Tập đọc:
- Đọc đúng các từ ngữ:hớt hải, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo.
- Đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.
- Hiểu từ ngữ trong truyện
- Hiểu nội dung câu chuyên: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
Kể chuyện:
- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. Giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
- Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai. Nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 4 Trường Tiểu học Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn:… …../……../2008
Ngày giảng:.. …./…..…/2008
Tập đọc – Kể chuyện: Người mẹ
Yêu cầu:
Tập đọc:
Đọc đúng các từ ngữ:hớt hải, thiếp đi, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo...
Đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.
Hiểu từ ngữ trong truyện
Hiểu nội dung câu chuyên: Người mẹ rất yêu con. Vì con người mẹ có thể làm tất cả.
Kể chuyện:
Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. Giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai. Nhận xét, đánh giá đúng cách kể của mỗi bạn.
II. Đồ dùng dạy học: Theo sách hướng dẫn
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Luyện đọc:
Giáo viên đọc mẫu - đọc từng câu - đọc từng đoạn trước lớp.
Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện.
Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ: hớt hải, hoảng hốt, vội vàng.
Đọc từng đoạn trong nhóm
Các nhóm thi đọc, 4 học sinh đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
3- Tìm hiểu bài:
1 học sinh đọc đoạn 1 kể vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1
1 học sinh đọc đoạn 2:
? Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà.
Lớp đọc thầm đoạn 3
? Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà.
1 học sinh đọc đoạn 4
? Thái độ của Thần chết như thế nào khi thấy người mẹ?
? Người mẹ đã trả lời như thế nào?
Học sinh đọc thầm toàn bài, trao đổi trọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện.
4- Luyện đọc lại:
Giáo viên đọc lại đoạn 4
2 nhóm học sinh mỗi nhóm 3 em tự phân vai đọc diễn cảm đoạn 4, thể hiện đúng lời các nhân vật.
1 nhóm học sinh gồm 6 em tự phân vai đọc lại truyện
Lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
Kể chuyện
Giáo viên giao nhiệm vụ: Vừa rồi các em đã thi đọc truyện Người mẹ theo cách phân vai. Sang phần kể chuyện, nội dung trên được tiếp tục nhưng nâng cao thêm một bước: các em sẽ kể chuyện, dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
Hướng dẫn học sinh dựng lại câu chuyện theo vai.
Giáo viên nhắc học sinh: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách. Có thể kèm theo động tác, cử chỉ.
Học sinh tự tập nhóm và phân vai.
Học sinh thi dựng lại câu chuyện theo vai. Với lớp học sinh yếu, trong lần kể thứ nhất, giáo viên sẽ lời dẫn chuyện, 5 học sinh khác nói lời 5 nhân vật. Những lần kể sau, 6 học sinh kể tất cả các vai.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất.
Củng cố – dặn:
? Qua truyện đọc này, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ.
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
----------- a & b ------------
Ngày soạn:… …../……../2008
Ngày giảng:.. …./…..…/2008
Chính tả: Người mẹ
I. Yêu cầu: Theo sách hướng dẫn
H biết cách rèn chữ - giữ vở
Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn nghe, viết:
2, 3 học sinh đọc đoạn văn sẽ viết chính tả
Học sinh quan sát đoạn văn, nhận xét chính tả
+ Đoạn văn có mấy câu
+ Tìm tên riêng trong bài chính tả
+ Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn
Học sinh đọc thầm đoạn văn, tự viết ra nháp những chữ dễ viết sai
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài – giáo viên theo dõi uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút, nội dung bài viết của các em.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: lựa chọn
Cho học sinh làm bài tập 2a vào vở hoặc vở bài tập
3, 4 học sinh làm trên băng giấy (dán bài lên bảng -3, 4 học sinh làm bài tập 2b viết lời giải lên bảng) - đọc kết quả.
Lớp nhận xét – giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Lựa chọn: Lớp làm bài tập vào vở
Giáo viên mời 4học sinh thi viết nhanh t72 tìm được lên bảng, sau đó đọc kết quả.
Lớp và giáo viên nhận xét – chốt lại lời giải đúng.
Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhắc những học sinh viết sai chính tả về nhà sửa lỗi xem bài tập 2 và HTL các câu đố.
--------------------------------------- a & b -----------------------------------------
Ngày soạn:… …../……../2008
Ngày giảng:.. …./…..…/2008
Tập đọc: Ông Ngoại
Mục đích – yêu cầu: SGV
Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK;
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Lên lớp:
Bài cũ:
Đọc từng câu (phát âm từ khó), đọc từng đoạn (4 đoạn)
Giải nghĩa từ loang lổ
Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài
Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời:
? Thành phố sắp vào thu có gì đạp?
+ Một em đọc đoạn 2:
? Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào?
+ Một em đọc đoạn 3:
? Vì sao bạn nhỏ gọi Ông ngoại là người thầy đầu tiên?
Luyện đọc lại:
Giáo viên đọc mẫu đoạn 1.
Hướng dẫn cách nhấn giọng, ngắt giọng.
Bốn em thi đọc diễn cảm đoạn văn.
Hai em thi đọc toàn bài.
* Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học, yêu cầu về nhà học thuộc lòng bài thơ.
----------- a & b --------------------
Luyện từ và câu: Từ ngữ về gia đình
Yêu cầu:
Mở rộng vốn từ về gia đình.
