -bỡ ngỡ, quãng trời, ngập ngừng, rụt rè, nép. Điền vào chỗ trống eo hay oeo: -nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu. + siêng năng + xa + xiết. -Cùng nghĩa với thuê: mướn -Trái nghĩa với phạt: thưởng -Làm chín bằng cách đặt trực tiếp trên than lửa: nướng. Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRƯỜNG HỌC DẤU PHẨY I.Mục tiêu -Tìm được một số từ ngữ về trường học qua bài tập giải ô chữ (BT1). -Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT2). II. Đồ dùng dạy học: Ô chữ như bài tập.Vở bài tập. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS. A. Bài cũ: (5p) Bài 1, 3 tiết LTVC tuần 5. B. Bài mới: (30p) Bài 1 trang 50 (SGK) -Trò chơi giải ô chữ, biết rằng các từ ở cột được in màu có nghĩa là buổi lễ mở đầu đầu năm học mới. Dòng 1 Dóng 2 Dòng 3 Dóng 4 Dòng 5 Dóng 6 Dòng 7 Dóng 8 Dòng 9 Dòng 10 Dòng 11 Bài 2 trang 51(SGK) -Chép các câu văn vào vở, thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp. Củng cố- dặn dò: (5p) Tìm thêm các từ nói về nhà trường. Luyện cách sử dụng dấu phẩy. Tìm giải các ô chữ trên báo. 2 HS làm miệng Thảo luận nhóm 2 Giải ô chữ -Lên lớp -Diễu hành -Sách giáo khoa. -Thời khóa biểu. Cha mẹ. -Ra chơi. -Học giỏi. -Lười học. -Giảng bài. -Thông minh. -Cô giáo. a) Ông em, bố em đều là thợ mỏ. b) Các bạn mới được vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi. c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội. Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2009 Tập làm văn: KỂ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC I.Mục tiêu -Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học. -Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). II. Đồ dùng dạy học: VBT III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: (5p) -Để tổ chức tốt một cuộc họp, cần phải chú ý những gì? -Nói về vai trò của người điều khiển cuộc họp. B. Bài mới (30p) 1.Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1/ 52 SGK Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó. Bài tập 2/ 52 SGK HS viết xong 3 em đọc lại bài viết, lớp và GV nhận xét. Củng cố - dặn dò: (5p) Xem lại bài viết. Chuẩn bị bài mới: Nghe kể: Không nỡ nhìn. Tổ chức cuộc họp. 2 HS lên bảng +HS xác định yêu cầu bài tập. -Nhớ lại buổi đầu đi học của mình, kể chân thật, có cái riêng. -Có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách tới lớp. -2 HS khá giỏi kể mẫu lớp nhận xét. -Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình. -Ba bốn HS thi kể trước lớp. +Nêu yêu cầu bài tập -Viết lại những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu. Tập viết ÔN CHỮ D; Đ I. Mục tiêu -Viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng ( 1dòng) và câu ứng dụng : Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ viết hoa D, Đ -Tên riêng Kim Đồng và câu tục ngữ viết trên dòng kẽ ô li. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: (5p) Viết các từ Chu Văn An, Chim B.Bài mới (30p) 1.Hướng dẫn HS viết trên bảng con. a) Luyện viết chữ hoa. b) Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng) c) Luyện viết câu ứng dụng. 2.Hướng dẫn viết vào vở TV +Viết chữ D: 1 dòng. +Viết chữ Đ, K: 1 dòng. +Viết tên Kim Đồng: 1dòng. +Viết câu tục ngữ: 1lần. 3.Chấm 29 bài nhận xét cụ thể. Củng cố- dặn dò: (5p) Em nào chưa viết song về nhà viết tiếp, học thuộc câu ứng dụng. 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết BC -Tìm các chữ có trong bài: K, Đ, D -Viết chữ D, Đ và chữ K trên BC. -Đọc từ ứng dụng: Kim Đồng +Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong. Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hy sinh năm 1943, lúc 15 tuổi. -HS viết BC -HS đọc câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn. +Hiểu nội dung câu tục ngữ: Con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành. -Viết bảng con chữ Dao. -HS viết vào vở.

File đính kèm:

  • doctieng viet tuan 6.doc
Giáo án liên quan