Tiếp tục ôn kiểu câu: ai (cái gì, con gì), là gì
Đồ dùng dạy học: Theo SGK HD
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn làm bài tập:
a) Bài 1: Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Giáo viên chỉ những từ ngữ mẫu, giúp học sinh hiểu thế nào là từ ngữ chỉ gộp (chỉ 2 người).
Học sinh trao đổi theo cặp, viết nhanh ra nháp những từ ngữ tìm được.
Học sinh phát biểu ý kiến, giáo viên viết nhanh lên bảng – cả lớp và giáo viên nhận xét.
Nhiều học sinh đọc lại kết quả đúng. Lớp làm bài vào vở.
b) Bài 2: Một học sinh đọc nội dung bài. Lớp đọc thầm theo.
Một học sinh làm mẫu – lớp làm việc theo cặp hoặc trao đổi nhóm.
Một vài học sinh trình bày kết quả trên bảng lớp; nêu cách hiểu từng thành ngữ, tục ngữ. Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Lớp làm bài vào vở.
c) Bài 3: Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập.
Đặt câu theo mẫu Ai là g ì? để nói về 4 nhân vật trong các bài tập đọc đã học ở tuần 3 và tuần 4.
Giáo viên gọi 1 học sinh làm mẫu nói về bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len – giáo viên nhận xét.
Học sinh trao đổi theo cặp, nói tiếp về các nhân vật còn lại.
Học sinh nối tiếp nhau phát biểu ý kiến – giáo viên nhận xét các câu học sinh vừa đặt – Lớp làm bài vào vở.
Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhắc học sinh về nhà học thuộc lòng 6 thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3.
----------- a & b ------------
Ngày soạn:… …../……../2008
Ngày giảng:.. …./…..…/2008
Chính tả: Ông ngoại
Mục đích – yêu cầu: SHD
Đồ dùng dạy học: Theo SHD
Hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn nghe, viết:
2, 3 học sinh đọc đoạn văn
Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả
? Đoạn văn gồm mấy câu?
? Những chữ nào trong bài viết hoa?
Học sinh đọc đoạn văn, viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn.
Giáo viên đọc – học sinh viết bài vào vở
Chấm – chữa bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài (tìm 3 tiếng có vần oay)
Học sinh làm bài vào vở
Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài – học sinh làm cá nhân hoặc trao đổi theo cặp.
Giáo viên treo bảng phụ gọi 3 học sinh lên bảng thi giải nhanh bài tập. Sau đó từng em đọc kết quả.
Lớp và giáo viên nhận xét – lớp viết vào vở.
Củng cố – dặn:
Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài tập 2, ghi nhớ chính tả.
----------- a & b ------------
Ngày soạn:… ./..…../……../2008
Ngày giảng:.. ./....../....../2008
Tập làm văn: Nghe kể: Dại gì mà đổi...
Mục đích – yêu cầu: SHD
Đồ dùng dạy học: Theo SHD
Hoạt động dạy học
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Lớp quan sát tranh SGK, đọc thầm các gợi ý
Giáo viên kể chuyện lần 1 và hỏi học sinh
? Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé
? Cậu bé tả lời mẹ như thế nào
? Vì sao cậubé nghĩ như vậy
Giáo viên kể lần 2 – học sinh tập kể lại nội dung câu chuyện
+ Lần 1: 1 học sinh khá, giỏi kể
+ Lần 2: 5, 6 học sinh thi kể
Cuối cùng – giáo viên hỏi những học sinh vừa thi kể:
? Truyện này buồn cười ở điểm nào?
Lớp và giáo viên bình chọn những bạn kể chuyện đúng.
b) Bài 2: (Điền nội dung vào điện báo)
1 học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu điện báo
Giáo viên giúp học sinh nắm tình huống cần viết điện báo và yêu cầu của bài, giáo viên hỏi:
? Tình huống cần viết diện báo là gì?
? yêucầu của bài là gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh diền đúng nội dung vào mẫu diện báo. Chú ý giải thích rõ các phần:
+ Họ, tên, địa chỉ người nhận
+ Nội dung
+ Họ, tên, địa chỉ người gửi
2 học sinh nhìn mẫu điện báo trong sách làm miệng.
Lớp và giáo viên nhận xét.
Lớp viết vào vở những nội dung theo yêu cầu của bài tập.
Củng cố – dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà kể lại câu chuyện “Dại gì mà đổi”.
Nhận xét giờ học.
----------- a & b ------------
Tập viết: Ôn chữ hoa C
Mục đích – yêu cầu: SHD
Đồ dùng dạy học: SGK hướng dẫn
Hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn viết trên bảng con:
a) Luyện viết chữ hoa
Học sinh tìm các chữ hoa có ở trong bài
Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
Học sinh tập viết chữ C và các chữ S, N trên bảng con.
b) Luyện viết:
Học sinh đọc từ ứng dụng: Cửu Long
Học sinh tập viết trên bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng:
Học sinh đọc câu ứng dụng
Giúp học sinh hiểu nội dung câu ca dao.
Học sinh viết bảng con: Công, Thái Sơn, Nghĩa
3- Hướng dẫn viết vào vở Tập viết:
- Học sinh viết vào vở. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
4- Chấm, chữa bài:
5- Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học.
Ký duyệt:
File đính kèm:
- TIENG VIET LOP 3 TUAN 4 .doc